Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bi hài chuyện giảm béo cho con pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.59 KB, 8 trang )

Bi hài chuyện giảm
béo cho con


Chị Oanh lo lắng thấy con ăn kiêng mà vẫn tăng
cân đều, không biết rằng cậu bé thường xuyên
sang nhà chú ăn dỗ bánh kẹo, sữa và cả cơm…
của em họ.


Nên cho con ăn uống hợp lý trước khi bị thừa cân.
Mới 8 tuổi đã nặng 40 kg, bé Trung (Gia Lâm, Hà Nội)
được bố mẹ bắt ăn kiêng để giảm cân. Nhưng đã
quen ăn nhiều, cậu bé không quen được với chuyện
này. Đến bữa, loáng một cái, Trung "đã" hết hai bát
định mức (thay vì bốn bát như trước đây) rồi thẫn thờ
nhìn người khác ăn một cách thèm thuồng, khiến bố
mẹ tự nhiên thấy khó nuốt.

Chị Oanh cũng thực hiện “vườn không nhà trống” đối
với cái tủ lạnh, không đưa con tiền ăn sáng mà cho
ăn ngay tại nhà để kiểm soát. Nghiêm khắc như thế
một thời gian, chị Oanh ngạc nhiên thấy cân nặng
của con vẫn tăng đều. Hoá ra cu cậu không chịu
được đói, nên hôm nào cũng sang nhà chú ở bên
cạnh ăn dỗ bánh kẹo, sữa và thậm chí cả cơm… của
cô em họ. Cô em này mắc tật biếng ăn nên được mẹ
mua cho đủ của ngon vật lạ, những thứ bổ dưỡng,
cao năng lượng, thấy anh “giúp đỡ” thì không gì thích
bằng.



Được chị Oanh khuyến cáo, nhà chú thực hiện “cấm
vận” về chuyện ăn đối với Trung. Sau ít hôm thấy con
ủ rũ vì thèm ăn, chị Oanh vui mừng vì Trung lại tươi
tỉnh như trước, cho rằng cu cậu đã quen với việc
kiêng cữ. Nhưng ít hôm sau, chị phát hiện ra con trai
lén lấy tiền trong ví mẹ.

“Con đói quá mẹ ơi, chịu không nổi”, Trung khóc oà
khi mẹ mắng về tội trộm tiền. Nhìn thằng bé nấc lên,
vẻ mặt đầy hờn tủi, ông bố xót con quá không chịu
nổi nữa: “Thôi dẹp, không kiêng cữ gì nữa, để nó lớn
lên hẵng hay!”.

Bé Thu, 7 tuổi, nhà ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội,
cũng bị bố mẹ bắt ăn kiêng để giảm cân. Nhưng cũng
vì chuyện này mà giữa mẹ bé với bà nội sinh ra mâu
thuẫn. “Tôi không hiểu nổi anh chị. Hồi nó còn bé thì
ép nó ăn bằng được, nhồi như nhồi gà để nó tăng
cân. Giờ nó ăn nhiều quen rồi lại bắt nó nhịn”, bà nội
nói. Đến bữa, chị Phượng, mẹ bé Thu, nấu thức ăn
riêng cho con, với những món luộc, ít năng lượng
như khuyến cáo. Nhìn mâm cơm của cả nhà toàn
những thứ ngon lành hấp dẫn trong khi đĩa thức ăn
của Thu trông ảm đạm, lại nhìn vẻ mặt cháu, bà nội
thở dài. Nhiều khi không đừng được, bà lại gắp vài
miếng ngon sang bát cháu, dù biết là con dâu sầm
mặt xuống.

“Thôi, từ nay chị cứ nấu cho cả nhà như nhau, tất cả

đều kiêng, chứ con bé chừng ấy tuổi đầu mà phải ăn
uống khổ hạnh trong khi bố mẹ ông bà ăn ngon thì tôi
thấy dã man quá”, bà nội quyết định. Nhưng giờ thì
đến lượt cánh đàn ông trong nhà, đã quen ăn ngon,
thở dài thườn thượt. Rồi sau ít hôm, bố chồng nhỏ
nhẹ với chị Phượng: “Con ạ, bố thấy người lớn bớt
ăn đi còn khó, huống nữa là trẻ con. Con thư thư cho
nó vài năm, lớn lên sợ xấu là tự khắc biết kiêng thôi”.

Cực chẳng đã, Phượng đành cho cả nhà ăn ngon
như cũ, nhưng vẫn kiên quyết giữ chế độ nghiêm
ngặt cho con gái. Biết sự không nghe lời này khiến bố
mẹ chồng rất giận nhưng vì sợ cho tương lai của con,
chị cố lờ đi. Nhưng sự nghiệp giảm cân của bé Thu
vẫn không có kết quả, bởi những lúc mẹ đi vắng, bé
vẫn được ông bà cho ăn thêm bánh trái. Dạo này ông
còn xung phong đưa đón Thu đi học, và thường chở
cháu đi ăn kem, ăn chè. Thu biết vậy, nhưng chẳng
làm sao được.

“Tớ bất lực rồi, nếu không ở riêng thì con bé không
để nào bớt béo được, mà chuyện đó thì không bao
giờ xảy ra”, chị Phượng tâm sự với bạn.

Rất nhiều gia đình khác cũng lâm vào cảnh khó xử
khi cho con ăn kiêng giảm béo. Phần lớn trong số họ
đều không thể kiên trì một chế độ ăn ít năng lượng
bởi nhiều lúc mềm lòng trước sự thèm thuồng của
con. Thế nên chiến dịch kiêng cữ được khởi xướng
rất nhiều lần nhưng đều đầu voi đuôi chuột, và trẻ vẫn

tăng cân vù vù. Trường hợp bố mẹ kiên quyết thì bản
thân đứa trẻ lại nghĩ ra nhiều mánh khoé để ăn, từ
chuyện lục lọi tủ lạnh, bàn thờ, mè nheo ông bà đến
chuyện tìm cách xoáy tiền của người lớn.

Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thừa
nhận, việc giảm béo cho trẻ khó hơn rất nhiều so với
người trưởng thành. Ngay cả với người lớn, chuyện
kiên trì theo đuổi một chế độ ăn hợp lý đã là rất khó
khăn, trong khi trẻ chưa có ý thức và nghị lực như
của người lớn. Không chỉ khó kiềm chế sở thích ăn
uống, trẻ ngày nay còn ít vận động do có quá nhiều
trò giải trí tĩnh như games, phim hoạt hình, nhất là trẻ
béo càng ngại tập luyện vì chỉ vài động tác là đã mệt.

Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo cha mẹ nên để ý đến
chế độ ăn của trẻ khi thấy con bắt đầu có nguy cơ
thừa cân, bởi việc bắt đầu sớm sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều. Một khi bắt đầu chế độ ăn theo khuyến cáo, cả
gia đình phải có sự thống nhất, và phải thật kiên trì, vì
nếu dừng lại giữa chừng, những lần sau càng khó
tuân thủ. Thay vì đùng một cái bắt con từ chỗ ăn rất
nhiều chuyển sang ăn rất ít, bạn nên giảm lượng thức
ăn từ từ, vì như vậy sẽ khả thi hơn.

Để trẻ không ăn nhiều, cả nhà cũng nên tập thói quen
ăn uống lành mạnh. Không nên để mâm cơm gia đình
có nhiều món rán, món thịt hấp dẫn trong khi đĩa của
trẻ toàn rau đậu và các món luộc, vì cả trẻ lẫn người
lớn đều khó cầm lòng. Cố gắng mua thức ăn ngày

nào dùng hết ngày đó để không phải cất lại. Trong tủ
lạnh chỉ nên dự trữ các loại quả ít năng lượng để trẻ
lót dạ khi đói. Không nên dự trữ nhiều sữa, ngay cả
sữa không béo, vì trẻ uống nhiều sữa cũng sẽ tăng
cân.

Các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh không nên
tạo không khí căng thẳng trong chuyện ăn kiêng của
trẻ, khiến trẻ cảm thấy việc thực hiện chế độ ăn khác
là một điều rất ghê gớm, đặc biệt khó khăn. Bạn cũng
nên giải thích cho con hiểu tác hại của việc thừa cân
để trẻ cộng tác tốt hơn. Chẳng hạn, với con gái, cho
trẻ biết điều này sẽ khiến bé giảm xinh đẹp như thế
nào.

Ngoài việc giảm ăn, để trẻ bớt béo, phụ huynh còn
phải chú trọng cho trẻ vận động nhiều. Tập thể dục là
điều mà ngay cả nhiều người lớn cũng ngại, vì vậy
bạn nên để trẻ vận động dưới hình thức các trò chơi.
Nên khuyến khích con thử chơi một số môn thể thao
và khi biết trẻ thích một môn nào đó thì cổ vũ trẻ chơi
thường xuyên. Tốt nhất là trong gia đình nên có một
người khác cùng tham gia để tạo sự hứng thú. Vào
các ngày nghỉ, gia đình nên tổ chức các buổi dã ngoại
cần đi bộ nhiều. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tối đa
việc cho con xem TV hay chơi điện tử - những trò
chơi tĩnh tại.

×