Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.25 KB, 2 trang )

Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em


Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh tự miễn (không do vi khuẩn), biểu hiện bởi
tình trạng viêm bao khớp mạn tính và viêm một số cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường gặp
ở trẻ em từ 3 đến 16 tuổi, có yếu tố di truyền và gia đình.
Biểu hiện rất đa dạng, thay đổi theo từng thể

Thể nhiều khớp và yếu tố dạng thấp âm tính là thể thường gặp, chiếm khoảng 20-25%.
Khởi bệnh và diễn biến ở thể này thường nhẹ, tiên lượng tốt hơn các thể khác. Tổn
thương lan tỏa nhiều khớp, kể cả các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, các ngón tay, có hiện
tượng sưng, nóng, đau nhưng rất ít khi có hiện tượng đỏ (khác với thấp khớp). Khớp sưng
to do phù nề, tiết dịch, tràn dịch trong ổ khớp và dày bao khớp. Cử động thấy đau nhiều
và bị giới hạn vì co thắt, bị tràn dịch. Khớp bị hủy hoại, xơ hóa gây cứng khớp, khó cử
động, nhất là buổi sáng. Các dấu hiệu toàn thân kèm theo: sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu
máu, gan, lách, hạch đều to


Thể nhiều khớp thứ hai là thể nhiều khớp có yếu tố dạng thấp dương tính. Khởi bệnh từ
từ, hay gặp ở trẻ lớn, các biểu hiện viêm khớp rất nặng kèm theo viêm mạch máu và các
nốt dạng thấp. Biểu hiện chung giống với thể nhiều khớp và yếu tố dạng thấp âm tính.

Còn đối với thể ít khớp thì thể ít khớp kiểu 1 thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện sớm trước
4 tuổi, số khớp bị tổn thương ít, bắt đầu từ đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi tổn
thương các khớp nhỏ, xương sống và khớp háng. Tổn thương không nặng, khớp ít bị hủy
hoại. Trẻ rất hiếm khi bị tàn tật, nhưng thường có nguy cơ biến chứng mắt (30%), bị
viêm mống mắt mạn tính trong vòng 10 năm đầu sau khi có tổn thương ở khớp. Khi
viêm, mắt bị đỏ, đau, sợ ánh sáng và giảm thị lực. Tình trạng viêm ở mắt kéo dài có thể
dẫn đến tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, teo nhãn cầu

Thể ít khớp kiểu 2 khởi phát chậm sau 8 tuổi, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, thường có


yếu tố gia đình. Tổn thương khớp lớn ở hai chân, các khớp nhỏ ở ngón chân, hai tay và
khớp thái dương hàm kèm theo có đau gân gót và bàn chân. Bệnh tiến triển lâu dài dẫn
đến viêm cứng cột sống (viêm cột sống dính khớp) kèm theo Hội chứng Reiter (gồm
viêm mống mắt, viêm niệu quản, đái ra máu) hoặc viêm ruột mạn tính.

Thể khởi phát toàn thân gặp ở cả trẻ trai và gái. Tổn thương chính ở ngoài khớp. Trẻ sốt
cao 39-40oC, run toàn thân và có các hồng ban ở da. Hồng ban nổi rõ khi sốt cao, chấn
thương ở da hay tiếp xúc với nóng. Giai đoạn toàn phát, có thể thấy gan, lách, hạch to dễ
nhầm chẩn đoán với bệnh của hạch (u lympho) hay bệnh của cơ quan tạo máu, viêm
màng phổi, màng tim. Tổn thương khớp thoáng qua do bị các triệu chứng ngoài khớp che
lấp. Nếu tình trạng viêm kéo dài và tái phát nhiều lần, cũng có thể gây biến dạng khớp,
nhưng đến tuổi trưởng thành thì bệnh ổn định.

Phương pháp điều trị cơ bản là chống viêm

Trẻ bị viêm đa khớp dạng thấp cần được khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu, bởi tình
trạng viêm khớp trong bệnh này còn cần được phân biệt với các nguyên nhân viêm khớp
khác như nhiễm khuẩn, thấp khớp, lao khớp, viêm khớp do virus, từ đó có định hướng
điều trị hợp lý. Nguyên tắc điều trị cơ bản là chống viêm, giảm đau, điều trị triệu chứng
toàn thân và phục hồi chức năng vận động của khớp. Bệnh nhân hồi phục nhanh hay
chậm phụ thuộc vào từng thể bệnh, mức độ nặng nhẹ và sức đề kháng của mỗi người.

×