Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những lưu ý khi trẻ bị thủy đậu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 2 trang )

Những lưu ý khi trẻ bị thủy đậu


Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em trong khoảng
từ tháng 1 đến tháng 5 của năm. Bệnh thường nhẹ
nhưng rất dễ lây.
Tuy ít gây chết người nhưng căn bệnh này rất dễ dẫn
đến những biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm,
viêm phổi, sinh con dị tật hoặc tử vong Bài viết
này xin giới thiệu một vài biện pháp chăm sóc khi trẻ
mắc thủy đậu để tránh những biến chứng nguy hiểm
về sau.

Tuổi mắc thủy đậu nhiều nhất là 2-7 tuổi, ít khi gặp
ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc nếu như lúc
nhỏ chưa bị. Thoạt đầu, người mắc thủy đậu có
những nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành
nốt phỏng. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 18 ngày,
sau khi trẻ bị sốt nhẹ 37,5 - 38 độ C trong vài ngày,
có thể kèm theo sổ mũi, kém ăn, quấy khóc Sau
một tuần, các nốt phỏng có thể đóng vảy bong và
không để lại sẹo. Nói chung, bệnh thủy đậu thường tiến triển nhẹ, trẻ chỉ hơi sốt mỗi khi
có đợt mọc mới. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng, thường gặp nhất
là biến chứng bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu mưng mủ lâu khỏi, và nếu
không được chăm sóc chu đáo, từ những nốt thủy đậu bị bội nhiễm này vi khuẩn có thể
lọt vào máu làm trẻ sốt cao kéo dài, bệnh trở nên nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp
hơn.

Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến
chứng.


Lưu ý:

- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi
bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại vườn trẻ, lớp học phải tắm gội trẻ cho sạch vảy.

- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước
sạch rồi là trước khi mặc. Chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho
mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.

- Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% từ 2-3 lần
một ngày

- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ
penixilin hay thuốc đỏ.

- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh.

- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự
nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.


×