Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần biết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.46 KB, 3 trang )

Tiểu đường thai kỳ và những điều cần
biết



Những phụ nữ bị chứng tiểu đường trong thời gian thai kỳ sau này có nhiều khả năng
phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 hơn những phụ nữ khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn có
thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và thường xuyên rèn luyện thể chất.
Có thể gây biến chứng khi sinh nở

Nếu lần đầu tiên hàm lượng đường trong máu ở người phụ nữ quá cao khi mang thai, thì
thai phụ đã bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này thường tự hết sau khi sinh
nở.


Lượng đường trong máu cao khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe
của cả thai phụ và thai nhi. Thể trạng thai nhi có thể phát triển lớn, dẫn đến nhiều biến
chứng trong quá trình sinh nở. Trẻ khi sinh ra thường có hàm lượng đường trong máu
thấp. Nhưng qua điều trị, hầu hết phụ nữ bị chứng tiểu đường thai kỳ đều có thể kiểm
soát được hàm lượng đường trong máu và đứa bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.

Những phụ nữ bị chứng tiểu đường thai kỳ sau này có nhiều khả năng phát triển thành
bệnh tiểu đường type 2 hơn những phụ nữ khác. Bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm
nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2 bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, ăn
những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và tăng cường hoạt động thể chất.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường ở thai kỳ

Tuyến tụy tạo ra một loại hormon, gọi là insulin. Hormon này giúp cơ thể sử dụng và duy
trì mức độ đường trong máu một cách chính xác. Quá trình này nhằm giữ cho hàm lượng
đường trong cơ thể bạn ở mức an toàn. Khi bạn mang thai, nhau thai sản xuất ra những


loại hormon gây khó khăn cho việc vận hành chất insulin trong máu. Tình trạng này gọi
là hiện tượng cơ thể kháng insulin.

Những phụ nữ mang thai có thể bị tiểu đường khi tuyến tụy của họ không tiết đủ lượng
insulin để duy trì mức độ đường trong máu ở phạm vi an toàn.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh?

Đôi khi, những phụ nữ mang thai có các triệu chứng liên quan đến các dạng tiểu đường
khác mà họ không biết, như thường xuyên khát nước, tiểu nhiều, gia tăng cảm giác đói,
mắt mờ khi nhìn.

Trong lúc mang thai, hầu hết phụ nữ đều đi tiểu nhiều hơn bình thường và mau đói, vì
vậy khi bạn có những dấu hiệu này không có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Trao đổi với
các bác sĩ trong trường hợp bạn có những biểu hiện này để tiến hành xét nghiệm tiểu
đường vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

Chẩn đoán

Hầu hết phụ nữ mang thai nên tiến hành xét nghiệm chứng tiểu đường thai kỳ vào giữa
thời điểm từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nếu bác sĩ cho rằng bạn có nhiều khả năng bị
chứng tiểu đường thai kỳ, việc xét nghiệm có thể sẽ được chỉ định tiến hành sớm hơn.

Chứng tiểu đường thai kỳ có thể được chẩn đoán sau hai lần xét nghiệm máu. Trong xét
nghiệm lần đầu, mức độ đường trong máu sẽ được kiểm tra một giờ sau khi bạn uống một
tách nhỏ nước ngọt. Trong trường hợp hàm lượng đường trong máu quá cao, bạn cần
kiểm tra lượng gluco ba giờ sau đó. Nếu lúc này hàm lượng đường trong máu của cơ thể
vẫn trên mức an toàn, điều đó có nghĩa bạn đã mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Điều trị


Nhiều phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát hàm lượng đường trong
máu bằng cách thay đổi chế độ ăn và thường xuyên rèn luyện thể chất. Những thói quen
lành mạnh này cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa mắc chứng tiểu đường thai kỳ và tiểu
đường type 2 sau này.

Để điều trị chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiểm tra mức độ đường trong máu ở nhà và
khám sức khỏe thường xuyên. Có thể bạn sẽ cần tiêm insulin bổ sung để giúp kiểm soát
lượng đường trong máu. Lọai insuline nhân tạo này sẽ kết hợp với lượng insulin do cơ
thể sản xuất ra giúp duy trì mức độ đường trong máu của bạn được ổn định và an toàn.

×