Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.27 KB, 61 trang )

A. PHẦN LÍ THUYẾT.
I. PHẦN CHUNG
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1.Vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương
- Nằm gần trung tâm của khu vực Đơng Nam Á
- Vị trí dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Hệ tọa độ:
+Trên đất liền:
* Điểm cực Bắc: 23027’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
* Điểm cực Nam: 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
* Điểm cực Tây: 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
* Điểm cực Đông: 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa.
+ Nếu tính cả các đảo, thì hệ tọa độ nước ta kéo dài tới tận 6050’B, từ khoảng 1010Đ đến
117024’Đ trên biển Đông
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ số 7.
2. Phạm vi lãnh thổ:
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất:
+ Diện tích: 331212 km2 ( bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo), được giới hạn bởi
đường biên giới với các nước láng giềng và bờ biển.
+ Đường biên giới dài 4600 km, trong đó biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1400 km, Việt
Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài 1100 km. Phần lớn biên giới nằm ở miền
núi, vì vậy việc thơng thương với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành ở một số cửa khẩu thuận
lợi.
+ Đường bờ biển dài 3260 km, tạo điều kiện cho nước ta khai thác những tiềm năng to lớn ở
Biển Đơng.
+ Nước ta có khoảng 4000 đảo, phần lớn ở ven bờ và có 2 quần dảo ngồi khơi xa trên biển
Đơng : Hồng Sa ( Đà Nẵng ) và Trường Sa ( Khánh Hòa )
- Vùng biển: bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm
lục địa. Nước ta có chủ quyền trên vùng biển rộng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.


+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phiá trong đường cơ sở, được xem như bộ
phận lãnh thổ trên đất liền.
+ Lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở về phía biển, là vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, nằm ngồi lãnh hải, là vùng biển được qui định nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp giáp với lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng biển
rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước có tồn quyền về kinh tế nhưng các nước khác có quyền
đặt ống dẫn, cáp quang và được tự do hàng không, hàng hải.
+ Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và phần đất dưới đáy biển, có độ sâu khoảng 200 m
hoặc hơn nữa.
- Vùng trời: là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
3.Ý nghĩa của vị trí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam:
a. Ý nghĩa tự nhiên:
- Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nằm trong
vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa, có nguồn
- Nằm tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề hai vành đai sinh khoáng của thế giới, trên đường di
cư của các luồng động thực vật nên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng đặc biệt là khoáng sản và
sinh vật
- Tự nhiên có sự phân hóa đa dạng giữa miền bắc và miền nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển,
hải đảo. hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
1


- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…nên cần có biện pháp phịng chống
b.Ý nghĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phịng:
- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển và sân bay, tạo điều kiện
để nước ta giao lưu thuận lợi với các nước và khu vực.
- Tạo thuận lợi để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước thu hút vốn, kĩ thuật
phát triển các vùng và các ngành kinh tế.

- Tạo vị trí liền kề cùng với những nét tương đồng về văn hóa, lịch sử tạo thuận lợi để nước ta chung
sống hịa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển
- Hình thành một cộng đồng dân tộc với 54 thành phần dân tộc
- Có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phịng
- Biển Đơng, đối với nước ta là hướng chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Những giai đoạn chính trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam:
- Giai đoạn Tiền Cambri
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn Tân kiến tạo
2. Giai đoạn Tiền Cambri: giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam:
- Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam. Giai đoạn nầy
kéo dài 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm
- Chỉ diễn ra trên phạm vi nhỏ của lãnh thổ nước ta ( Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung
Bộ)
- Các điều kiện cố địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu. Sự sống xuất hiện nhưng còn ở dạng sơ khai
nguyên thủy như tảo, động vật thân mềm.
3.Giai đoạn Cổ kiến tạo:
- Diễn ra trong thời gian khá dài( 477 triệu năm) , gồm đại Cổ Sinh và Trung Sinh
- Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta.
+Lãnh thổ có nhiều khu vực chìm dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các
pha uốn nếp
+ Trải qua các kì vận động tạo núi Calêđơni, Hecxini ( đại Cổ sinh) và Inđơxini, Kimêri ( đại
Trung Sinh).
+ Đất đá có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), mác ma và đá biến chất.
+ Hình thành nhiều mỏ khoáng sản ( than ở Quảng Ninh, Nông Sơn), các mỏ kim loại (đồng, sắt,
thiếc, vàng, bạc, đá quý).
+ Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi
+ Nhiều bộ phận lãnh thổ được hình thành: khối Thượng nguồn sơng Chảy, khối nâng Việt Bắc,

địa khối Kon Tum (Cổ Sinh), núi ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, khối Cực Nam Trung Bộ
( Trung Sinh)
- Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển.
- Về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã được hình thành.
4. Giai đoạn Tân kiến tạo:
- Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất, mới bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn đang tiếp diễn.
- Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của kỳ vận động tạo núi AnpơHymalaya và những biến đổi khí hậu có qui mơ tồn cầu
- Là giai đoạn tiếp tục hồn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm
như hiện nay:
+ Địa hình núi được nâng lên và trẻ lại
+ Các đồng bằng được bồi tụ
+ Các mỏ ngoại sinh ( than, dầu khí, bơ xít..) được hình thành
- Các điều kiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm phát triển mạnh

2


ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1.Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
- Trên cả nước đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85%, núi cao chỉ chiếm 1% diện tích.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình có sự phân bậc (do vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại)
- Thấp dần từ TB xuống ĐN
- Có hai hướng chính là TB-ĐN ( Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vịng cung ( Đơng Bắc và Trường
Sơn Nam)
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (địa hình xâm thực và bồi tụ)
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Địa hình đã bị biến đổi

- Nhiều dạng địa hình nhân tạo
2. Các khu vực địa hình.
a. Khu vực đồi núi:địa hình đồi núi chia làm 4 khu vực:
- Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở tả ngạn sơng Hồng,có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía Bắc và Đơng
+ Hướng vòng cung là chủ yếu. Phần lớn là núi trung bình và núi thấp
+ Hướng nghiêng chung là tây bắc-đông nam.
+ Những đỉnh cao ở Thượng nguồn sông Chảy(trên 2000m), tiếp theo là núi đá vôi ở Hà Giang, Cao
Bằng( trên1000m), đồi núi thấp ở trung tâm (500-600m)
+ Giữa thung lũng các dãy núi là thung lũng các sông Cầu, Thương, Lục Nam
- Núi Tây Bắc:
+ Nằm giữa sông Hồng và sơng Cả, có hướng Tây Bắc- Đơng Nam. Phần lớn là núi trung bình và núi
cao
+ Phía đơng là hệ Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ( Phănxipăng cao 3143m), phía tây là núi trung bình nằm
giữa biên giới Lào Việt, giữa là núi thấp, các sơn nguyên và cao ngun đá vơi chạy từ Phong Thổ đến
Ninh Bình, Thanh Hóa
+ Giữa các dãy núi là thung lũng các sông cùng hướng: sông Đà, Mã, Chu
- Vùng núi Trường Sơn Bắc.
+ Chạy từ nam sông Cả đến Bạch Mã, theo hứớng Tây Bắc- Đông Nam
+ Gồm những dãy núi song song so le nhau thấp ở giữa cao hai đầu, Bắc là các hệ thống núi cao tây
Nghệ An, giữa là núi thấp Quảng Bình, Quảng Trị, nam là vùng núi cao tây Thừa Thiên –Huế . Dãy
Bạch Mã nằm tận cùng, ngăn ảnh hưởng của khối khí lạnh
- Vùng núi Trường Sơn Nam.
+ Chạy từ Bạch Mã cho đến Đông Nam Bộ
+ Gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng
cao, nghiêng về phía Đơng sườn dốc chênh vênh bên dãi đồng bằng hẹp ven biển, các cao nguyên Plây
ku, Đác Lắc, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng có độ cao từ 500-1000m
+ Có sự bất đối xứng giữa hai sườn đông tây.
b. Khu vực bán bình nguyên và đồi trung du:
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ (các bậc thềm phù sa cổ,các bề mặt phủ badan)

- Đồi trung du là cá bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi các dòng chảy tiêu biểu là ở rìa của Đồng bằng
sơng Hồng.
c. Khu vực đồng bằng
- Đồng bằng châu thổ sông Hồng:
+ Được bồi tụ bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình, có diện tích 15.000km2
+ Được con người khai thác từ lâu làm biến đổi mạnh.
+ Địa hình cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển
+ Trên đồng bằng có hệ thống đê, ngăn lũ nên bị chia cắt thành các ô trũng, nhiều các bậc ruộng cao
bạc màu.Đất phù sa không được bồi thường xuyên là chủ yếu, chỉ có vùng ngồi đê mới được bồi
thường xuyên
3


- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Được bồi tụ bởi phù sa của sơng Tiền và sơng Hậu, có diện tích 40.000km2.
+ Địa hình thấp và phẳng, khơng có hệ thống đê.Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác
Long Xuyên
+ Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, thường xuyên bị ngập, và bị nhiễm mặn trên diện rộng
- Đồng bằng ven biển miền Trung:
+ Biển đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành đồng bằng, nên đất thường nghèo, nhiều cát, ít
phù sa
+ Đồng bằng thường hẹp ngang, chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, có tổng diện tích 15000km2. Một
số đồng bằng lớn mở rộng ở cửa sông lớn như sông Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng
+ Ở một số đồng bằng thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá,giữa là vùng thấp trũng,
trong cùng là đồng bằng.
3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:
a. Khu vực đồi núi:
- Thế mạnh:
+ Giàu tài nguyên khoáng sản với cả các mỏ nội sinh ( đồng chì thiếc, kẽm, nikel, vàng…) lẫn
các mỏ ngoại sinh ( bô xit, apatít, đá vơi, than đá..)

+ Tài ngun rừng giàu có về thành phần loài động thực vật với nhiều loài quí hiếm
+ Đất đai rộng lớn, nhiều loại
+ Các bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn
nuôi gia súc lớn
+ Sơng ngịi, ngắn dốc, lắm ghềnh thác có tiềm năng thủy điện lớn
+ Có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẽ thuận lợi để phát triển du lịch
- Hạn chế
+ Địa hình núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông, cho việc khai thác các tài
nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Nơi xảy ra nhiều thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất…
b. Khu vực đồng bằng:
- Thế mạnh:
+Thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, thâm canh đa canh
+ Giàu khống sản ( titan, cát, đá vơi, dầu khí..), lâm sản ( rừng ngập mặn), thuỷ sản.
+ Tập trung dân cư đông, thuận lơi đê phát triển các thành phố, khu công nghiệp…
- Hạn chế:
+ Thường xuyên chịu tổn thất do thiên tai ( bão, lũ lụt, nước dâng, cát bay…)
THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1. Khái quát về biển Đông:
- Là một biển lớn (diện tích 3,447 triệu km2, thứ 2 của Thái Bình Dương)
- Là một biển kín ( được bao bọc bởi một vịng cung đảo ở 2 mắt đơng và nam)
- Là biển của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ( nhiệt độ, độ ẩm, độ muối, sinh vật..)
2. Ảnh hưởng của biển Đơng đối với thiên nhiên Việt Nam:
a.Khí hậu:
Biển Đông đã:
- Đem lại cho nước ta một lượng mưa lớn, độ ẩm khơng khí cao
- Làm biến tính các khối khí khi đi vào nước ta làm cho mùa đông bớt khắc nghiệt mùa hạ bớt oi nồng
- Làm cho nước ta có khí hậu hải dương điều hịa
b. Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển:
- Các dạng địa hình ven biển đa dạng: vịnh, cửa sơng, các bờ biển mài mịn, các tam giác châu thổ với

các bãi triều rộng, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ, những rạn san hô…
- Các hệ sinh thái vùng ven biển, trên các đảo rất đa dạng và giàu có đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập
mặn.
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
Vùng biển giàu tài nguyên:
4


- Tài ngun khống sản: dầu khí ( 5 bể trầm tích, trữ lượng hàng chục tỉ tấn), các mỏ sa
khống ( titan), cát thuỷ tinh, nguồn muối vơ tận…
- Sinh vật biển: trong biển Đơng có tới 2000 lồi cá, hơn 100 lồi tơm, vài chục lồi mực, hàng
ngàn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác ( trữ lượng 4 triệu tấn), có nhiều đặc sản ( đồi mồi, yến
sào, sò huyết…)
d. Thiên tai
- Bão: mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão đi qua biển Đơng ( 1/3 trong số đó đi vào đất liền),
cùng với bão là sóng lừng, nước dâng thường xuyên đe dọa, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng
ven biển.
- Sạt lở bờ biển…
- Cát bay, cát chạy…
- Nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
a. Tính chất nhiệt đới.:
- Nguyên nhân: do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được một lượng bức xạ mặt trời
lớn, do góc nhập xạ lớn, khắp nơi mặt trời đều qua thiên đỉnh hai lần/ năm.
- Biểu hiện: + nhiệt độ trung bình năm > 200C.
+ số giờ nắng từ 1400-3000 giờ/ năm
c.Lượng mưa, độ ẩm lớn:
- Tiếp giáp Biển Đông 3260km bờ biển. Biển Đơng cùng các khối khí di chuyển qua biển đã mạng lại
cho nước ta một lượng mưa lớn

- Biểu hiện:
+ Lượng mưa trung bình 1500-2000mm/ năm; có nơi lên đến 3000-4000mm ,
+ Độ ẩm khơng khí cao > 80%, cân bằng ẩm ln ln dương.
b.Gió mùa:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến BBC nên có gió Tín phong hoạt động quanh năm lại chịu ảnh hưởng
của các khối khí hoạt động theo mùa.
- Biểu hiện: Có hai mùa gió chính:
+ Gió mùa mùa đơng ( gió mùa Đơng Bắc): do tác động của khối khí lạnh phương Bắc, hoạt
động từ tháng 11-4, làm cho Miền Bắc có một mùa đơng lạnh với 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống
dưới 180C. Vào các tháng 11,12,1, miền bắc có thời tiết lạnh khơ.Vào các tháng 2,3 thời tiết lạnh ẩm,
có mưa phùn ở ven biển và trên các đồng bằng. Còn khu vực phía Nam, gió mùa suy yếu và bị dãy
Bạch Mã ngăn lại nên gió Tín phong hoạt động gây nắng nóng ở Tây nguyên và Nam Bộ
+ Gió mùa mùa hạ: có 2 luồng gió cùng hường tây nam thổi vào Việt Nam
* đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương theo hướng tây nam xâm nhập vào nước
ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Ngun, gây khơ nóng ở ven biển Trung Bộ.
* Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam cùng
với đường hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho cả miền Nam, miền Bắc
và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ.
- Trong chế độ khí hậu, miền Bắc có 2 mùa: mùa đơng lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Ở
miền Nam có hai mùa mưa khơ rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng Trung Bộ có sự đối lập về hai
mùa mưa khơ
2. Các thành phần tự nhiên khác.
a. Địa hình:
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
+ Trên các sườn dốc khi lớp phủ thực vật bị mất bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mịn rữa
trơi, đất trượt đất lở.
+ Ở vùng núi đá vơi hình thành địa hình caxtơ
+ Tại vùng thềm phù sa cổ địa hình bị chia cắt thành đồi thấp xen các thung lũng rộng
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng:
+ Các đồng bằng lấn ra biển hàng năm.

+ Ven các sơng có cát bãi bồi, giữa sơng có các cù lao, cồn bãi…
5


b. Sơng ngịi:
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc
- Sơng ngòi nhiều nước, giàu phù sa
- Chế độ nước theo mùa.
c. Đất:
Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Sự rửa trơi các chất badơ làm đất chua
+ Sự tích tụ các oxit sắt và oxit nhơm làm cho đất có màu đỏ vàng.
+ Q trình phong hố diễn ra mạnh làm cho đất có tầng dày nhưng dễ bị thối hoá
d. Sinh vật
..- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế
3. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống:
- Tạo thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh đa canh, cho phát triển lâm
nghiệp, thuỷ sản, cho hoạt động giao thơng vận tải,du lịch, xây dựng…
- Tính thất thường của hoạt động gió mùa gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, tác động đến hoạt
độnggiao thông, du lịch, thủy lợi, công nghiệp khai thác.
- Nguồn nhiệt ẩm dồi dào dễ gây sâu rầy dịch bênh,gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết
bị…
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng có nhiều thiên tai: bão, dông lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm
rét hại…
- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thối.
THIÊN NHIÊN PHÂN HĨA ĐA DẠNG
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc-Nam.
a. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam:
- Càng vào Nam độ vĩ càng giảm góc nhập xạ càng lớn, nhiệt độ càng tăng, ảnh hưởng gió mùa ĐB

càng giảm
- Ranh giới là dãy Bạch Mã
b. Phần lãnh thổ phía Bắc: ( từ Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đơng lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm > 20ºC
- Chịu ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc nên có mùa đơng lạnh với 2-3 tháng có nhiệt độ <18ºC
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa
- Mùa đơng trời nhiều mây, tiết trời lạnh, ít mưa, nhiều loại cây rụng lá. Mùa hạ trời nắng nóng, mưa
nhiều cay cối xanh tốt
- Thành phần động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngồi ra cịn có các loại cận nhiệt và ơn đới.
c. Phần lãnh thổ phía Nam. ( từ Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
- Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, nóng quang năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25ºC khơng có
tháng nào dưới 20ºC. Có hai mùa mưa khơ đối lập
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần chủ yếu thuộc vùng
xích đạo và nhiệt đới.
2. Thiên nhiên phân hố theo Đơng-Tây.
Từ đơng sang Tây thiên nhiên phân làm 3 dải:
a. Vùng biển và thềm lục địa:
- Có diện tích lớn gấp 3 lần đất liền, có 4000 đảo lớn nhỏ. Thiên nhiên đa dạng có tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa
-Độ nơng sâu, rộng hẹp có liên quan đến vùng đồng bằng và đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn
bờ biển
b. Vùng đồng bằng ven biển:
- Thay đổi tuỳ nơi và có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồi núi phía tây và biển phía đơng
6


+ nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa
rộng.

+ nơi có đồi núi lan ra sát biển thì đồng bằng hẹp ngang bị chia cắt thànhnhững đồng bằng nhỏ,
đường bờ biển khúc khuỷu,thềm lục địa hẹp
- Các dạng địa hình bồi tụ, mài mịn xen kẽ nhau. Cồn cát đầm phá khá phổ biến
c. Vùng đồi núi
- Sự phân hoá rất phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
+ Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông Bắc; cịn ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đơng bớt lạnh
nhưng khô hơn. Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình cao.
+ Khi sườn đơng Trường Sơn có mưa thu đơng thì Tây Ngun lại là mùa khơ
+ Khi Tây Ngun là mùa mưa thì sườn Đơng Trường Sơn lại chịu khơ nóng.
3. Thiên nhiên phân hố theo độ cao
Theo độ cao có 3 đai.
a. Đai nhiệt đới gió mùa:
- Có độ cao trung bình dưới 600 - 700m( M.Bắc), 900-1000m(M.Nam)
- Có khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình trên 25ºC.),
độ ẩm thay đổi tuỳ nơi từ khơ hạn đến ẩm ướt
- Có 2 nhóm đất: đất phù sa, ở đồng bằng (24% ), đất feralit trên đồi núi thấp (60%).
- Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng núi thấp mưa nhiều,
khí hậu ẩm ướt, mùa khơ khơng rõ. Rừng có nhiều tầng(3 tầng) với các cây cao, lá rộng và xanh quanh
năm. Động vật nhiệt đới phong phú
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa
nhiệt đới khô. Nhiều hệ sinh thái khác trên các loại thỗ nhưỡng đặc biệt.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
- Có độ cao tử 700m trở lên( M. Bắc), 900m trở lên (M Nam)
- Khí hậu mát mẻ, khơng có tháng nào nhiệt độ trên 25ºC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng
- Ở độ cao từ 600,700m đến 1600,1700m:
+ Có các hệ sinh thái rừng cận nhiệt lá rộng và lá kim
+ Đất chính là feralit có mùn, chua, tầng đất mõng.
+ Động vật có các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc
- Ở độ cao trên 1600-1700m: nhiệt độ thấp, có đất mùn, rừng sinh trưởng kém ( thực vật thấp nhỏ,

thành phần đơn giản). Trong rừng có mặt các loại chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
c. Đai ôn đới gío mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hồng Liên Sơn)
- Khí hậu ơn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15ºC, mùa đông xuống dưới 5ºC
- Thực vật chủ yếu là các loài của ôn đới: (đỗ quyên, linh sam, thiết sam..). Đất mùn thô
4.Các miền địa lý tự nhiên:
a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ:
- Phạm vi: dọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ
- Đặc điểm chung:
+ Quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất-kiến tạo
+ Chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đơng Bắc
- Địa hình:
+ hướng vịng cung, đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 600m
+ nhiều đá vôi, hướng nghiêng chung là tây bắc-đông nam
+ đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- Khoáng sản: giàu khoáng sản, nhất là: than, sắt, thiếc, đồng.
- Khí hậu: mùa đơng dài 3 tháng, lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều.Khí hậu, thuỷ văn thất thường
có nhiều biến động.
b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Phạm vi:dọc theo hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã
- Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam Trung Quốc về cấu trúc địa chất- kiến tạo.Gió mùa Đơng
Bắc giảm sút về phía tây và phía nam.
7


- Địa hình : địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh.Hướng tây bắc- đông nam, nhiều
bề mặt sơn, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ
sang đồng bằng ven biển.
- Khống sản: đất hiếm, thiếc, sắt, crơm, titan.
- Khí hậu : gió mùa đơng bắc suy yếu và biến tính.Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp).Bắc Trung
Bộ có gió fơn tây nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII – XII, I.Lũ tiểu mãn tháng VI.Sơng

ngịi hướng TB-ĐN, ở Trung Bộ hướng Tây Đơng.Sơng có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.
- Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ đai cao: đai nhiệt đới lên tới 700-800m, đai rừng á nhiệt đới mưa mù
trên đất mùn alit, đai ôn đới trên 2600m. Nhiều thành phần lồi cây của cả 3 luồng di cư.
- Khống sản có thiếc, sắt, crơmit, titan, vật liệu xây dựng
c.Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở xuống.
- Đặc điểm chung: Cấu trúc địa chất-địa hình phức tạp gồm:khối núi cổ, bề mặt sơn ngun bóc mịn
và các cao ngun badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt hàng năm nhỏ, khí hậu có hai mùa mưa khơ rõ rệt.
- Vùng thềm lục địa có dầu khí với trữ lượng lớn, Tây ngun giàu bôxit.
- Thổ nhưỡng- sinh vật: đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000m.Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu
thế ( luồng di cư Inđônêxia- Malaixia, họ Dầu).Nhiều rừng,nhiều thú lớn.Rừng ngập mặn ven biển.
SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
a. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
. Tài nguyên rừng:
- Tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm cả về số lượng và chất lương:
- Năm 1943 diện tích rừng là 14,3 triệu ha ( 43,2%) trong đó 70% là rừng giàu. Năm 1983 chỉ còn 7,2
triệu ha (22%), năm 2005 tăng lên 12,7 triệu ha ( 38%)
- Mặc dù tổng diện tích rừng có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng
chưa đến tuổi khai thác được, vì thế tài ngun rừng vẫn bị suy thối do chất lượng rừng giảm sút.
Hiện có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng :
- Nâng độ che phủ của cả nước lên đến 45-50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ 70-80%.
- Qui hoạch, phân loại rừng để có biện pháp sử dụng, bảo vệ hợp lí
+ Rừng phịng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ ni dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên
đất trống, đồi núi trọc.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên
nhiên về rừng và khu bảo tồn các loại.
+ Rrừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển

hồn cảnh rừng độ phì và chất lượng đất rừng.
- Qui hoạch và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Đẩy mạnh việc giao đất giao
rừng cho nông dân
Đa dạng sinh học:
- Suy giảm tính đa dạng sinh học:
+ Giới sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các
kiểu hệ sinh thái và nguồn gien quí hiếm.
+Tuy nhiên tài nguyên sinh vật đang suy giảm nghiêm trọng: có 500/14500 lồi thực vật,
96/300 loài thú, loài chim là 57/830 loài chim, 62/400 loài bị sát lưỡng cư ,90/2550 lồi cá đang bị
mất dần.Số lồi q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.Ngun nhân là do diện tích rừng bị thu hẹp, việc
khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
-. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Ban hành“ Sách đỏ Việt Nam’
+ Qui định các biện pháp cụ thể về khai thác rừng, động vật và thủy sản.
b.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất.
8


- Cả nước có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp.
- Đất nơng nghiệp chiếm 28,4% tổng diện tích tự nhiên, bình qn 0,1 ha /1 người
- Cịn 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng trong đó có 5 triệu ha đất đồi núi bị thoái hoá nặng, đất
đồng bằng chưa sử dụng chỉ cịn 0,350 triệu ha.
-Tuy diện tích đất hoang đồi núi trọc giảm nhưng diện tích đất bị suy thối vẫn rất lớn, cả nước
có 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá.
.Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
+ Đối với vùng đồi núi: phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm như làm
ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng…để chống xói mịn trên đất dốc.
- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông lâm kết hợp.

- Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư.
+ Đối với đất nơng nghiệp, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất
nông nghiệp. Đồng thời với thâm canh, cần canh tác sử dụng đất hợp lý, chống bạc màu, có biện pháp
chống ơ nhiễm làm thối hố đất.
c. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên nước.
- Tình hình sử dụng
+ Tình trạng thừa nước trong mùa mưa gây lũ lụt, thiếu nước trong mùa khô gây hạn hán và
ô nhiễm môi trường nước là 2 vấn đề quan trọng nhất.
+ Cần sử dụng hiệu quả đảm bảo cân bằng và phịng chống ơ nhiễm
- Các biện pháp
+ Xây đập làm hồ chứa, xây cống thoát lũ, trồng cây để tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ
thuật trên đất dốc
+ Tuyên truyền giáo dục người dân không xả nước bẩn, rác thải ra sơng hồ
+ Xử lí hành chánh đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, khu dân cư không thực hiện đúng qui
định về nước thải.
Tài ngun khống sản.
- Tình hình sử dụng
+ Nước ta có 3500 điểm mỏ, phần lớn có qui mơ nhỏ, phân tán.
+ Việc khai thác hiện cịn lãng phí, khó quản lí
- Biện pháp bảo vệ
+ Quản lí chặt việc khai thác.
+ Xử lí nghiêm những trường hợp phạm luật
Tài ngun du lịch
- Tình trạng ơ nhiễm mơi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan bị suy thối.
- Cần bảo tồn ,tơn tạo các tài ngun du lịch tự nhiên và nhân văn.
Các tài nguyên khác cũng cần được khai thác sử dụng hợp lí và bảo vệ để phát triển bền vững.
2. Bảo vệ môi trường:
Có hai vấn đề quan trọng
a. Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường

- Mất cân bằng của các chu trình tuần hồn vật chất
- Thiên tai gia tăng, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường.
b. Tình trạng ô nhiễm môi trường:
- Do toàn bộ nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông ra biển không qua xử lí
- Ở một số nơi các chất thải CO2, S02, N02 vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Chất thải sau phân huỷ thấm xuống đất gây ô nhiễm đất
- Lượng thuốc trừ sâu, phân hoá học dư thừa gây ô nhiễm đất
Việc bảo vệ tài nguyên và môi trường đang là vấn đề cấp bách.
3.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tai nguyên môi trường:
- 5 nhiệm vụ của chiến lược đề ra là:
+ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời
sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gien các lồi ni trồng cũng như các lồi hoang
dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại.
9


+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng
trong giới hạn có thể phục hồi được.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về dời sống con người.
+ phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các
tài nguyên tự nhiên.
- Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 10/01/1994.
MỘT SỐ THIÊN TAI CHỦ YẾU VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
1.Bão:
a.Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- là loại thiên tai thường xuyên nhất, gây tác hại nghiêm trọng và trên diện rộng
- Mùa bão từ tháng VI đến tháng XI, ba tháng tập trung nhiều bão nhất là 9,10,8., mùa bão chậm dần
từ bắc vào nam, mạnh nhất ở vùng ven biển Trung Bộ
- Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.

b.Hậu quả:
- Mưa lớn gây lũ lụt
- Sóng to lật úp tàu thuyền, phá đê biển, gây nhiễm mặn
- Gió lớn làm sập nhà cửa, phá huỷ các cơng trình, gây chết người
c. Biện pháp
- Tăng cường dự báo thời tiết
- Hướng dẫn ngư dân vào trú bão
- Di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, chằng chống nhà cửa, gia cố đê biển..
- Chống bão gắn với chống lụt, úng, lũ quét
2. Ngập úng, lũ quét và hạn hán:
a.Ngập úng:
- Đồng bằng sông Hồng: do có mưa cường độ lớn, tập trung, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc,
nhiều ơ trũng, thêm nữa mật độ dân cư cao cũng tăng mức độ ngập úng
- Đồng bằng sông Cửu Long: ngập úng diễn ra trên diện rộng, khơng chỉ do mưa mà cịn do mực thủy
triều cao.Bề mặt đồng bằng sông Cửu long thấp phẳng hơn đồng bằng sông Hồng nên khả năng tiêu
nước kém hơn và cịn phụ thuộc dịng triều. Vì thế, vấn đề tiêu nước chống ngập úng ở đồng bằng
sông Cửu Long cần tính đến làm cơng trình ngăn mặn.
b.Lũ quét:
- Lũ quét xảy ra ở những thung lũng sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp
phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mịn khi có mưa lớn.
- Biện pháp chủ yếu để phòng tránh là qui hoạch các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và
quản lý sử dụng đất đai hợp lý, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc đồi trọc
.Hạn hán:
- Hạn hán xảy ra khi lượng nước bốc hơi vượt quá lượng mưa thì xuất hiện tình trạng thiếu ẩm.
- Thường xảy ra vào mùa khô ở nước ta, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân.
- Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những cơng trình thủy lợi hợp lý.
3.Động đất:
- Nước ta nằm gần vành đai động đất Thái Bình Dương ( chiếm gần 80% số trận động đất lớn trên thế
giới).Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy, Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất.
- Động đất vẫn là thiên tai bất thường, rất khó phịng tránh.

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA.
1.Đơng dân, có nhiều thành phần dân tộc:
Biểu hiện
- Năm 2006, dân số nước ta là 84156 nghìn người (thứ 3 Đông Nam Á và thứ 13 thế giới)
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số
Ý nghĩa:
- Dân số đông nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Là động lực cho sự phát triển
KT-XH.Nhưng dân số quá đông, trong điều kiện hiện nay là trở lực cho việc phát triển KT-XH và
nâng cao đời sống
10


- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên một dân cư năng động, nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú
nhưng sự phát triển không đều cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ bất ổn cần có chính sách dân tộc hợp lí
2.Dân số cịn tăng nhanh, dân số trẻ:
a.Dân số tăng nhanh:
Biểu hiện :
- Đã diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số vào nửa cuối thế kỉ XX.
- Tỉ lệ tăng dân số rất cao : 1931 - 1960 (1,85%), 1965 - 1975 (3,0%), 1979 -1989 (2,13%), 1989 1999 (1,70%), 1999 - 2005 (1,32%).
- Do việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình, tỉ lệ tăng dân số đã có xu hướng
giảm nhưng vẫn cịn cao( năm 2005:1,32%/ năm) cao hơn mức bình quân của thế giới và số lượng gia
tăng hằng năm còn lớn (trên 1 triệu người/năm).
Ý nghĩa :
Dân số tăng nhanh đã gây sức ép rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội làm cho kinh tế chậm phát
triển, tài nguyên môi trường bị suy giảm, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống của người dân khó được nâng
cao.
c) Dân số trẻ
Biểu hiện : cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta :
Độ tuổi
1999

2005
2009
0 tuổi-14 tuổi
33,5
27,0
25,0
15 tuổi-59 tuổi
58,4
64,0
66,0
60 tuổi trở lên
8,1
9,0
9,0
.Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng có xu hướng già đi
Ý nghĩa :
- Lực lượng lao động dồi dào chiếm hơn 50% dân số, nguồn dự trữ lao động lớn mỗi năm tăng
thêm trên1 triệu. Lao động cần cù sáng tạo, nếu biết sử dụng hợp lí sẽ có ý nghĩa lớn.
- Gây sức ép lên việc giải quyết việc làm.
- Gánh nặng phụ thuộc lớn.
2. Phân bố dân cư
a) Đặc điểm về phân bố dân cư
- Mật độ trung bình 254 người/km2 ( 2006) thuộc loại hàng đầu thế giới.
- Phân bố không đều cả trên phạm vi rộng lẫn phạm vi hẹp :
+ Đồng bằng đất hẹp người đông, mật độ cao (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km 2, Đồng bằng
sông Cửu Long 429 người/ km2).
+ Miền núi đất rộng người thưa, mật độ thấp (Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).
+ Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chỉ chiếm 26,9%.
+ Đồng bằng sơng Hồng có mật độ lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Ý nghĩa

- Phân bố dân cư khơng đều, khơng hợp lí gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao
động.
- Việc phân bố lại dân cư là nhiệm vụ cấp bách.
3. Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng
- Xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông
thôn và thành thị
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để
khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của cả nước.

11


LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1.Nguồn lao động:
- Dân số hoạt động kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân ( 42,53 triệu người- năm 2005), mỗi
năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú ( nơng nghiệp, tiểu thủ
cơng nghiệp…)được tích lũy lâu đời
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên(lao động đã qua đào tạo tăng từ 12,3% (1996) lên
25% (2005), tương tự, lao động có trình độ CĐ-ĐH tăng từ 2,3%-5,3%)
- Hạn chế:
+ so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ tay nghề vẫn cịn ít, đặc biệt là đội
ngũ quản lý, cơng nhân kỹ thuật lãnh nghề
+ Chất lượng lao động ở các vùng khơng đồng đều, lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở
các tỉnh đồng bằng ( thành phó, thị xã lớn)
2.Cơ cấu lao động:
- Phân bố không đều, chưa hợp lí. Khu vực nơng lâm ngư nghiệp, nơng thơn cịn lớn

- Đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: hướng CNH, HĐH; hướng kinh tế thị trường, kinh tế
mở cửa, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, cơ cấu còn lạc hậu.
- Năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập thấp, quĩ thời gian lao động chưa được sử dụng triệt để.
a. Theo ngành kinh tế:
Ngành
Nông -lâm –ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
b. Theo thành phần kinh tế:
Thành phần
Nhà nước
Ngồi Nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngồi
c. Theo thành thị và nông thôn :
Khu vực
Thành thị
Nông thôn

2000
65,1
13,1
21,8

2005
57,3
18,2
24,5

2000
9,3

90,1
0,6

2005
9,5
88,9
1,6

1996
20,1
79,9

2005
25,0
75,0

3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết:
- Mặc dù mỗi năm nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1 triệu việc làm mới nhưng tình trạng thiếu việc làm
vẫn cịn gay gắt.
- Năm 2005, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của cả nước là: l2,1% và 8,1%( nông thôn là 1,1% và
9,3%, thành thị là 5,3% và 4,5%). Vấn đề giải quyết việc làm cịn khó khăn.
- Phương hướnggiải quyết việc làm
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương
+ Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác, liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở
rộng sản xuất hàng xuất khẩu
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
+ Tăng cường xuất khẩu lao động


12


ĐƠ THỊ HĨA Ở VIỆT NAM
1.Đặc điểm đơ thị hóa ở nước ta:
- Đơ thị hóa là q trình chuyển hóa sự phân bố dân cư phân tán ở các vùng nông thôn sang dạng phân
bố dân cư tập trung ở các đô thị gắn với các hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp, làm cho vai trị của
các ngành dịch vụ tăng lên.
- Q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đơ thị hóa thấp.
- Tỉ lệ dân số đơ thị tuy có tăng trong những năm qua (từ 19,5% năm 1990 lên 26,9% năm 2005)
nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều nhất nhưng chủ yếu là
đơ thị nhỏ, Đơng Nam Bộ ít nhất nhưng có qui mơ lớn
2. Mạng lưới đơ thị nước ta:
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia
vào hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp.
- Tính đến 2007, nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp
HCM, Cần Thơ), 2 đô thị loại đặc biệt(Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh),
3. Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:
- Đơ thị hóa tác động mạnh mẽ đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước và các địa phương:
+ Các đơ thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong
cả nước :Năm 2005 đơ thi nước ta đóng góp 70,4% GDP, 80% ngân sách cả nước
+ Các thành phố, thị xã tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế:nhờ có thị trường tiêu thụ lớn, nguồn
lao động dồi dào có trình độ, có cơ sở hạ tầng tốt thu hút mạnh nguồn đầu tư...
+ Đô thị tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
-Q trình đơ thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả xấu cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ơ
nhiễm mơi trường, an ninh trật tự, thất nghiệp…
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a.Về cơ cấu ngành kinh tế:

- Chuyển dịch cơ cấu GDP: Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, khu vực II chiếm tỉ trọng
cao nhưng chưa ổn định.
- Trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I:
• giảm tỉ trọng ngành nơng nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
• rong nơng nghiệp, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn ni tăng.
• Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm
• Trong chăn ni, giảm tỉ trọng gia súc lấy sức kéo, tăng tỉ trọng gia súc lấy thịt, sữa, tăng
nhanh đàn gia cầm.
+ Khu vực II
Chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp thị trường, tăng hiệu quả đầu tư
* Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệpn chế biến
* Giảm tỉ trọngcaqcs sản phẩm có chất lượng thấp sức cạnh tranh kém, tăng tỉ trọng sản phẩm có chất
lượng cao phù hợp nhu cầu thị trường có sức cạnh tranh cao.
+ Khu vực III.
* Những ngành thuộc kết cấu hạ tầng và phát triển đơ thị được tăng tốc
*Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời( viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ)
b. Về cơ cấu thành phần kinh tế:
Có chuyển biến tích cực phù hợp với kinh tế nhiều thành phần
- Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, kinh tế ngoài Nhà nước tăng tỉ trọng. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh về tỉ trọng.
c. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung,
khu chế xuất có qui mơ lớn
- Đơng Nam Bộ là vùng có cơng nghiệp phát triển nhất ( 55,6% giá trị sản xuất), Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng lương thực, thực phẩm chính ( 40,7% giá trị sản xuất nông nghiệp)
13



- Trên phạm vi cả nước, đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: 7 tỉnh thành
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: 5 tỉnh thành
+Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 8 tỉnh thành
ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
1.Một nền nông nghiệp nhiệt đới:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nơng nghiệp nhiệt
đới:
- khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa rõ rệt, ảnh hưởng đến cơ cấu muà vụ và cơ cấu sản phẩm
nông nghiệp.
- Chế độ nhiệt, ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, xen canh,
tăng vụ.
- Mùa đông lạnh cho phép phát triển các cây trồng, vật nuôi cận nhiệt và ôn đới.
- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các
hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: trung du, miền núi thế mạnh là cây lâu năm và chăn nuôi
đại gia súc, ở đồng bằng thế mạnh là cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.
- Hạn chế: tính chất nhiệt đới gió mùa làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nơng nghiệp, việc
phịng chống thiên tai, dịch bệnh ln là nhiệm vụ quan trọng.
b. Nước ta khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nơng nghiệp nhiệt đới:
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và có
thê thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp
chế biến và bảo quản nông sản.Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu là một phương hướng quan
trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiẹp nhiệt đới.
2. Phát triển nền nơng nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nơng nghiệp
nhiệt đới: Nông nghiệp song hành tồn tại hai nền nông nghiệp
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp hiện đại
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuất qui mô lớn, sử dụng nhiều máy móc
- Năng suất lao động thấp
- Năng suất lao động cao
- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính
- Sản xuất hàng hóa, chun mơn hóa.liên kết
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng
nông-công nghiệp
- Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận
3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét;
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: kinh tế nông thôn dựa chủ yếu
vào nông, lâm và ngư nghiệp nhưng các hoạt động phi nông nghiệp đang ngày càng chiếm tỉ trọng lớn
hơn trong kinh tế nông thôn.
b.Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay gồm:
- các doanh nghiệp nông,lâm, thủy sản
- các hợp tác xã nông lâm thủy sản
- Kinh tế hộ gia đình
- Kinh tế trang trại
c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng
hóa, trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Sản xuất hàng hóa thể hiện ở sự đẩy mạnh chuyên mơn hóa nơng nghiệp, hình thành các vùng nơng
nghiệp chun mơn hóa, kết hợp nơng nghiệp với cơng nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.
- Đa dạng hóa cho phép khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, đáp ứng
tốt hơn với những điều kiện thị trường.

14


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Ngành trồng trọt:
a.Sản xuất lương thực:

- vai trị: có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm bảo lương thực cho một nước đông dân, cung cấp thức
ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa
dạng hóa sản xuất nơng nghiệp
- Điều kiện phát triển:
+ điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp
với các vùng sinh thái nông nghiệp.
+ tuy nhiên, thiên tai, sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa
- Đặc điểm
+ Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh : từ 5,6 triệu ha năm 1980, tăng lên 7,3triệu ha năm 2005
+ Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương
+ Do áp dụng thâm canh, sử dụng giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ đông xuân.( tăng
từ 21 tạ/ha lên 49 tạ/ha)
+ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn ( 1980) lên 19,2 triệu tấn ( 1990) và hiện nay đạt trên dưới
36 triệu tấn.Bình quân lương thực đầu người đạt hơn 470 kg/năm.
+ Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.
+ Các loại màu lương thực đã trở thành các cây hàng hóa
+ Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích và
trên 50% sản lượng lúa cả nước, sau đó là Đồng bằng sơng Hồng
b.Sản xuất thực phẩm:
Các loại rau, đậu được trồng ở khắp các địa phương, được trồng tập trung ở ở các vùng ven các thành
phố lớn ( Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng…)Diện tích rau 500nghìn ha, đậu 200 nghìn ha.
c.Sản xuất cây công nghiệp và ăn quả:
- Điều kiện thuận lợi: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp ới nhiều loại cây cơng
nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, nguồn lao động dồi dào, đã có mạng lưới
các cơ sở chế biến cây cơng nghiệp.
+ Khó khăn: thị trường thế giới về sản phẩm cây cơng nghiệp có nhiều biến động, hàng của ta chưa
đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
- Đặc điểm:
* Cây cơng nghiệp lâu năm chủ yếu phân bố ở miền núi và trung du, cây hàng năm phân bố ở đồng
bằng, vùng đất phù sa cổ trung du. Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngồi ra cịn có một số cây

trồng cận nhiệt.
* Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa và chè.
+ Cà phê: đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, nhiều nhất ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung
Bộ…
+ Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây nguyên…
+ Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung…
+ Điều: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ
+ Dừa: đồng bằng sông Cửu Long
+ Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ( Lâm Đồng)
*Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bơng, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
• Cây ăn quả: đồng bằng sơng Cửu Long, Đông Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ..
2. Ngành chăn nuôi:
- Đặc điểm:
+ tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị nông nghiệp tăng khá vững chắc
+ đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn ni trang trại theo hình thức công nghiệp.
+ Các sản phẩm không qua giết thịt ( trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi.
+ Cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát
triển rộng khắp.
15


+ Khó khăn: Giống cho năng suất vẫn cịn thấp, chất lượng chưa cao, dịch bệnh đe dọa lan tràn trên
diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.
a. Lợn và gia cầm là 2 nguồn cung cấp thịt chủ yếu: đàn lơn 25 triệu con, cung cấp ¾ sản lượng thịt,
gia cầm 250 triệu con, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu còn dựa vào các đồng cỏ tự nhiên:
+ Trâu : 2,8 triệu con, nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
+ Bò: tăng mạnh, hiện 4,2 triệu con, chủ yếu ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên.

+ Chăn nuôi bò sữa, dê, cừu… tăng mạnh trong những năm gần đây.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
1. Ngành thủy sản:
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền knh tế rộng khoảng 1 triệu km2. Biển nước ta có
nguồ lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2000 lồi cá, 1647 lồi giáp xác, có tới 70 lồi
tơm…, nhuyễn thể có hơn 2500 lồi, rong biển hơn 600 lồi…
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau- Kiên Giang, Ninh
Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phịng- Quảng Ninh và Hồng Sa- Trường Sa.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn, thuận lợi cho ni trồng thủy sản
nước lợ.
- Có nhiều sơng, suối, kênh rạch, ao hồ…có thể ni thả cá, tơm nước ngọt.
+ Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn
- Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn do phát triển dịch vụ thủy sản và mở rộng chế
biến thủy sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây, nhất là các thị trường lớn
như châu Âu, Hoa Kỳ… mà chúng ta đã xâm nhập được.
- Những đổi mới trong chính sách của nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển
ngành thủy sản.
* khó khăn:
- Bão và các đợt gió mùa đơng bắc nhiều khi gây thiệt hại về người và hạn chế số ngày ra khơi.
- Phương tiện đánh bắt nói chung cịn chậm được đổi mới nên năng suất lao động còn thấp.
- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:
- Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn lớn hơn sản lượng thịt các loại.Nuôi trồng thủy sản
chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản.

- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 1791 ngàn tấn, gấp 2,7 lần năm 1990, trong đó riêng cá biển là
1367 ngàn tấn.
+ Nghề cá phát triển mạnh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhất là các tỉnh: Kiên
Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.
- Ni trồng thủy sản:
+ Quan trọng hơn cả là tôm, sản lượng tôm nuôi 2005 lên đến 327194 tấn.Phát triển mạnh ở các tỉnh
duyên hải, các tỉnh nuôi tôm lớn nhất là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang.
+ cá nước ngọt: sản lượng năm 2005 đạt 971179 tấn, phát triển mạnh tại đồng bằng sông Cửu Long,
tỉnh An Giang nổi tiếng với cá tra, cá ba sa.
2. Ngành lâm nghiệp:
a. Ngành nơng nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái:
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.Do vậy, ngành lâm nghiệp có vị
trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thối nhiều:
16


- rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Rừng phòng hộ ( gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với mơi sinh. Rừng đầu nguồn có tác
dụng rất lớn đối với việc điều hịa nước sơng, chống lũ, chống xói mịn.Rừng chắn cát bay ven biển
miền trung, rừng chắn sóng ven biển đồng bằng sơng Hồng, sơng Cửu Long.
- Rừng đặc dụng: đó là các vườn quốc gia ( Cúc Phương, Ba vì, Bạch Mã…), các khu dự trữ thiên
nhiên, các khu bảo tồn văn hóa-lịch sử- môi trường.
c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
- Về trồng rừng: cả nước có gần 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng ngun liệu
giấy, rừng gỗ trụ mỏ,thơng nhựa,…, rừng phịng hộ.Hàng năm cả nước trồng trên dưới 200 ngàn ha
rừng tập trung.
- Về khai thác và chế biến gỗ và lâm sản:
+ Khai thác mỗi năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây

nứa.Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa, xẻ và vài ngàn xưởng xẻ thủ công.Sản phẩm gỗ quan trọng nhất
là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
+ Công nghiệp bột giấy và giấy: lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân
Mai ( Đồng Nai)
+ Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Các nhân tố tác động tới tổ cức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
- Các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, lịch sử… tác động đến nông nghiệp tạo nên sự phân
hóa nơng nghiệp theo lãnh thổ. Sự phân hóa lãnh thổ nơng nghiệp lại là cơ sở để tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp.
- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sự phân hóa lãnh thổ nơng nghiệp bị chi phối chủ u
bởi các điều kiện tự nhiên.Nhưng khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh
tế-xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến.
2.Các vùng nông nghiệp nước ta:
- Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công
nghiệp chế biến, đó là : trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 xu hướng chính:
- Tăng cường chun mơn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh qui mô lớn đối với các sản
phẩm chủ yếu.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nơng nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nơng thơn.Cũng chính q trình này tăng
cướng thêm sự phân hóa lãnh thổ nơng nghiệp.
b.Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất
hàng hóa:
CƠ CẤU NGÀNH CƠNG NGHIỆP
1. Cơ cấu cơng nghiệp theo ngành:
* Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm
ngành) trong tồn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:

+ có 29 ngành, chia thành 3 nhóm: cơng nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm cơng nghiệp chế biến ( 23
ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
+ Trong cơ cấu ngành cơng nghiệp, đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, là các ngành
có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc
phát triển các ngành kinh tế khác.
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực- thực
phẩm, công nghiệp dệt-may, cơng nghiệp hóa chất - phân bón- cao su, cơng nghiệp vật liệu xây dựng,
cơng nghiệp cơ khí - điện tử...
+ Cơ cấu cơng nghiệp đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo xu hướng: tăng tỉ trọng của nhóm cơng
nghiệp chế biến va giảm tỉ trọng của nhóm cơng nghiệp khai thác.
* Phương hướng:
17


- Xây dựng một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông -lâm- thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng; tập trung phát triển cơng nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi
trước một bước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm.
2.Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực.
+ Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung cơng nghiệp vào
loại cao nhất trong cả nước.Từ Hà Nội, hoạt động cơng nghiệp với chun mơn hóa khác nhau lan tỏa
theo các hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Ở Nam Bộ: hình thành một dải cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ( lớn nhất nước), Biên Hịa,
Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.Hướng chun mơn hóa rất đa dạng, nhiều ngành non trẻ nhưng phát triển
mạnh như : khai thác dầu khí, sản xuất điện từ khí.
+ Dọc theo ven biển miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang
+ Vùng núi, công nghiệp phát triển chậm,phân bố rời rạc

- Là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị
trường, kết cấu hạ tầng và vị trí thuận lợi
- Đơng Nam Bộ là vùng có dẫn đầu, chiếm khoảng 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
3.Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:đã có những thay đổi sâu sắc, theo hướng giảm mạnh tỉ
trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG.
(lưu ý học sinh học chương trình cơ bản khơng học phần chữ in đậm có trong các bài)
I. GTVT
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay, gồm
2 phân ngành :
1. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu.
a. Công nghiệp khai thác than.
- Than ở nước ta có nhiều loại ( ăng tơ ra xít, mỡ, nâu, bùn) với trữ lượng dẫn đầu Đông
Nam Á . Khu vực Quảng Ninh trữ lượng hơn 3 tỉ tấn chiếm 90% trữ lượng than cả nuớc, ngồi ra
cịn có ở Thái Nguyên ( than ăng tơ ra xít, mỡ), Lạng Sơn, Đồng bằng sông Hồng ( than nâu), Cà Mau
(than bùn) .
- Ở nước ta than được khai thác từ lâu dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lị.
- Hiện nay than được khai thác nhiều nơi ở Quảng Ninh, Na Dương( Lạng Sơn), Làng Cẩm
( Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam). Than nâu ở đồng bằng sông Hồng trữ lượng hàng chục tỉ tấn
nhưng khai thác khó, than bùn ở ĐBCL đặc biệt là U Minh.
- Sản lượng than tăng liên tục đã đạt 34 triệu tấn( 2005), trong đó xuất khẩu 18 triệu tấn,
phần lớn số cịn lại được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc.
b. Khai thác dầu khí.
- Nước ta có tiềm năng lớn về dầu khí, trử lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí đốt tập
trung trong 5 bể trầm tích ở vùng thềm lục địa, nhiều nhất là hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- Cơng nghiệp dầu khí là ngành cịn non trẻ, tấn dầu đầu tiên đã được khai thác vào năm 1986.
Sản lương đã đạt 18,5 triệu tấn/2005 trong đó xuất khẩu 17,96 triệu tấn.
- Cùng với dầu, khí đốt đã được khai thác để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện ( ở vùng
Đông Nam Bộ) và các cơ sở sản xuất phân bón.

- Khơng những khai thác, ngành hố dầu của nước ta cũng đang được hình thành với nhà máy
lọc dầu số I đang được xây dựng ở Dung Quất ( Quảng Ngãi )có cơng suất 6,5 triệu tấn/năm.
- Dự án Nam Cơn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ , Lan Tây về XS nhiệt điện và phân đạm ở Phú Mỹ (Ca
Mau)
2. Công nghiệp điện lực.
a. Tình hình phát triển.
18


- Cơng nghiệp điện lực có lịch sử trên một thế kỉ ( nhà máy điện được xây dựng đầu tiên ở
Hải Phòng năm 1892).
- Điện được coi là ngành cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng đi trước một bước các ngành
khác.
- Sản lượng điện đã tăng nhanh chóng: 2,5 tỉ KWh ( 1975) 5,2 tỉ KWh (1985) 26,7 tỉ KWh
(2000) 52,1 tỉ KWh ( 2005).
- Có sự thay đổi về cơ cấu điện ;
+ Năm 1991 – 1996 thủy điện chiếm 70 %
+ Năm 2005 nhiệt điện chiếm 70%
- Hệ thống tải điện đãng chú ý nhất là đường dây 500 KV dài 1488 Km từ Hòa Bình đến Phú Lâm
- Có tiềm năng thủy điện lớn cỏ thể đạt 30 triệu KW. Riêng hệ thống sông Hồng chiếm 37%, hệ thống
sông Đồng Nai chiếm 19%
b. Các nhà máy:
- Các nhà máy nhiệt điện:
Tên nhà máy
Nguyên
Địa điểm và cơng suất
liệu
- ng Bí
- Than
- Quảng Ninh ( 150MW)

- Phả Lại
- Than
- Hải Dương (440MW)
- Ninh Bình
- Than
- Ninh Bình (100)
- ng Bí mở rộng(đang xây dựng)
-Than
- Quảng Ninh ( 300)
- Cẩm Phả.( đang xây dựng)
-Than
- Quảng Ninh ( 300)
- Phú Mĩ
- Khí đốt
- Bà Rịa-Vũng Tàu (1900)
- Bà Rịa
- Khí đốt
- Bà Rịa-Vũng Tàu (328)
- Hiệp Phước
-Dầu
- Thành phố HCM (375)
- Thủ Đức
-Dầu
-- Thành phố HCM (165)
- Các nhà máy thủy điện
Tên các nhà máy đã xây dựng
Trên sông, thuộc tỉnh
Công suất
- Thác Bà
- Sông Chảy, Yên Bái

- 110 MW
- Hịa Bình.
- Sơng Đà, Hịa Bình.
- 1900 MW
- Y-a-li
- Sông Sê San, Gia Lai.
- 720MW
- Đa Nhim
- Đồng Nai, Lâm Đồng
- 165 MW
- Đa Mi- Hàm Thuận.
- Sông La Ngà, Bình Thuận.
-300MW
- Trị An
- Sơng - Đồng Nai, Đồng Nai
- 400MW
- Thác Mơ.
- Sơng Bé, Bình Phước
- 150MW
- Cần Đơn
- Sơng Bé, Bình Phước
-150MW.
Tên các nhà máy đang xây dựng
- Tuyên Quang
- Sơn La
- Bản Vẽ
- A Vương
- Đại Ninh
- Đồng Nai 3
- Đồng Nai 4


Trên sông, thuộc tỉnh
- Sông Gâm, Tuyên Quang.
- Sông Đà, Sơn La
- Sông Cả, Nghệ An
- Thu Bồn, Quảng Nam
- Sông Đồng Nai, Lâm Đồng
- Sông Đồng Nai, Lâm Đồng.
- Sông Đồng Nai, Lâm Đồng

Công suất
- 300MW
- 2400MW
-320 MW
- 300MW
- 300MW
-180 MW
- 340 MW

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN
1. Cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: có cơ cấu ngành đa dạng
a. Đặc điểm.
- Hiện nay đang là ngành cơng nghiệp trọng điểm, có mối quan hệ mật thiết với nơng
nghiệp, chia làm 3 nhóm ngành.
- Sự phân bố các cơ sở sản xuất mang tính qui luật: các cơ sở sơ chế thường gắn với vùng
nguyên liệu, các cơ sở chế biến thành phẩm thường gắn với thị trường.
19



- Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành nầy: nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, thị trường
tiêu thụ lớn cả trong và ngồi nước.
b. Tình hình phát triển và phân bố:
- Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: gồm các ngành:
+Xay xát: tập trung chủ yếu ở các vùng trồng lúa hoặc các thành phố lớn nơi có thị
trường tiêu thụ lớn hoặc phục vụ xuát khẩu.
+ Ngành đường mía: tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cuảu Long, đông Nam Bộ,
Duyên hải Miền Trung. Các nhà máy đường lớn là Lam Sơn ( Thanh Hóa), Quảng Ngãi, Bình Dương ,
La Ngà, Tây Ninh, Hiệp Hòa, Long An.
+ Ngành chế biến chè cà phê thuốc lá: tập trung ở các vùng nguyên liệu hoặc các thành
phố lớn.
+ Ngành rượu bia nước ngọt phát triển ở các thành phố lớn.
- Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:
+ Chưa phát triển lắm do chăn nuôi nước ta còn yếu, chỉ mới phát triển gần đây.
+ Gồm các ngành chế biến sữa, làm bơ, phó mát, thịt hộp.
+ Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
- Công nghiệp chế biến thủy sản:
+ Làm nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc.
+ Chế biến tôm đông lạnh ở các thành phố lớn.
+ Ngành đồ hộp phát triển ở Hải Phịng và Tp Hồ Chí Minh.
+ Ngành làm muối ở Sa Huỳnh, Văn Lí, Cà Ná.
2. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản:
- Gồm các ngành cưa xẻ, chế biến gỗ, bột giấy, đồ gỗ, tre mây…
- Sản lượng gỗ cưa xẻ từ 3 triệu m3/ năm.
- Tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên ( Plây-cu, Bn Mê Thuộc), Bắc Trung Bộ( Thanh Hóa,
Vinh, Hà Tĩnh).
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP.
1. Khái niệm.
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất
trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trị rất quan trọng làcơng cụ để thực hiện cơng nghiệp
hố và hiện đại hố.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a. Nhân tố bên trong:
- Vị trí địa lí.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Khoáng sản: Số lượng, trữ lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khống sản sẽ chi
phối qui mơ, cơ cấu và ttổ chức các cơ sở công nghiệp.
+ Nguồn nước: Bất cứ ngành sản xuất cơng nghiệp nào cũng cần nước.
+ Khí hậu: ảnh hưởng đến sự chọn lựa cơng nghệ thích hợp, nguồn nguyên liệu.
+ Sinh vật: Ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu.
- Các điều kiện kinh tế xã hội.
- Dân cư: Cung cấp lực lượng lao động, tạo thị trường tiêu thụ, tập quán sản xuất và tiêu dùng.
- Những tiến bộ về kĩ thuật.
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: các đô thị, mạng lưới giao thông, điên, nước, mang lưới phân phối…
- Đường lối chính sách.
b. Nhân tố bên ngoài:
- Thị trường nước ngoài.
- Hợp tác quốc tế: liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, đầu tư nước ngồi.
3. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
a. Điểm công nghiệp.
- Là khu dân cư có một hoặc hai xí nghiệp cơng nghiệp.
- Nước ta có nhiều điểm cơng nghiệp, các điểm đơn lẽ thường ở miền núi.
20


b. Khu cơng nghiệp.
- Cịn gọi là khu cơng nghiệp tập trung, khu chế xuất, hình thành từ thập niên 90.
- Là khu vực có ranh giới cụ thể trong đó có nhiều các cơ sở sản xuất cơng nghiệp và các
dịch vụ hổ trợ. Có ban quản lí riêng, có qui chế ưu đải…

- Các khu cơng nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ,
đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.
c. Trung tâm cơng nghiệp.
- Là hình thức tổ chức ở trình độ cao, thường gắn liền với một đơ thị vừa và lớn.
- Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành trong đó có một số ngành chun
mơn hố và các ngành bổ trợ.
- Các trung tâm cơng nghiệp có thể chia làm 3 nhóm dựa vào vai trị trong phân cơng lao
động theo lãnh thổ.
+ Các trung tâm có ý nghiã quốc gia: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Đà Nẵng, Cần Thơ…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Nam Định, Nha Trang…
d. Vùng công nghiệp.
- Phạm vi lãnh thổ rộng, ranh giới không chặt chẽ.
- Cả nước có 6 vùng:
+ Vùng 1: Các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ trừ tỉnh Quảng Ninh.
+ Vùng 2: Các tỉnh đồng bằng sông Hồng cộng thêm tỉnh Quảng Ninh và 3 tỉnh từ
Thanh Hoá đến Hà Tĩnh.
+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
+ Vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên trừ Lâm Đồng.
+ Vùng 5: Các tỉnh Đơng Nam Bộ cộng thêm Bình Thuận và Lâm Đồng.
+ Vùng 6: Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
(lưu ý học sinh học chương trình cơ bản khơng học phần chữ in đậm có trong các bài)
I. GTVT
1. Giao thông vận tải.
Mạng lưới giao thông vận tải phát triển khá tồn diện gồm nhiều loại hình khác nhau.
a. Đường ô tô.
- Những năm gần đây mạng lưới đường đã được mở rộng và hiện đại hoá, về cơ bản đã phủ
kín các vùng .
- Đường bộ Việt Nam đang hội nhập vào hệ thống đường bộ khu vực và quốc tế.

- Mật độ đường bộ vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng đường còn hạn
chế.
- So năm 2004 với 1990 :
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ tăng 3,6 lần
+ Khối lượng hàng hóa luân chuyển đường bộ tăng 4,3 lần
+ Khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ tăng 3,5 lần
+ Khối lượng hành khách luân chuyển đường bộ tăng 2,8 lần
- Các tuyến đường chính là:
+ Quốc lộ 1A chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị đến tận Cà Mau dài 2300km.
+ Đường Hồ Chí Minh ( đang xây dựng).
b. Đường sắt.
- Tổng chiều dài là 3143 km.
- Đường sắt Thống Nhất nối HN-Tp HCM dài 1726 km gần song song với quốc lộ 1.
- Các tuyến khác từ Hà Nội đi Hải Phòng, Lào Cai, Thái ngun, Đồng Đăng…
c. Đường sơng.
- Có nhiều sơng ngịi nhưng chỉ sử dụng 11.000km vào giao thông
- Vận tải đường sông tập trung chủ yếu trên các hệ sông: Hông- Thái Bình, Mê Cơng-Đồng Nai, một
số sơng lớn của miền Trung.
d. Đường biển.
21


- Bờ biển dài 3260km nhiều vũng, vịnh kín gió lại nằm gần đường hằng hải quốc tế nên thuận lợi để
phát triển
- Cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung
Quất, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu- Sài Gòn- Thị Vải
- tuyến ven bờ quan trọng nhất nối Hải Phịng- Tp HCM, dài 1500km..
e. Đường hàng khơng.
- Là ngành còn non trẻ nhưng phát triển nhanh vượt bậc. Các phương tiện đã được hiện đại hố.
- Cả nước có 19 sân bay trong đó có 5 sân bay quốc tế

g. Đường ống.
- Tổng chiều dài đường ống độ 1200km.
- Hai tuyến đường quan trọng nhất là tuyến dẫn khí đốt từ mỏ Bạch Hổ vào Vũng Tàu và
tuyến dẫn xăng dầu từ Bãi Cháy vào các tỉnh đồng bằng sơng Hồng
II. TTLL
1. Bưu chính:
- Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp
- Vẫn còn một số hạn chế: phân bố chưa đều, cơng nghệ cịn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ cịn mang
tính thủ cơng
- Sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa
- Kết hợp hoạt độngcơng ích với hoạt động kinh doanh
2. Viễn thông:
- Phát triển nhanh vượt bậc
- Mạng lưới tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
+ Mạng điện thoại gồm mạng nội hạt và đường dài, mạng cố định và di động
+ Mạng phi thoại gồm mạng Fax, mạng truyền trang báo
+ Mạng truyền dẫn với nhiều loại phương tiện
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI.
1.Vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Thương mại đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội là nhịp cầu nối thị trường trong nước
với thị trường quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giới và khu vực.
- Thương mại góp phần hình thành qui mơ, cơ cấu và hướng chun mơn hố sản
xuất của các vùng lãnh thổ, thúc đẩy q trình phân cơng lao động theo lãnh thổ.
- Thương mại có nguồn gốc từ nền sản xuất hàng hóa. Ngày nay đang phát triển mạnh mẽ
thể hiện xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa của thế giới.
2. Nội thương.
a. Tình hình phát triển.
- Việc bn bán trao đổi hàng hóa ở nước ta đã diễn ra từ lâu và phát triển một số các đô
thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà…

-Thời Pháp thuộc bên cạnh các chợ q cịn có hệ thống chợ với qui mô lớn như chợ Đồng
Xuân, chợ Sắt, chợ Đông Ba, chợ Bến Thành….
- Sau 1975, nhất là sau Đổi mới hoạt động nội thương đã nhộn nhịp. Cả nước hình thành một
thị trường thống nhất, hàng hố được tự do lưu thơng đã trở nên đa dạng, phong phú. Tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng từ 121,2 nghìn tỉ đồng (1995) lên 480,3 nghìn
tỉ đồng (2005).
b. Cơ cấu và phân bố.
- Hoạt động nội thương tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước. Khu vực nhà nước tỉ
trọng có xu hướng giảm ( 22,6%năm 1995 giảm còn 12,9% năm 2005)
- Hoạt động nội thương diễn ra không đều theo các vùng lãnh thổ. Các vùng có kinh tế phát
triển( Đơng Nam Bộ, Đồng bằng sơng Hồng) là những vùng có hoạt động nội thương phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm bn bán sầm uất nhất nước (năm 2005 đạt 108 nghìn tỉ
đồng), sau đó là Hà Nội ( 45 nghìn tỉ), Hải Phòng, Đà Nẵng….
22


3. Ngoại thương.
a. Tình hình:
- Hoạt động xuất nhập khẩu đã có những chuyển biến rõ rệt, sau nhiều năm nhập siêu lần
đầu tiên nước ta đã xuất siêu vào năm 1992. Hiện nay nhập siêu vẫn còn lớn nhưng về bản chất đã
khác trước.
- Thị trường buôn bán đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hố. Ngồi thị
trường truyền thống , nước ta đã tiếp cận nhiều thị trường mới. Việt nam đã là thành viên của WTO
Hiện có quan hệ bn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã thay đổi với việc mở rộng quyền hoạt động xuất
nhập khẩu cho các ngành và các địa phương, xóa cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị
trường.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng nhanh, trong vòng 15 năm từ 1990 đến 2005 tăng
13,5 lần từ 5156 triệu USD lên 69.419 triệu USD.
b. Xuất khẩu.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 2404 triệu USD (1990) lên 32.441 triệu USD (2005)
- Hàng xuất khẩu chính của nước ta là : hàng cơng nghiệp nặng và khống sản, hàng công
nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nơng lâm thuỷ sản cịn hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất
(trên 90%) và hàng tiêu dùng. Hiện nay có 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu
trên 100 triệu USD như dầu thô, hàng may mặt, giày da, thuỷ sản, gạo, cà phê….
- Thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
c. Nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh, từ 2752 triệu USD (1990) lên 36.978 triệu (2005). Phản
ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng
- Hàng nhập khẩu chính là tư liệu sản xuất 94,3%( trong đó máy móc thiết bị 26,1%,
nguyên nhiên vật liệu 68,2%), hàng tiêu dùng (5,7%)
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước châu Á- Thái Bình Dương và châu Âu
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1. Tài nguyên du lịch;
Khái niệm : là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn,
công trinhg lao động sáng tạo của con người được sử dụng thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yểu tố chính
để hình thành điểm du lịch, khu du lịch. Gồm 2 nhóm …
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Về địa hình: Cả địa hình đồng bằng đồi núi biển cả hải đảo. tiêu biểu là địa hình đá
vơi(các hang động), địa hình bờ biển.
+ Về khí hậu: Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm hoạt động du lịch thực hiện cả năm.
Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nhiều loại hình. Tuy nhiên các tai biến của thiên nhiên nhiệt đới
ẩm có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch
+ Tài nguyên nước:
- Các hồ ( Ba Bể, Lắc, Biển Hồ….)
- Sông nước ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long..
- Các điểm nước nóng, nước suối khống…
+ Tài ngun sinh vật
- Các cảnh quan rừng ( Cúc Phương, Ba Vì, Cát Tiên, …)
- Các vườn quốc gia, khu dự trữ quốc gia…)

b.Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Các di tích văn hóa-lịch sử:4 vạn ( 2,6 ngàn di tích được xếp hạng), có di sản văn
hóa thế giới ( Cố đơ Huế, phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn)
+ Các lễ hội ( Lim, chùa Hương, Chọi trâu, cầu ngư….)
+ Các làng nghề ( Bát Tràng, Đồng Hỉ, Đông Hồ…. )
2. Tình hình phát triển du lịch và sự phân hóa theo lãnh thổ
a. Tình hình phát triển:Có q trình hoạt động từ thập niên 60 của thế kỉ XX, nhưng thực sự
phát triển nhanh từ từ đầu thập kỉ 90 nhờ chính sách Đổi mới.
Từ 1991-2005:
23


+ Khách nội địa tăng từ 1,5 triệu lượt người lên 16 triệu lượt người.
+ Khách quốc tế tăng từ 0,3 triệu lượt lên 3,5 triệu lượt.
+ Doanh thu tăng gần 38 lần từ 0,8 nghìn tỉ lên 30,3 nghìn tỉ đồng
b. Sự phân hóa theo lãnh thổ:
- Cả nước chia làm 3 vùng du lịch: Vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Vùng du
lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- 2 tam giác tăng trưởng du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang-Đà Lạt, Hà Nội- Hải
Phòng- Quảng Ninh
- Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vấn đề phát triển du lịch bền vững:
- Phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng, thể hiện ở 3 góc độ: bền vững về kinh tế, bền
vững về xã hội và bền vững về tài nguyên-môi trường
- Phải thực hiện hàng loạt giải pháp mang tính đồng bộ: tạo ra sản phẩm độc đáo, tôn tạo
và bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo du lịch.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
1. Khái quát chung.
- Có 15 tỉnh : + Đông Bắc 11 tỉnh ( Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang

+ Tây Bắc 4 tỉnh.( Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hịa Bình)
- Đây là vùng có diện tích lớn nhất trong các vùng kinh tế nước ta, 101.000km2 chiếm 30,5%
diện tích cả nước, có dân số 12 triệu người (2006) chiếm 14,2% dân số cả nước.
- Vùng có vị trí địa lí đặc biệt:
+ Có biên giới chung với Lào, Trung Quốc
+ Giao lưu dễ dàng với Đồng bằng sông Hồng bằng đường bộ, đường thủy.
+ Có cửa ngõ thơng ra biển ở Quảng Ninh với cảng biển sâu Cái Lân.
- Vùng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng: đất đai ( đất feralit phát triển trên đá vôi, đá phiến,
đá gơ nai, và các loại đá mẹ khác), khí hậu (khí hậu nhiệt đới gío mùa có một mùa đơng lạnh) ,
khống sản( than, sắt, thiếc, chì -kẽm, đồng vàng, đồng niken,đất hiếm, apatit, đá vơi) rừng, biển, du
lịch…nên có điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành.
- Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người với những nét độc đáo về văn hố, có truyền thống
trong sản xuất, nhưng vẫn cịn tình trạng du canh, đốt rừng làm rẫy.
- Đây là vùng thưa dân( mật độ trung bình 113 người/km2), hạn chế về lao động và thị trường tại chỗ.
- Vùng có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn yếu, tập trung chủ yếu ở trung du.
- Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, có Điện Biên Phủ lịch sử.
2. Vấn đề khai thác các thế mạnh.
a. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.
-. Khoáng sản.
+ Đây là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta. Các khống sản chính là than ( Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên), sắt( Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang) , thiếc( Cao Bằng), đồng-vàng,
apatit ( Lào Cai), chì-kẽm(Bắc Cạn), đồng-niken (Sơn La), vật liệu xây dựng….
+Vùng than Quảng Ninh là vùng than có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất
Đông Nam Á. Sản lượng khai thác hàng năm trên 30 triệu tấn phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện và
xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện ng Bí (Quảng Ninh, 150 MW), dự kiến xây dựng
thêm nhiệt điện ng Bí mở rộng ( 300 MW), nhiệt điện Cẩm Phả ( Quảng Ninh, 600MW), nhiệt điện
Cao Ngạn (116MW), nhiệt điện Na Dương (110MW)..
+ Sắt được khai thác chủ yếu ở Thái Nguyên để phục vụ cho Trung Tâm gang thép Thái Nguyên.
+Thiếc được khai thác ở Tĩnh Túc( Cao Bằng) mỗi năm trên 1000 tấn phục vụ cho xuất khẩu và các cơ
sở luyện kim màu.

+ Apatít được khai thác ở Cam Đường ( Lào Cai) mỗi năm 600.000 tấn để sản xuất phân lân.
+ Các mỏ khác chưa được khai thác do địi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
- Thuỷ điện.
24


+ Các sơng suối có trữ năng thuỷ điện lớn ( hệ thống sông Hồng 11 triệu KW ( 37% cả nước),
trong đó sơng Đà 6 triệu KW).
+Các nhà máy thuỷ điện đã xây dựng: Thác Bà ( sông Chảy, n Bái, 110 MW) Hồ Bình
(Sơng Đà, Hịa Bình, 1920 MW). Các nhà máy đang được xây dựng: Tuyên Quang( Sông Gâm,Tuyên
Quang, 342MW), Sơn La( Sông Đà, Sơn La, 2400MW).
+Việc phát triển mạnh thuỷ điện tạo động lực cho sự phát triển của vùng nhất là với việc khai
thác chế biến khoáng sản. Tuy nhiên với việc xây dựng các cơng trình lớn vấn đề mơi trường đang cần
được lưu ý.
b. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ơn đới.
- Là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ơn đới: đất
feralít, đất phù sa cổ rộng lớn, khí hậu có mùa đơng lạnh, do gió mùa và địa hình cao.
- Đây là vùng chun canh chè số 1 của nước ta trồng nhiều ở Thái Nguyên, Yên Bái, Phú
Thọ, Hà Giang, Sơn La.
- Trên vùng núi ở Cao Bằng, Lạng Sơn và dãy Hoàng Liên Sơn trồng nhiều các cây dược liệu
quí: Tam thất, đương qui, thảo quả, hồi…
- Các tỉnh biên giới trồng nhiều cây ăn quả cận nhiệt( đào, lê, táo, mận), Sapa có thể trồng rau
vụ đơng, hoa suốt năm.
- Đẩy mạnh sản xuất cây CN, cây đặc sản cho phép phát triển nơng nghiệp hàng hố, hạn chế
nạn du canh du cư.
- Khả năng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất còn nhiều nếu giải quyết vấn đề nước tưới,
cơ sở chế biến, giao thông vận tải..
c. Thế mạnh về chăn ni.
- Trên độ cao 600-700m có nhiều đồng cỏ có thể phát triển trâu, bị, dê, ngựa thành từng đàn.
Trâu 1,7 triệu con (3/5đàn trâu cả nước), bò 900.000 con (16% cả nước).Trâu được nuôi nhiều ở các

tỉnh Đơng Bắc, bị sữa được ni trên cao ngun Mộc Châu (Sơn La)
- Nhờ trồng nhiều hoa màu lương thực nên việc chăn nuôi lợn khá phát triển (5,8 triệu con,
21% cả nước).
- Hạn chế của vùng trong việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn là chất lượng đồng cỏ chưa cao,
việc vận chuyển sản phẩm đến nơi chế biến tiêu thụ gặp khó khăn, thời tiết lạnh giá vào mùa đông dễ
gây tổn thất cho gia súc.
d. Thế mạnh về kinh tế biển.
- Kinh tế biển có vai trị quan trọng nhờ có tài ngun phong phú, nằm trong vùng kinh tế
năng động (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ) và trong điều kiện kinh tế mở cửa.
- Ngành đánh bắt hải sản nhất là đánh bắt xa bờ có điều kiện phát triển( ngư trường Hải
Phịng- Quảng Ninh).
- Du lịch biển đảo phát triển mạnh, đặc biệt ở vùng vịnh Hạ Long.(Di sản thiên nhiên thế giới)
- Cảng sâu Cái Lân đang được xây dựng, nâng cấp tạo đà cho sự phát triển của khu công
nghiệp Cái Lân.
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
1. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng.
Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành ( Hà Nội, Hải Phịng, Hưng n, Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh), có diện tích 15.000km2( chiếm 4,5%
diện tích cả nước), dân số 18,2 triệu ( năm 2006, chiếm gần 21,6% dân số cả nước)
a. Vùng có
vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội
- Là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ.
- Nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có Hà Nội là thủ đơ,
trung tâm cơng nghiệp, trung tâm hành chính chính trị cao nhất nước.
- Tiếp giáp với biển trên 400km bờ biển, có cửa ngõ thơng ra biển qua cảng Hải Phịng, dễ
dàng mở rộng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực.
- Tuy nhiên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên vùng thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
b. Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng.
25



×