Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

10 mẹo chọn “huấn luyện viên” giỏi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.19 KB, 8 trang )

10 mẹo chọn “huấn luyện viên”
giỏi

Lãnh đạo trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể được hưởng
lợi từ việc “sở hữu” một huấn luyện viên kinh doanh giỏi.
Bởi lẽ đằng sau những phi vụ làm ăn kinh doanh mạo hiểm
luôn cần một sức mạnh điều khiển bạn nên tìm cho mình một
huấn luyện viên tài năng.

Họ có thể san sẻ bớt gánh nặng với công ty: giúp bạn tổ chức
hợp lý các tiến trình sản xuất, giúp bạn cải thiện những sáng kiến
marketing, và đóng góp đáng kể vào sự tồn tại, phát triển và
thành công trong doanh nghiệp của bạn.



Những “huấn luyện viên” kinh doanh cũng giống như các huấn
luyện viên trong các lĩnh vực khác, họ thường tập trung chuyên
môn vào một lĩnh vực cụ thể, họ có thể tập trung vào việc phát
triển sự nghiệp hay giải quyết các vấn đề tạo bàn đạp cho công ty
đạt được những thành tựu không nhỏ. Tuy nhiên, hãy lưu tâm
đến lời cảnh báo khi đưa ra quyết định, bởi huấn luyện kinh
doanh cũng là một ngành nghề tự điều tiết.

Dưới đây là 10 mách nhỏ để tìm một huấn luyện viên kinh doanh
dìu dắt doanh nghiệp của bạn đi đến đích của sự thành công.

1. Thăm dò các tập đoàn kinh doanh

Ví như, The Worldwide Association of Business Coaches (WABC)
của Mỹ là một trong những tổ chức cung cấp huấn luyện viên


chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho việc tư vấn hay huấn
luyện trong kinh doanh. Thành viên là những người được lựa
chọn và dựa trên những yêu cầu đáp ứng về tư cách, tiêu chuẩn
cao về đạo đức, liêm chính, và có trách nhiệm nghề nghiệp.

2. Dò hỏi những nguồn giới thiệu tin cậy

Thu thập những gợi ý, giới thiệu từ các nhà cung cấp dịch vụ tin
cậy, trong đó có thể là luật sư, kết toán, người lên kế hoạch tài
chính, chủ ngân hàng, tư vấn nhân sự hay những nguồn cung
cấp khác của bạn.

3. Nhắm trúng nhu cầu của chính bạn

Các huấn luyện viên kinh doanh có chuyên môn trong nhiều lĩnh
vực như: trí thông minh về cảm xúc, sức chịu đựng với những
biến động, hay đảm bảo được lợi nhuận cho công ty. Hãy suy xét
kỹ lưỡng vào lĩnh vực bạn cần sự hướng dẫn, cố vấn nhiều nhất
và hãy tìm một “huấn luyện viên” tốt nhất phù hợp với nhu cầu
của bạn.

4. Phỏng vấn kỹ lưỡng các ứng viên

Hãy phỏng vấn thận trọng một số ứng viên “huấn luyện viên” kinh
doanh, điều này sẽ tăng lợi thế để tìm ra một người thực sự hợp
với bạn. Quyết định này cũng quan trọng như việc lựa chọn
người luật sư uỷ quyền và một cố vấn tài chính. Do vậy, bạn cần
phải thận trọng và kiên nhẫn.

5. Hãy thảo ra một danh sách những câu hỏi sẽ phỏng vấn


Để tìm ra một “huấn luyện viên” phù hợp cho doanh nghiệp của
bạn, bạn sẽ cần đến những câu trả lời chi tiết cho những câu hỏi
cụ thể. Đó có thể là những câu hỏi liên quan đến kiến thức nền
trong kinh doanh, hay những câu hỏi về kinh nghiệm của ứng
viên trong vai trò “huấn luyện viên” cho những ông chủ kinh
doanh. Đâu là những thành tích chứng tỏ khả năng của họ trong
việc chỉ dẫn, huấn luyện hoặc các lĩnh vực liên quan khác? Đâu
là phong cách huấn luyện cá nhân của họ? Với những dạng
khách hàng nào họ có thể phát huy khả năng của mình tốt nhất?
Đâu là những vấn đề kinh doanh mà họ có khả năng nhất?

6. Giải thích tình huống chuyên môn của bạn và phản hồi
khẩn cấp

Khi phỏng vấn những “huấn luyện viên” kinh doanh tiềm năng,
đừng e ngại khi bày tỏ ý định tìm kiếm phản hồi sớm đối với
những vấn đề kinh doanh cá nhân. Hãy hỏi “huấn luyện viên” có
triển vọng xem anh hay cô ta đã trợ giúp các ông chủ khác trong
thời gian như thế nào trước những vấn đề hay thử thách bạn
đang đối mặt.

7. So sánh các phong cách làm việc

Cũng giống như các chuyên gia trị liệu hay những huấn luyện cá
nhân, mỗi “huấn luyện viên” cho doanh nghiệp có phong cách
riêng để huấn luyện một cách trực tiếp hay gián tiếp qua điện
thoại hoặc email,… Điều bạn quan tâm đó sẽ có thể là thời gian
giảng dạy, chi phí,… cho mỗi lần tập huấn đó. Hoặc có thể điều
quan trọng nhất chính là những kiến thức mà họ truyền tải đến

bạn. Phải chắc chắn rằng phong cách giảng dạy của họ phù hợp
với nhu cầu của bạn.

8. Tìm kiếm nguồn tham khảo

Hãy hỏi những ứng viên tiềm năng về danh sách người có thể
tham khảo quá trình làm việc của họ và tất nhiên đừng quên liên
lạc với họ. Điều cốt yếu để xác định xem liệu “huấn luyện viên”
kinh doanh tương lai của bạn có làm hài lòng khách hàng hay
không.

9. Can đảm tiến lên

Những mối quan hệ bền chặt được xây dựng dựa trên sự tin
tưởng, an toàn, trung thực, tương trợ với lượng thông tin phản
hồi có chất lượng, đây chính là kiểu mẫu mối quan hệ bạn cần
định hình cho “huấn luyện viên” tương lai của mình. Sau khi
phỏng vấn, hãy đối chiếu xem bạn cảm thấy thến nào và nghĩ ra
sao về người “huấn luyện viên” kinh doanh triển vọng này. Liệu
bạn có thể tin tưởng họ được không? Liệu bạn có thể để người
giám sát của bạn “nhẹ tay” với việc “khám phá” anh ta? Và liệu
bạn có thể thành thực với con người này? Con người bên trong
của bạn liệu có nói với bạn rằng đó là người phù hợp và có thể
tin tưởng hay vẫn cần đề phòng? Hãy can đảm tiến lên với quyết
định lựa chọn của bạn.

10. Hiểu rõ vai trò tương hỗ lẫn nhau

Một huấn luyện viên kinh doanh làm được việc sẽ giúp bạn xây
dựng những khả năng và nguồn lực nhằm đáp ứng một cách có

chủ định, khéo léo và tương thích với những thử thách trong
quản lý và lãnh đạo. Anh hay cô ta sẽ hướng dẫn bạn đưa ra
được những quyết định cụ thể. Sự trợ giúp, hỗ trợ này được thể
hiện như thế nào? Và bạn sẽ phản ứng ra sao với sự trợ giúp
đó?…

×