Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Rèn chữ viết cho HS lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.29 KB, 7 trang )

I. ĐẶT V Ấ N ĐỀ :
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng để rèn luyện môt trong bốn kĩ
năng của học sinh. Viết là kĩ năng thứ tư , chữ viết là sản phẩm cuối cùng
của quá trình rèn luyện kĩ năng nghe , nói , đọc. Nhìn chữ viết của học sinh
sẽ thấy được quá trình tôi luyện của học sinh, thấy được sự cẩn thận, bền bĩ
hay không ở học sinh bởi thế mới có câu “ Nét chữ nết người “ là vậy.
Bản thân là người giáo viên dạy lớp Một , tôi luôn tâm niệm một điều rằng :
cần phải coi trọng việc dạy cho học sinh viết đúng, viết rõ ràng , cẩn thận
đến viết đẹp ngay từ những ngày đầu tiên của năm học. Nếu ở lớp Một mà
không rèn được chữ đẹp thì lên lớp trên lại khó có thể rèn được . Muốn thực
hiện được điều đó, trong những ngày đầu năm làm quen với học sinh lóp
Một, tôi đã khảo sát thực tế tình hình “ cầm bút viết nét “ của học sinh lớp
mình và đề ra biện pháp rèn chữ- giữ vở sao cho phù hợp với lớp mình trong
suốt năm học.
II. NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN :
1/ Thuận lợi :
- Đa số các em đã qua lớp mầm non, ít xa lạ khi làm quen với môi trường
mới.
- Lớp dạy là lớp bán trú, phụ huynh quan tâm , chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ,
sách vở để con vào học lớp Một.
- Cơ sở vật chất , phương tiện dạy học của nhà trường trang bị đầy đủ .
- Khá đông học sinh có tinh thần ham học, có tâm thế tốt khi vào học lớp
Một.
2/ Khó khăn:
- Sỉ số lớp đông.
- Học sinh có tuổi ở giai đoạn cuối năm nhiều , thể trạng nhỏ , tay cầm bút
run.
- Đa số do nhu cầu cuộc sống nên phụ huynh có tâm lí “ trăm sự nhờ cô”
và ít có thời gian theo sát các em mỗi ngày để hướng dẫn uốn nắn các
em ở nhà.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :


Muốn học sinh viết đúng , viết đẹp tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1/ Giai đoạn chuẩn bị :
- 1 -
- Sau khi đã khảo sát và nắm bắt được tình hình lớp trong những buổi đầu
năm , tôi tiến hành làm những công việc đầu tiên để chuẩn bị thật tốt cho
quá trình dạy viết sắp tới :
+ Giới thiệu tư thế ngồi viết đúng rồi cho các em rèn tập, từng đôi bạn
ngắm nhìn tư thế ngồi của nhau, góp ý và sửa dáng ngồi cho nhau.
+ Song song với việc rèn tư thế ngồi là việc hướng dẫn học sinh cầm
bút . Lúc này , giáo viên làm mẫu cho cả lớp xem, yêu cầu học sinh dùng 3
ngón cái, trỏ, giữa đưa lên không trung để làm động tác cầm bút và để giáo
viên dễ theo dõi, sửa cho các em.
+ Tiếp theo , tôi dạy cho các em cách cầm viên phấn kết hợp hướng
dẫn cách để bảng con ( hoặc vở) nghiêng về bên trái bằng cách cho các em
dùng ngón tay trỏ đẩy góc bảng ( hoặc vở) bên phải nhích lên một ngón tay
so với mép bàn.
- Và việc cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị là hướng dẫn các em xác định
đường kẻ , dòng li . Việc nhận biết chính xác thứ tự 5 đường kẻ ngang ,
4 dòng li và các đường kẻ dọc sẽ giúp cho học sinh và giáo viên rất
nhiều trong việc dạy và học viết chữ đúng , đẹp sau này.
2/ Giai đoạn rèn chữ :
 Rèn nét :
- Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan trọng, để
giúp học sinh viết đúng cỡ chữ , viết đẹp thì không thể coi thường phần
viết nét cơ bản, có 13 nét cơ bản mà tôi yêu cầu học sinh phải nhớ và tập
viết chính xác : nét ngang , nét thẳng , nét xiên trái , nét xiên phải , nét
móc xuôi , nét móc ngược , nét khuyết trên , nét khuyết dưới , nét thắt,
Từ những nét cơ bản này, học sinh viết sang các chữ rất dễ dàng vì đã
định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào ráp lại. Tôi kết hợp
dạy cho học sinh phân biệt độ cao , độ rộng của từng nhóm nét cơ bản.

Ví dụ : nhóm nét cong thường có độ cao 1 đơn vị , nhóm nét khuyết có độ
cao (dài) 2 đơn vị rưỡi.
- Mỗi một nét khi dạy tôi đều dưa ra hệ thống dấu chấm từ lúc đặt bút viết
đến vị trí đưa bút di qua rồi đển vị trí dừng bút lại .
- Sau giai đoạn rèn nét, tôi tách các em viết yếu và chưa chuẩn ngồi riêng
để dễ kèm cặp nhất là đối với các em đã học viết trước quá nhiều theo sự
hướng dẫn lệch lạc có hiện tượng “ cứng tay” cần phải quan tâm , uốn
nắn nhiều hơn.
 Rèn chữ:
- 2 -
- Đầu năm học là lúc học sinh lớp Một viết bút chì , tôi đã hướng dẫn học
sinh chuốt bút chì sao cho đầu bút chì không quá nhọn vì khi di chuyển
bút trên giấy khó , dễ gãy ngòi và xước giấy , nét chữ bị mỏng cũng
không để đầu bút quá to làm nét chữ bị lớn không đẹp, vở sẽ bị dơ. Tôi
cũng hướng dẫn cách dùng tẩy để bôi chữ sai sao cho nhẹ nhàng và
không làm dơ tập , rách giấy.
- Để học sinh lớp tôi có định hướng đúng về chữ viết đẹp - vở sạch thì
trước khi dạy viết , tôi đã giới thiệu cho các em xem vài quyển vở mẫu
của các anh chị học sinh năm trước từ đó khơi gợi ở các em động lực ,
niềm say mê rèn chữ viết .
- Quá trình dạy viết chữ trên lớp được tôi tiến hành như sau :
+ Đưa mẫu và tập cho học sinh thói quen đọc thầm , phân tích hình
dáng cấu tạo , độ cao chữ sắp viết .
+ Viết mẫu trên bảng thật chậm, đúng theo quy tắc với nét chữ chuẩn
và chân phương, học sinh sẽ tận mắt nhìn thấy tay cô dang viết từng nét chữ.
Ở đây , theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì việc hướng dẫn học sinh nhận
ra cách nối nét sao cho đẹp là yếu quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp
của học sinh. Bởi thế cho nên, tôi luôn giúp học trò của tôi nhận ra điểm
chưa đẹp khi nối nét mà trong các kiểu nối sau đây khi dạy cần phải lưu ý :
o Trường hợp : nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét

móc ( hoặc nét hất ) đầu tiên của chữ cái sau.
Ví dụ : a – n , i – m , a – i , t – ư , ….
Lưu ý học sinh khi nối cần điều tiết về độ dãn giữa 2 chữ cái sao cho vừa
phải , hợp lí để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ.
o Trường hợp : nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét
móc ( hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.
Ví dụ : e – m , ơ – n , o – i , c – ư , ….
- 3 -
Lưu ý chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang nét móc ( hất ) để
hình dạng 2 chữ cái vẫn rõ ràng, điều chỉnh khỏang cách giữa 2 chữ cái sao
cho không quá gần hay quá xa.
o Trường hợp: nét móc ( hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối
với nét cong của chữ cái sau.
Ví dụ : a – c , h – o , g – a , y – ê , …
Lưu ý : ở y – ê diều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi ngã ra để
khoảng cách giữa y – ê không bị sát.
o Trường hợp : nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của
chữ cái sau .
Ví dụ : o – e , o – a , x –o , e – o , …
Lưu ý: rê bút từ chữ o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho
vòng ở đấu chữ cái o không to quá ; rê bút từ chữ o sang ngang rồi lia bút
viết tiếp chữ cái a.
- Tập viết thuần thục trên bảng con , có thể nói bảng con là phương tiện
ưu việt giúp tôi chỉnh sửa kịp thời nhanh chóng lỗi sai của học sinh để
đến khi viết vào vở sẽ đúng và hạn chế tẩy sửa
- Học sinh viết vào vở , khi viết tôi sẽ cho các em viết từng chữ từng
dòng , đi kiểm tra , chỉnh sửa cho các em. Khi viết vở tôi luôn nhắc nhở
học sinh giữ gìn vở viết cẩn thận, không để vở quăn góc, tôi luôn yêu
cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau thường xuyên kiểm tra vở của bạn để
nhắc nhau chỉnh sửa.

- 4 -
Như đã trình bày ở trên , đối với những học sinh viết yếu tôi đã xếp ngồi
riêng để dễ rèn thì với số học sinh còn lại cũng được chia thành nhóm viết
chữ thuần thục, chuẩn sẽ rèn viết thanh đậm còn nhóm cần phải chỉnh sửa
thêm tôi sẽ rèn tiếp và với đặc tính hay bắt chước của học sinh lớp Một , tôi
cố ý xếp một số em viết còn chưa chuẩn lắm ngồi gần những em viết chữ
đẹp để các em học tập bạn mình , tự nâng cao chữ viết.
- Đến giai đoạn viết bút mực tiến đến viết chữ nhỏ cũng cần phải lưu ý
nhiều điều : thống nhất với cả lớp chỉ sử dụng màu mực tím , giới thiệu
một số loại bút tốt, viết nét đẹp để phụ huynh biết mua cho các em.
Trong quá trình viết bút mực, giáo viên luôn lưu ý học sinh cần cẩn thận
để hạn chế tối đa sai sót. Khi lỡ sai, các em dùng bút chì và thước kẻ
gạch ngang lên chữ viết sai rồi viết lại chữ đúng bên cạnh. Học sinh
tuyệt đối tránh việc tẩy xóa hoặc viết chồng nét lên.
- Ở giai đọan viết chữ cỡ nhỏ 1 ô li , một số em gặp khó khăn, tôi luôn
nhắc nhở các em viết thoáng chữ, mỗi con chữ điều chỉnh độ rộng một ô
li vở để chữ đều nét , không bị ríu chữ.
IV. M Ộ T S Ố V Ấ N ĐỀ KHAÙC :
- Giảng dạy cho học sinh viết đúng viết đẹp không chỉ ở phân môn tập
viết mà tôi còn luôn nhắc nhở học sinh rèn viết ở tất cả các môn học
khác.
- Áp dụng biện pháp thi đua , tuyên dương khen thưởng là biện pháp tối
ưu nhằm khích lệ , động viên học sinh rèn chữ giữ vở tốt : các tổ trong
lớp thi đua rèn chữ để đem điểm cộng về cho tổ mình , các cá nhân xuất
sắc sẽ được tuyên dương trước lớp để khơi gợi ý thức phấn đấu , thích
viết hơn , chăm rèn hơn.
- Bằng phương pháp “ nêu gương “ , bản thân giáo viên cũng phải luôn cố
gắng tự rèn luyện mình, thể hiện qua từng bài dạy , cách trình bày bảng
rõ ràng , khoa học , đẹp nhằm gây ấn tượng tốt cho học sinh. Chữ viềt
của giáo viên luôn đúng mẫu , đẹp để các em bắt chước theo. Trong quá

trình giảng dạy , giáo viên luôn lưu ý kĩ và chỉnh sửa cho các em kịp thời
đến lúc chấm trả , giáo viên cũng thể hiện sự cẩn thận bằng cách gạch
dưới con chữ sai hoặc nét sai rồi viết mẫu lại, ghi lời nhận xét rõ ràng dễ
hiểu, chấm điểm chân phương giúp học sinh khắc phục nhanh chóng để
viết tiến bộ hơn.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
- 5 -
Với tất cả cố gắng của mình thì tập thể học sinh lóp tôi luôn được đồng
nghiệp nhìn nhận đánh giá là lớp viết chữ đúng , rõ ràng, đẹp.
- Tỷ lệ đầu năm : xếp loại A là 10 HS , xếp loại B là 29 HS , xếp loại C là
6 HS.
- Tỷ lệ phòng GD khảo sát : xếp loại A là 46 HS , xếp loại B là 2 HS.
- Tỷ lệ hiện nay : xếp loại A là 46 HS , xếp loại B là 4 HS.
* Cá nhân : Em Ngô Lê Thu Thảo - đạt giải I cấp trường.
Em Trương Thị Thiên Nhã - đạt giải II cấp quận ( vòng 1 )
VI. KẾT LUẬN :
Công việc rèn chữ đâu chỉ một sớm, một chiều mà phải làm trong cả một
quá trình liên tục ngày này qua ngày khác. Việc rèn chữ chỉ cần lơ đi một
ngày , một tuần cũng sẽ khiến cho học sinh viết chữ giảm sút đi vì trẻ lớp
Một thường hiếu động, nhanh quên, thiếu kiên trì. Điều cần thiết luôn có ở
người giáo viên là phải kiên trì, tận tâm chăm chút từng nét chữ , dáng ngồi
của học sinh. Nhìn thấy những dòng chữ nắn nót, đẹp rạng ngời trên những
trang giấy trắng tinh của học sinh tôi tin rằng đó là tất cả niềm hạnh phúc
của người giáo viên sau bao trăn trở rèn cặp học sinh thân yêu của mình.
Chữ viết đẹp là hành trang theo suốt quãng đời học tập của học sinh vậy
ngay từ lớp Một , các em cần phải được rèn luyện thật tốt để làm nền móng
vững chắc cho các em trong những năm học tới.
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp rèn chữ , nâng cao
chữ viết cho học sinh lớp Một mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học.
Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng

nghiệp để góp phần tốt cho chuyên môn. Rất mong được sự góp ý của quý
thấy cô đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tân Phú, ngày 2 tháng 4 năm 2007
Người viết
Nguyễn Hoàng Cẩm Tú
- 6 -
- 7 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×