Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sếp nên làm gì đầu năm mới? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.75 KB, 4 trang )

Sếp nên làm gì đầu năm mới?

Năm mới đến đồng nghĩa với những thách thức mới và các cơ hội mới đang xuất
hiện. Là người lãnh đạo một doanh nghiệp, ngay từ những giờ đầu tiên của năm
mới, bạn nên chuẩn bị đưa ra những quyết định mang tính chất quyết định đối với
sự phát triển của công ty.
Xác định một tầm nhìn rõ ràng cùng các mục đích có thể đo lường chuẩn xác
Do việc này quan trọng, bạn nên chia sẻ với cấp dưới, đặc biệt là với các trợ lý đắc
lực của bạn. Một khi mọi người đã biết đích xác bạn đang muốn hướng doanh
nghiệp tới đâu thì họ cũng sẽ hiểu được cần hỗ trợ sếp ra sao trong cuộc hành
trình. Ắt hẳn mọi người sẽ trở nên nhiệt tình hơn với những đề xuất và sáng kiến
mới của bạn.
Yêu cầu từng nhân viên lập nên bản mục tiêu của chính mình
Hãy khuyến khích cấp dưới đặt ra những mục tiêu tổng quát nhằm giúp họ vươn
xa hơn đến những mục tiêu cao hơn và đạt được nhiều thành quả hơn họ nghĩ.
Thông thường, nếu các tiêu chuẩn đặt ra cao hơn cùng một nỗ lực lớn hơn thì khi
đạt được, kết quả sẽ trở nên tuyệt vời hơn.
Hãy sắp xếp thời gian để thảo luận về mục tiêu của từng phòng ban và từng nhân
viên. Thông qua các cuộc họp cấp phòng ban, bạn và mọi người cùng nhau xem
xét và điều chỉnh các mục tiêu của họ để chúng phù hợp với mục tiêu chung của
toàn doanh nghiệp.

Thông báo với mọi người về kỳ vọng của chính bạn
Hãy cung cấp những thông tin phản hồi về đánh giá của bạn đối với tác phong làm
việc hiện tại của đội ngũ nhân viên. Nên nêu rõ những nhân viên nào sẽ cần được
đào tạo hoặc bị giám sát nhiều hơn. Qua đó, bạn sẽ thúc đẩy được mọi người cùng
cố gắng.
Quản lý bằng việc “dạo quanh”
Nên dành nhiều thời gian hơn cho những việc bên ngoài phòng làm việc của bạn.
Hãy dạo quanh các phòng ốc trong tòa nhà của công ty để xem xét những gì đang
diễn ra và đừng vội vàng lướt qua các nhân viên mà bạn gặp.


Nên chủ động dừng lại trò chuyện với mọi người, đặc biệt là với những nhân vật
“chủ công”, có vai trò quan trọng đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình sản
xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua cuộc tiếp xúc ấy, hãy cố gắng tìm
hiểu xem họ muốn gì, thích gì và không thích gì trong công việc. Thấu hiểu được
đội ngũ nhân viên sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn về nhân sự.
Đào tạo chéo nhân viên
Nên coi trọng việc huấn luyện nhân viên các kỹ năng mới cho các nhân viên để họ
có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và có thể đảm trách cùng lúc nhiều công
việc hơn. Qua đó, giá trị của họ trong tổ chức sẽ ngày một cao hơn.
Đón chào những ý tưởng mới
Những ý tưởng tuyệt vời và các sáng kiến hay đôi lúc lại xuất phát từ những nơi
ngoài văn phòng hay vị trí làm việc. Vì vậy bạn nên nuôi dưỡng bầu không khí
làm việc phấn khởi, khuyến khích mọi nhân viên chia sẻ ý tưởng mới về cách cải
tiến tổ chức.
Dành thời gian cho việc vui chơi
Một quãng nghỉ giải lao giữa buổi làm việc không chỉ giúp các nhân viên xả bớt
căng thẳng, mà còn là cơ hội để họ trao đổi các suy nghĩ và ý tưởng mới. Vấn đề l
à
chính bạn hãy làm gương cho họ bằng cách trao đổi ý kiến của mình trong giờ
nghỉ giải lao.
Đưa ra lý do để ăn mừng
Ý tưởng này sẽ đặc biệt hiệu quả nếu bạn đang lên kế hoạch xây dựng một không
gian làm việc mới hướng theo những mục tiêu cụ thể. Khi công ty tiến hành tiệc
sinh nhật, một buổi lễ kỷ niệm hoặc biểu dương một thành tích đáng ghi nhận, mọi
nhân viên sẽ cảm thấy được trân trọng và cảm kích và vì thế họ sẽ sẵn sàng cố
gắng hơn. Chính những buổi liên hoan nho nhỏ sẽ có tác dụng tạo ra môi trường
làm việc tích cực hơn và đem lại nhiều cơ hội thành công hơn.



×