Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chiến thuật khi gặp một sếp kém cỏi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.83 KB, 14 trang )

Chiến thuật khi gặp một sếp kém cỏi
Rất thông thường, người ta có thể tưởng thưởng cho một kỹ
thuật viên lành nghề hay một công nhân bậc cao bằng cách
chuyển anh ta sang một chức vụ quản lý. Và trong nhiều trường
hợp, đó không chỉ là thiệt đơn mà còn là thiệt kép. Doanh nghiệp
có thể mất một kỹ thuật viên lành nghề để có một tay quản lý tồi.
Và trong nhiều trường hợp, cấp dưới của anh ta sẽ gặp phải một
cơn ác mộng vì phải làm việc dưới sự chỉ huy của một ông sếp tệ
hại. Chuyện này khá phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT), và đó cũng chỉ là một trong vô số viễn cảnh về những
ông sếp tệ hại.

William McQuiston, một giám đốc CNTT (CIO) của Công ty
Truman Medical Centers ở thành phố Kansas (Mỹ), đã gặp phải
tình huống như thế. Trước đây, McQuiston làm việc trong một
nhóm bốn người chịu trách nhiệm theo dõi hồ sơ đăng ký và
thanh toán viện phí tại một bệnh viện. Nhóm này có một trưởng
nhóm xuất thân từ một kỹ thuật viên vi tính, được đề bạt vào
chức vụ quản lý nhờ năng lực kỹ thuật. Anh ta không tin tưởng
một ai trong nhóm. Anh ta sống khép kín, và không chia sẻ những
thông tin cần thiết với đồng nghiệp cũng như những người khác
mà anh ta cần phải thiết lập mối quan hệ công tác. McQuiston, do
có đến 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, là
người thường được đồng nghiệp tin tưởng và nhờ giải quyết các
vấn đề chuyên môn hóc búa, và điều đó càng khiến ông bị tay
trưởng nhóm tỏ ra lạnh nhạt và đề phòng.

Theo lời nhà tư vấn Paul Glen, Chủ tịch Công ty C2 Consulting ở
Los Angeles, thì rất ít người trong số các vị sếp đó có thể trở
thành những nhà quản lý tốt nếu họ được cất nhắc không đúng
chỗ. Các tiêu chí như năng lực kỹ thuật hay một cá tính nổi trội


thường là những yếu tố được xem xét đến để cất nhắc trong khi
lẽ ra điều quan trọng hơn phải là tố chất nhiệt tình giúp đỡ người
khác. Glen nói: “Một nhà quản lý tốt tìm thấy sự hài lòng trong
việc giúp người khác tăng cường hiệu quả công việc, chứ không
phải bản thân mình là người có hiệu quả nhất trong bộ phận.”
Trong những trường hợp gặp phải một ông sếp dở tệ như vậy,
bạn cần phải làm gì nếu không muốn từ bỏ công việc ? Sau đây
là một vài gợi ý giúp bạn vượt qua môi trường làm việc khó khăn
đó.


Tập trung vào công việc

Một trong những cách thức hữu hiệu để vượt qua tình trạng khó
khăn là tập trung vào công việc, không để bị xao lãng, thay vì tổn
hao tâm lực vì bị lôi cuốn vào vòng xoáy của một cá tính khó chịu.
Đó là cách mà McQuiston thực hiện. "Điều đó thật không dễ chịu
chút nào, nhưng tôi giữ một nguyên tắc quan trọng là duy trì động
lực làm việc của mình", McQuiston nói. Bởi vì tập trung toàn lực
vào công việc, McQuiston sau đó nhận ra rằng cả nhóm đều
muốn ông tiếp nhận vai trò quản lý. Vì vậy, khi vị trưởng nhóm
được thông báo ân hạn sáu tháng để đi tìm một việc làm mới,
McQuiston đã được giao nhiệm vụ lãnh đạo nhóm để cải tiến hệ
thống quản lý bằng CNTT.


Đi đường vòng

Tương tự như vậy, khi John Wade, hiện là CIO thuộc Công ty
Health System ở Kansas, bắt đầu làm công việc CNTT tại

Polaroid Corp., ông ta ngay lập tức nhận ra mặt tiêu cực trong
tính cách của sếp mình. Mặc dầu là một người hướng ngoại và
có khoa ăn nói khi tiếp xúc với đồng nghiệp và cấp trên, sếp của
John Wade lại hay gây gổ và không hỗ trợ nhân viên của mình.
Wade nói: “Bạn lúc nào cũng phải mày mò phán đoán các tình
huống.” Cả ba người còn lại trong nhóm đều cảm thấy ngột ngạt,
nhưng họ thống nhất với nhau là sẽ không than phiền chuyện đó
ra ngoài, vì theo lời Wade, "chúng tôi hình dung ra rằng cấp trên
của sếp nghĩ rằng anh ta làm việc có hiệu quả".

Wade vẫn muốn làm việc tại Polaroid, và do vậy, thay vì chịu khổ
sở sống trong cái bóng của tay trưởng nhóm, Wade quyết định
tìm cách bộc lộ năng lực của mình cho bất cứ ai khi điều kiện cho
phép. "Tôi hiểu ra rằng sếp của mình không hỗ trợ mình, do vậy,
tôi phải làm việc gấp đôi để thành công và vượt qua", Wade cho
biết.

Cuối cùng, sau khi công ty có sự thay đổi cấp lãnh đạo, vị trưởng
nhóm được điều chuyển qua một bộ phận khác. Vị sếp mới là
một người khó tính, nhưng là người biết kích thích người khác
làm việc bằng 110% năng lực của mình, theo Wade.

Khi áp dụng chiến thuật đường vòng này, các nhân viên trong
nhóm ít có điều kiện trao đổi, nói chuyện với vị trưởng nhóm, trừ
khi họ biết rằng cuộc trao đổi đó là cần thiết và có ích. Theo lời
Scott Berkun, một nhà tư vấn độc lập về quản lý dự án và thiết kế
sản phẩm, thì "người ta hoàn toàn có thể có được một mối quan
hệ công việc ổn thỏa với sếp mà không cần phải trao đổi, tiếp xúc
nhiều". Điều quan trọng là bạn và sếp của mình thống nhất với
nhau được về mục tiêu công việc, còn các chuyện khác không

nên xem là quá quan trọng.


Hành động

Chấp nhận tình trạng không phải luôn luôn là chiến thuật tốt nhất.
Đôi khi bạn cần đặt các nhu cầu của mình lên bàn một vị sếp khó
chịu nhưng kém cỏi, ít nhất để xem anh ta phản ứng ra sao.
Bước đầu tiên trong chiến thuật này là phải xác định được nhu
cầu của mình, chẳng hạn phạm vi quyền hạn của bạn, yêu cầu về
các nguồn lực, hoặc phạm vi công việc để bạn tự chịu trách
nhiệm về thành công hay thất bại của mình.

Theo Berkun, "một khi bạn đã xác định được yêu cầu của mình,
hãy trình bày chúng theo thứ tự ưu tiên cho sếp hiểu. Nếu phản
ứng của sếp là không thuận lợi, ít ra thì bạn cũng nắm được một
cách chính xác tình huống của mình, để từ đó bạn biết cách hành
xử trong phạm vi được phép".

Đó cũng là chiến thuật mà Wade đã thực hiện khi ông tiếp nhận
một công việc tại Bệnh viện Nhi đồng ở Boston trong thập niên
1970. Wade lúc đó không có ấn tượng tốt về ông sếp, nhưng
nhìn ra được tiềm năng phát triển mạnh của bệnh viện và thích
môi trường làm việc ở đó. "Tôi đã tìm cách vượt qua tình trạng
này vì tôi hiểu rằng trong vòng năm năm tay trưởng nhóm này sẽ
chuyển đi nơi khác", Wade nói. Nhưng bảy tháng đầu tiên quả là
một cơn ác mộng với Wade. Vị sếp này tìm đủ mọi lý do để tổ
chức vài cuộc họp khẩn mỗi tuần vào lúc 4 giờ 30 chiều, triệu tập
mọi thành viên trong tổ CNTT. Nhưng vị sếp đó chưa bao giờ
tham dự hết một cuộc họp thường kéo dài ba tiếng, và luôn tìm

cách rút lui lúc 6 giờ 15, Wade nói.

Theo suy diễn của Wade thì vị sếp - trước đây vốn xuất thân từ
một nhân viên bán hàng - cảm thấy không đủ năng lực để giải
quyết những vấn đề phát sinh, và cho rằng nếu ông ta triệu tập
các trưởng phòng lại, thì tự họ sẽ tìm cách giải quyết vấn đề với
nhau.

Một ngày nọ, Wade quyết định phản ứng lại. Ông bước vào
phòng của vị sếp và nói: "Khi anh không có mặt ở đó để điều
khiển cuộc họp, chúng tôi đã kết thúc các cuộc họp mà không giải
quyết được những vấn đề đặt ra ở đầu cuộc họp. Do vậy lần tới,
nếu có cuộc họp để giải quyết một vấn đề khẩn cấp, tôi sẽ cầm
theo một lá đơn, và đó sẽ là lá đơn thôi việc". Chiến thuật đó có
hiệu quả, các cuộc họp sau đó được lên kế hoạch tốt hơn với một
thời lượng hợp lý hơn, và vị sếp cũng có mặt suốt cuộc họp để
điều khiển. Anh ta sau đó đã làm việc có hiệu quả hơn. Nhưng
cuối cùng, anh ta cũng được thuyên chuyển công tác, và Wade
lên nhận chức CIO của bệnh viện.

Cho dù Wade đã thành công, thì theo Paul Glen, khi làm việc với
một vị sếp kém cỏi, bạn phải hoặc chấp nhận tình trạng đó và
hành xử cho phù hợp, hoặc lên kế hoạch thôi việc. Vậy thì các
sếp có thể trở nên hiệu quả hơn hay không ? Câu trả lời là có,
một khi các sếp nhận ra rằng mình đã hành xử sai. Nhưng chờ
đợi điều đó cũng giống như chờ trúng xổ số. "Bạn không thể
huấn luyện cho sếp của mình", Glen nói.
Phối hợp với đồng nghiệp, sự thành công của nhân viên chuyên
nghiệp


Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác bạn như được chắp thêm đôi
cánh. Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm
vẫn chưa đủ tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. Bạn cần biết
cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp. Tựa như những viên
gạch, sự phối hợp ăn ý giữa các đồng nghiệp sẽ tạo nên một ngôi
nhà vừa đẹp vừa bền.

Ngoài gia đình và bạn bè, các đồng nghiệp chính là lực lượng
quan trọng có thể giúp bạn giải tỏa stress, chống lại bệnh tim và
huyết áp.

Căng thẳng do áp lực của công việc là điều bạn không thể tránh
khỏi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tận hưởng “liều thuốc đồng nghiệp”
một cách triệt để. Được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác cũng có
nghĩa là bạn được chắp thêm đôi cánh.


Câu chuyện về viên ngọc và hạt cát

Người Nhật đã từng có cách ví von rất hay về tinh thần hợp tác
làm việc. Họ cho rằng, mỗi người là một viên ngọc. Thế nhưng,
những viên ngọc ấy chẳng chịu tìm cách kết dính vào nhau. Kết
quả: chúng không tạo nên một sản phẩm nổi bật nào cả.

Họ cũng lấy làm tự hào khi nhìn nhận: mỗi người Nhật chỉ là một
hạt cát rất nhỏ. Điểm đặc biệt là nhiều hạt cát biết làm nên vương
miện ngọc trai.


Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


Ai chẳng từng mơ ước trở thành một hạt ngọc rực sáng trên
chiếc vương miện ngọc trai. Mười bí quyết sau đây sẽ giúp bạn
góp phần khơi “ngọc” trong tập thể làm việc của mình:

1. Nêu cao tinh thần hợp tác hơn là ganh đua với đồng nghiệp.
Chẳng ai có thể quay lưng với người có thái độ cầu thị. Bạn hãy
thử gọi: “Vừng ơi…”, cánh cửa khắc sẽ mở ra.

2. Thường xuyên chia sẻ những đề nghị, ý kiến, thông tin của
mình với mọi người trong công ty. Đấy chính là biện pháp tốt nhất
để bạn và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc
của nhau. Nếu không nói ra, chẳng ai biết. Thế sao bạn lại còn
ngại ngùng?

3. Lắng nghe ý kiến của các cộng sự trước khi khéo léo bày tỏ sự
đồng tình hay phản bác. Thái độ độc tài, bảo thủ sẽ khiến bạn
lâm vào ngõ cụt.

Trước một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách quan sát và đánh
giá khác nhau. Ý kiến của cá nhân bạn có thể đúng nhưng chưa
chắc đã đủ. Cùng chung vai góp sức giải quyết, ắt hẳn con
đường đi đến thành công sẽ bớt những gập ghềnh, chông chênh.

4. Ủng hộ các quyết định của tập thể ngay cả khi bạn không hoàn
toàn nhất trí. Như thế sẽ tốt hơn nếu bạn không muốn biến mình
thành một kẻ lập dị, chơi trội.

Bạn còn nhớ một quy tắc bất thành trong cuộc sống: "Đa số
thắng thiểu số"? Vì thế, hãy sống cùng tập thể, đừng tách mình ra

khỏi cộng đồng.

5. Luôn chủ động thực hiện phần việc của mình. Điều này sẽ
khẳng định sự cần thiết và tài năng của bạn với những công việc
chung.

6. Không nên làm hộ phần việc của người khác với các lí do sau:

- Vô tình, bạn sẽ tạo nên tính ỷ lại trong các đồng nghiệp và tập
thể.

- Mỗi người chỉ cóc lượng thời gian nhất định, đủ để giải quyết
những công việc của mình. Nếu ôm đồm quá cùng lúc nhiều việc,
chẳng khác nào bạn đã mua dây để buộc lấy mình.

7. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao kỹ năng, kiến thức
cũng như thái độ làm việc.

8. Trao đổi ngay với các cộng sự về những thay đổi hay vấn đề
nảy sinh trong công việc.

Quỹ thời gian ở văn phòng của bạn còn nhiều hơn ở gia đình. Vì
thế, nếu chỉ "bằng mặt mà không bằng lòng", quả là chẳng dễ thở
chút nào.

9. Nếu một thành viên lỡ gây sai sót, hãy nhiệt tình giúp đỡ họ gỡ
rối.

10. Cuối cùng, dù ở vị trí nào, bạn cũng nên cư xử với đồng
nghiệp bằng sự tôn trọng.


Chìa khóa đã nằm trong tay bạn còn chờ gì nữa?


×