Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bí quyết duy trì khoảng cách trong công việc pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.81 KB, 9 trang )

Bí quyết duy trì khoảng cách trong
công việc

Để có mối quan hệ tốt đẹp trong công việc, bạn cần biết giữ
một khoảng cách thích hợp với đồng nghiệp, cấp trên và cả
với khách hàng, đối tác của mình.


Mơ hồ khoảng cách với cấp trên!



Thành, 24 tuổi, thời gian làm việc 1 năm.



Khi mới đi làm cũng như nhiều nhân viên khác muốn hòa nhập
với đồng nghiệp và cố gắng giữ khoảng cách với cấp trên. Thành
cho rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ. Nhưng chưa hết 3 tháng thử
việc anh đã bị cho nghỉ việc, bởi cấp trên cho rằng biểu hiện của
anh quá bình thường. Không lâu sau anh tìm được một công việc
mới, từ kinh nghiệm của việc làm trước, Thành thường xuyên tiếp
cận sếp: giành ghế ngồi cạnh, chủ động báo cáo công việc…
đồng nghiệp tỏ ra khinh miệt và xa lánh, càng bất ngờ hơn khi vô
tình nghe được lời nhận xét của sếp cho rằng anh là người thích
chơi trội!



Cách khắc phục: Bạn cần nhớ rằng, sếp là người đứng đầu của
những nhân viên khác, vì vậy khi muốn tiếp cận họ hãy quan sát


xem họ nhiệt tình với bạn không. Tính cách của sếp sẽ quyết định
đến khoảng cách giữa bạn và họ. Bạn không thể làm hài lòng tất
cả mọi người chỉ cần bạn không hổ thẹn với việc mình làm.



Phẫn nộ ! Bị người đồng nghiệp thân thiết nhất bán đứng!



Mai, 25 tuổi. Thời gian làm việc: 3 năm



Mai và Liễu cùng vào công ty và làm chung trong một bộ phận,
quan hệ giữa hai người khá thân thiết. Mai rất tin tưởng bạn mình
và kể mọi chuyên với Liễu, từ chuyện riêng tư đến công việc.
Nhưng không ngờ rằng chính người bạn thân đã phản bội cô: khi
người phụ trách bộ phân nghỉ việc, công ty đang xem xét lựa
chọn giữa Mai và Liễu lên vị trí đó. Về mọi mặt cả hai khá đồng
đều. Nhưng rốt cuộc, Liễu được thăng chức. Qua đồng nghiệp
khác, Mai biết được Liễu đã báo cáo lên cấp trên sự bất mãn của
Mai với công ty và lỗi cô mắc phải trong công việc.



Cách khắc phục: Trong công việc người có thể bán đứng bạn
thưòng là người mà bạn cho là thân thiết và gần gũi nhất. Cần
hiểu rằng, nhiều khi giữa đồng nghiệp là mối quan hệ cùng hợp
tác và cả cạnh tranh; khi hai người có cùng mục tiêu, thì người

bạn đó sẽ trở thành đối thủ của bạn; khi lợi ích giữa hai người bị
đe dọa mối quan hệ đó có thể mất đi, vì vậy hãy duy trì một
khoảng cách nhất định và biết giữ mồm miệng.



Làm khó! Khách hàng yêu cầu phân biệt rõ ràng



Nam, 27 tuổi. Thời gian làm việc: 5 năm.



Nam là nhân viên bán hàng, với anh duy trì mối quan hệ thân
thiện với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Với kinh nghiệm
trong nghề, anh và một số khách hàng quan trọng có mối quan hệ
thân mật như bạn bè. Điều này khiến đồng nghiệp hết sức
ngưỡng mộ. Nhưng mọi người không biết rằng để duy trì mối
quan hệ trên anh thường xuyên phải tốn vào các khoản chiêu đãi
và cung cấp cho khách hàng quen điều kiện thuận lợi nhất định
và lấy danh nghĩa của công ty cho các khoản gia tăng.



Cách khắc phục: Cùng chung lợi ích là điều kiện đầu tiên để bạn
và khách hàng cùng trở thành những người bạn, và lợi ích này
thường xuyên phát sinh sự xung đột. Vì vậy, khách hàng khó có
thể trở thành một người bạn theo đúng nghĩa. Biết giữ khoảng
cách nhất đinh giữa quan hệ làm việc và tình cảm, kiên quyết

không vi phạm nguyên tắc làm việc là tiền đề duy trì quan hệ bình
đẳng cùng có lợi giữ bạn và khách hàng.



Những điểm cần chú ý trong quan hệ công việc:



Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc không chỉ là vấn
đề khoảng cách, mà còn là:

- Xác định rõ vai trò của mình. Vai trò thường đi kèm trách nhiệm,
quyết định đến lập trường và cách xử lí công việc của bạn.

- Tôn trọng lẫn nhau. Muốn được người khác tôn trọng trước hết
bạn cần biết tôn trọng đối phương, cả vấn đề riêng tư và thành
quả công việc.

- Tuân theo nguyên tắc. Mỗi trò chơi đều có nguyên tắc qui định
riêng và công việc cũng không ngoại lệ.

- Quan niệm của số đông. Nảy sinh mâu thuẫn với đồng nghiệp
cần đứng ở góc độ toàn cục xem xét vấn đề, hãy nhẫn nại và biết
khoan dung.

- Duy trì khoảng cách. Giữ khoảng cách thích hợp với đồng
nghiệp, cấp trên và khách hàng.




Khoảng cách thích hợp nhất trong công việc



0.5m-1m: Đây là khoảng cách khi giao tiếp với đồng nghiệp, mức
độ này mang đến cảm giác thân thiết và gần gũi giữa hai bên.

1.5m: Là khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dưới, mức độ này có
thể gia tăng sự uy nghiêm của cấp trên mà vẫn giữ được cảm
giác gần gũi.


3m: Khi bạn báo cáo công việc với cấp trên khoảng cách này
hoàn toàn thích hợp, cho thấy sự tôn trọng của bạn.


3m-3.5m: Là khoảng cách giữa doanh nghiệp, nhân vật quan
trọng của quốc gia, hội nghị được tính giữa khoảng cách bàn.
Mức độ này đảm bảo không khí quan trọng, trang nghiêm, đồng
thời vẫn có được không gian thoải mái cho hai bên.


4m: Khi phỏng vấn đây là lựa chọn khá phù hợp, vừa có được sự
chính thức, quan trọng lại không ảnh hưởng đến độ rõ ràng khi
bạn trả lời, đồng thời giúp bạn có thể giao lưu ánh nhìn với nhà
tuyển dụng.

×