Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Loét Dạ Dày Tá Tràng ở Trẻ Em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.05 KB, 4 trang )

Loét Dạ Dày Tá Tràng ở Trẻ Em

Nhiều người, kể cả một số bác sĩ cho rằng trẻ em không bị loét dạ dày tá tràng.
Quan niệm chung thường cho rằng loét dạ dày tá tràng (gọi chung là loét tiêu hoá) có
nguyên nhân từ tình trạng lo âu căng thẳng trong cuộc sống hoặc do ăn uống quá nhiều
thực phẩm chua cay
Ống tiêu hoá trên: Thực quản, cơ thắt thực quản dưới, dạ dày, tá tràng
Dạ dày bình thường: loét tiêu hoá có thể xảy ra ở dạ dày, ở tá tràng, hoặc ở cả
hai nơi
Tuy nhiên, hiện nay đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng vi khuẩn H. pylori là
nguyên nhân hàng đầu gây loét tiêu hoá ở người lớn. Khi các kết quả nghiên cứu và
kinh nghiệm thực tiễn cho thấy là trẻ em cũng có thể bị loét tiêu hoá, người ta nhận
thấy rằng, khác với loét xảy ra ở người lớn, H. pylori không được xem là thủ phạm của
đa số các trường hợp loét tiêu hoá ở trẻ em. Một số thầy thuốc phân biệt rõ giữa loét tá
tràng, thường kết hợp với nhiễm H. pylori, và loét dạ dày, thường bắt nguồn từ những
nguyên nhân khác và được xem như dạng loét tiêu hoá thường gặp nhất ở trẻ em.
Một số tình trạng bệnh lý có thể góp phần vào việc hình thành loét tiêu hoá ở
trẻ em. Ví dụ, trẻ em phỏng nặng có thể bị loét tiêu hoá thứ phát sau stress do chấn
thương. Việc dùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như aspirin,
ibuprofen và naproxen sodium, có thể làm cho dạ dày dễ bị tổn thương do các tác dụng
nguy hại của acid và pepsin, góp phần vào việc hình thành loét.
Loét dạ dày và tá tràng (Loét tiêu hoá)
A- Triệu chứng và dấu hiệu của loét tiêu hoá ở trẻ em
Các triệu chứng sau đây thường gặp ở nhiều bệnh lý khác ở trẻ em chứ không
chỉ riêng cho loét tiêu hoá, và cần được bàn luận kỹ với bác sĩ để có chẩn đoán sau
cùng.
Cảm giác đau nóng rát ở vùng thượng vị (giữa mỏm ức và rốn)
Buồn nôn
Nôn
Khó khăn trong việc nuôi dưỡng
Chán ăn


Sụt cân
Nôn hoặc tiêu ra máu
B- Chẩn Đoán Loét Tiêu Hoá ở Trẻ Em
Các xét nghiệm sau đây thường được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán loét tiêu
hoá:
+Nội soi đường tiêu hoá trên
+Chụp dạ dày tá tràng có cản quang
+Thủ thuật nội soi dạ dày tá tràng kèm sinh thiết để chẩn đoán mô học
Nếu phát hiện thấy ổ loét, cần xét nghiệm kiểm tra H. pylori. Mặc dù H. pylori
thường không phải là nguyên nhân gây loét tiêu hoá ở trẻ em, nó vẫn phải được xem
như là nguyên nhân cần loại trừ, vì điều trị loét do H. pylori sẽ khác với điều trị loét do
NSAIDs.
C- Điều Trị Loét Tiêu Hoá ở Trẻ Em
- Nếu loét liên quan đến H.pylori, cần phải sử dụng kháng sinh. Các kháng sinh
này cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đầy đủ liệu trình dù cho các
triệu chứng có chấm dứt sớm.
- Nếu loét do thuốc, cần ngưng ngay các thuốc NSAIDs, như ibuprofen hoặc
aspirin, hoặc tất cả các thuốc có chứa ibuprofen hay aspirin.
- Cần dùng các thuốc ức chế tiết acid theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
- Nên hạn chế những thực phẩm gây khó chịu cho trẻ. Các thức ăn kích thích
tiết acid dạ dày sẽ làm cho loét nặng hơn. Tránh các thức ăn và thức uống có chứa
caffeine, như cola và sô cô la, hoặc các thực phẩm có vị chua.

D- Các Tình Huống Cấp Cứu
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu sau đây:
Đau bụng đột ngột và kéo dài
Phân có máu đen, hoặc giống hắc ín (nhựa đường)
Nôn ra máu
Ói giống bã cà phê
Các triệu chứng trên có thể biểu hiện cho các biến chứng nặng sau đây:

Thủng: Loét sâu và gây thủng thành dạ dày hoặc tá tràng.
Xuất huyết: Xảy ra khi acid dạ dày hoặc ổ loét phá vỡ một mạch máu.
Tắc nghẽn. Xảy ra khi loét gây tắc nghẽn và khiến thức ăn không thể xuống
ruột được.
Loét tiêu hoá có thể gây biến chứng xuất huyết, thủng
hoặc các tình huống cấp cứu khác.
Loét dạ dày gây biến chứng chít hẹp

E- Kết Luận

Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em có thể gây lo lắng cho các bậc cha mẹ và bản thân
trẻ, tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách và đầy đủ, hầu như tất cả các trường hợp
đều lành hẳn.


Nguồn tư liệu tham khảo:

-Mohammad Issa El Mouzan and Asaad Mohammad Abdullah, "Peptic Ulcer
Disease in Children and Adolescents.[/link" Oxford University. 6 Aug 2008
-Stomach and Duodenal Ulcers (Peptic Ulcers)." 2004 50(6):328-330;
doi:10.1093/tropej/50.6.328. Journal of Tropical Pediatrics - Children's Hospital
Boston - Harvard Medical School. 6 Aug 2008
-William D. Chey, M.D., F.A.C.G., A.G.A.F., F.A.C.P., Benjamin C.Y. Wong,
M.D., Ph.D., F.A.C.G., F.A.C.P., "American College of Gastroenterology Guideline
on the Management of Helicobacter pylori Infection." doi: 10.1111/j.1572-
0241.2007.01393.x. American College of Gastroenterology. 6 Aug 2008.

×