Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nguy hiểm bệnh chân, tay, miệng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.39 KB, 2 trang )

Nguy hiểm bệnh chân, tay, miệng


Chân, tay, miệng là chứng bệnh thường gặp ở bé 2-6 tuổi (thậm chí cả bé ít tuổi hơn). Cơ
chế lây nhiễm bệnh chủ yếu thông qua ho hoặc hắt hơi. Đó là lý do chứng bệnh này dễ
bùng phát thành dịch với các bé trong độ tuổi mẫu giáo.
Dấu hiệu

- Các nốt phan ban đồng thời xuất hiện ở cả tay, chân, miệng, bé; thậm chí cả ở gối và
mông. Dấu hiệu đầu tiên là bé bị sốt, có thể kèm theo tiêu chảy. 1-2 ngày sau, bé sẽ nổi
phát ban. Sau đó, những nốt ban này chuyển thành bóng nước.

- Những vết loét trong khoang miệng khiến bé bị đau khi nuốt.

- Mất nước cũng là dấu hiệu có thể gặp với những bé mắc chứng chân, tay, miệng.


Nguyên nhân

Chứng chân, tay, miệng do virus gây ra. Virus gây bệnh có thể cư trú quanh đồ đạc, bàn
tay người lớn và xâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong nước bọt
của bé mắc bệnh cũng chứa nhiều virus. Virus này dễ dàng lây lan cho người khác thông
qua ho hoặc hắt hơi.

Biến chứng

Chân, tay, miệng có thể để lại biến chứng nguy hiểm là viêm não, viêm cơ tim, viêm
phổi Bé có biến chứng thường sốt cao, nôn trớ nhiều, mạch đập nhanh, hay quấy
khóc…

Phòng tránh



- Tăng cường các hoạt động vệ sinh cho bé tại nhà: Bạn nên duy trì thói quen rửa tay cho
bé bằng xà phòng trước và sau mỗi bữa ăn (nhầt là sau khi bé đi vệ sinh); thường xuyên
lau chùi đồ chơi, sàn nhà cho bé…

- Nếu bé có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên cho bé nghỉ học mẫu giáo để cách ly nguồn
bệnh.

- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho bé. Vitamin C sẽ
kích thích hệ miễn dịch chống lại tác động xấu của virus từ môi trường. Nhu cầu vitamin
C cho bé 1-10 tuổi hàng ngày là khoảng 70-100mg.

Điều trị

Hiện chưa có thuốc đặc trị dành cho bệnh chân, tay, miệng ở bé. Bác sĩ chỉ có thể làm
giảm các triệu chứng của bệnh như hạ sốt, tăng sức đề kháng cho bé…

Một số thắc mắc thường gặp

- Liệu bé có mắc chứng chân, tay, miệng lần nữa?

- Có. Giống như cảm, chứng bệnh này có thể tái phát nhều lần ở bé.

- Chân, tay, miệng có ảnh hưởng tới người lớn?

- Nó hiếm khi có tác động tới người lớn. Người trưởng thành có thể nhiễm virus và bị ốm
nhưng không bị nổi ban giống các bé.

- Còn với sức khỏe bà bầu thì sao?


- Trong một số trường hợp hiếm, thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi chứng chân, tay, miệng.
Nếu thai phụ tiếp xúc với các bé bị bệnh, virus chân, tay, miệng có khả năng xâm nhập và
tác động tới thai nhi.

×