Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.55 KB, 7 trang )

Khi nào nên dùng hình
phạt với trẻ

Lần đầu, bé lấy bút chì vẽ lên
tường phòng khách, bạn hãy
nói cho con biết tại sao không
được làm thế và điều gì sẽ xảy
ra nếu lặp lại việc này, như
phải giúp mẹ lau sạch tường.

Làm thế nào để con không bò
đến đầu DVD? Làm thế nào để
bạn có thể khiến đứa con đang
tuổi mới lớn nghe theo những gì
bạn nói?

Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn:



Trẻ dưới 2 tuổi

Trẻ sơ sinh và lúc chập chững bước đi thường rất tò
mò. Bạn không nên để bé thấy những đồ như TV,
radio, đồ trang sức và đặc biệt các loại thuốc phải để
xa tầm với của bé. Khi bé bò đến một đồ chơi nguy
hiểm hoặc không được phép, bạn hãy nhẹ nhàng nói
"Không" và bế bé ra khỏi khu vực này hoặc là thu hút
sự chú ý của bé vào một hoạt động khác.

Ở lứa tuổi này, hình thức phạt hiệu quả là bắt trẻ phải


ở yên tại chỗ trong một khoảng thời gian, có thể chỉ là
một cái ghế trong phòng bếp hoặc chân cầu thang
trong một hoặc 2 phút. Thời gian lâu hơn sẽ không
hiệu quả. Bạn không nên đánh vào mông, tát trẻ dù là
ở độ tuổi nào. Trẻ dưới 2 tuổi khó có thể liên hệ giữa
cách cư xử của mình và hình phạt về thân thể. Trẻ sẽ
chỉ cảm thấy đau ở chỗ bị đánh.

Bạn cũng không quên rằng, trẻ học qua cách quan
sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Bạn sẽ tạo ấn
tượng mạnh lên trẻ nhiều hơn bằng cách cất gọn đồ
của mình thay vì chỉ yêu cầu trẻ nhặt đồ chơi lên
trong khi đồ của bạn thì vất lung tung.

Trẻ 3-5 tuổi

Khi con lớn và bắt đầu nhận thức được mối liên hệ
giữa việc làm và kết quả, bạn có thể bắt đầu nói cho
trẻ biết các quy tắc trong gia đình. Bạn hãy nói để trẻ
hiểu điều đúng nên làm là gì, chứ không chỉ nói việc
làm đó sai rồi.

Chẳng hạn khi bé lấy bút chì màu vẽ lên tường phòng
khách, bạn hãy nói cho con biết tại sao không được
làm như thế và điều gì sẽ xảy ra nếu bé lặp lại việc
này. Bé sẽ phải giúp bạn lau sạch tường và không
được dùng đến bút chì màu trong ngày hôm đó. Nếu
vài ngày sau, bé vẫn vẽ lên tường, thì bạn hãy nhắc
nhở bé rằng bút chì màu chỉ để vẽ trên giấy và buộc
trẻ phải tuân thủ hậu quả việc làm của mình.


Nếu bé tiếp tục có hành vi không thể chấp nhận được
dù bạn đã làm gì, thì hãy thử vẽ một biểu đồ, mỗi ô
dành cho một ngày trong tuần. Và hãy quyết định
xem bao nhiêu lần bé cư xử không đúng đắn sẽ bị
phạt hoặc là bé phải thể hiện cách cử xử tốt trong
bao lâu thì sẽ được thưởng. Hãy dán biểu đồ này trên
tủ lạnh và theo dõi những cách ứng xử được và
không được của bé mỗi ngày.

Trẻ 6-8 tuổi

Những hình thức phạt bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp
nhận kỷ luật vẫn còn phát huy tác dụng ở nhóm tuổi
này. Điều quan trọng ở đây là sự nhất quán, trẻ làm
không đúng thì phải nhận hình thức kỷ luật như đã
giao hẹn trước. Trẻ cần phải tin rằng bạn nói được và
sẽ làm được.

Bạn hãy cẩn thận khi đe dọa về những hình phạt
không thể xảy ra chẳng hạn lúc giận dữ bạn nói "Nếu
con đóng mạnh như thế thì con sẽ không bao giờ
được xem tivi". Và vì điều đó là không thể nên nó làm
giảm tầm ảnh hưởng của bạn với trẻ.

Việc trừng phạt quá nghiêm khắc lại có thể làm giảm
tầm ảnh hưởng của bạn lên con cái. Nếu bạn tập cho
con quen với điều này trong một tháng, trẻ sẽ không
cảm thấy bị ép buộc phải thay đổi ngay lập tức vì mọi
việc diễn ra từ từ và tự bản thân trẻ thấy phải thay

đổi.

Trẻ 9-12 tuổi

Trẻ ở lứa tuổi này cũng có thể bị kỷ luật. Khi trẻ lớn
và cần sự độc lập và trách nhiệm nhiều hơn, bạn hãy
dạy trẻ đối phó với những hậu quả do cách cư xử của
bản thân mình.

Chẳng hạn, bé đã học lớp 5 mà vẫn không chịu làm
bài tập trước giờ đi ngủ thì bạn có nên bắt trẻ phải
thức để làm bài hoặc thậm chí là giúp con? Có thể là
không nên, bởi bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội dể dạy con
bài học quan trọng về cuộc sống. Nếu không làm bài
tập đầy đủ, trẻ sẽ đi học mà bài tập vẫn chưa hoàn
thành và vì thế bị điểm xấu.

Cha mẹ bao giờ cũng muốn giúp con không phạm lỗi,
nhưng về lâu dài bạn cũng nên để trẻ biết thế nào là
thất bại. Trẻ sẽ nhìn ra rằng ứng xử không phù hợp
thì sẽ có hậu quả gì và có thể sẽ không mắc lại sai
lầm này một lần nữa.

Từ 13 tuổi trở lên

Trước đó, bạn đã tạo một nền tảng vững chắc cho
con. Trẻ biết được điều gì nên làm và rằng bạn luôn
thực hiện những điều mình nói. Tuy nhiên ở lứa tuổi
này, bạn vẫn nên cảnh giác.


Bạn hãy đặt ra những quy định về việc làm bài tập, đi
chơi, giờ giới nghiêm, hẹn hò và thảo luận những
điều này với trẻ trước khi áp dụng để không có sự
hiểu lầm. Trẻ có thể sẽ phàn nàn về thời gian nhưng
sẽ nhận ra rằng bạn đang kiểm soát trẻ. Dù bạn tin
hay không thì dù ở lứa tuổi này, trẻ vẫn muốn và cần
bạn đặt ra những giới hạn và thi hành trật tự trong
cuộc sống của chúng, ngay cả khi bạn trao cho trẻ tự
do và trách nhiệm nhiều hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên để trẻ tự kiểm soát một vài
vấn đề của bản thân. Điều đó không chỉ giúp hạn chế
những cuộc tranh cãi với con mà còn giúp trẻ tôn
trọng những quyết định của bạn, rằng bạn cần phải
làm thế. Bạn có thể cho phép trẻ quyết định những
vấn đề liên quan đến quần áo, đầu tóc.

×