Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bai viet ve bac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.73 KB, 15 trang )

Nói và viết với phong cách Bác Hồ
Học viết và học nói
Trong rất nhiều điều Bác Hồ mong muốn các cán bộ cách mạng phải rèn luyện, có điều
Bác mong muốn mỗi người đều phải học viết; học nói. Đối với Bác, tiếng Việt là của cải
lâu dài và vô cùng quý báu của dân tộc, “chúng ta phải giữ gìn nó, Quý trọng nó, làm nó
phát triển ngày càng rộng khắp”. Học viết học nói cũng không chỉ giới hạn trong đội ngũ
cán bộ tuyên truyền, trong đội ngũ những người cầm bút mà cũng là điều cần thiết đối
với mọi người, từ các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường…
Trong sự đa dạng và phong phú của những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, có thể rút
ra những nét chung nổi bật nhất của phong cách diễn đạt mà Người đã thể hiện suốt cuộc
đời mình, một phong cách mẫu mực cho cả hiện tại và tương lai.
Đối với “nhà báo” Hồ Chí Minh trước hết cần xác định rõ chủ đề đối tượng, mục đích
của việc nói và viết từ đó mới có thể tìm cách nói, cách viết cho phù hợp nhất mới chủ
đề, với đối tượng để đạt được mục đích đề ra. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc,
trong bài Cách viết; trong bài nói tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ hai; bài nói
tại Hội nghị tuyên truyền miền núi (1958), cũng như trong toàn bộ các bài nói, bài viết
của Hồ Chí Minh chúng ta đều thấy Người nhấn mạnh bốn vấn đề liên quan chặt chẽ với
nhau: Nói, viết cái gì? Nói, viết như thế nào? Chủ đề, đối tượng, Mục đích quyết định
cách thể hiện, cách thể hiện tốt làm cho nội dung nói và viết đúng với chủ đề, đúng đối
tượng và đạt được mục đích của việc nói và viết.
Giản dị và sâu sắc
Bác Hồ đã nói và viết về rất nhiều chủ đề khác nhau của cách mạng Việt Nam, của
phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế… trong chủ đề
bao trùm là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người nói và viết cho rất nhiều đối
tượng khác nhau, từ những đại biểu cao nhất của chủ nghĩa thực dân đề quốc; nhân dân
các nước thuộc địa; nhân dân và Đảng Cộng sản các nước anh em; những người có
lương tri tiến bộ trên khắp thế giới… và nhiều nhất là cho đông đảo các tầng lớp nhân
dân Việt Nam với dân tộc, tôn giáo, trình độ khác nhau. Với mỗi đối tượng cụ thể, trong
những văn cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp nhất. Nếu
đối tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa, châm biếm, hài hước,
ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất giản dị, Mộc mạc, nhiều khi có


vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc với số đông mọi người. Với những nhà tri
thức uyên bác, Người lại bàn về những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những
vấn đề sâu sắc của khoa học, của thơ ca và nghệ thuật…
Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xướng hoạ thơ đường với các vị khoa bảng hay với các
đồng chí Trung Quốc nhưng khi nói, khi viết cho đồng bào chưa có điều kiện học nhiều
chữ, Người không dùng bất cứ một từ ngữ khó hiểu nào…Chân biếm kẻ thù thì sâu cay
“như những ngon roi quất mạnh vào mặt bọn chúa tể ở pháp và các nơi khác…Đối với
các đồng chí cán bộ đảng viên, bác lại hài hước nhắc nhở nhẹ nhàng bằng những hình
ảnh quen thuộc để mọi người nhớ mãi như nhắc nhở mọi người tiết kiệm mà lẫn lôn chữ
nghĩa để tiết kiệm biến thành tiết canh…
Người làm tiếng Việt thêm phong phú
Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Hồ Chủ Tịch nói tiếng nói của dân tộc, của nhân dân
Việt Nam, Nhiều từ ngữ dân gian được bác đưa vào ngôn ngữ của mình rất tự nhiên, hợp
lý, sãng tạo… “Người còn làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều từ
mới, từ rút ngắn như Vùng trời, Giặc đói, giặc dốt…
Nhà báo nổi tiếng U.Bơcset lại nhận xét: “nét điển hình ở Hồ Chí Minh là chỉ với một
vài từ hoặc một vài hình ảnh, Người có thể trình bầy được những vấn đề phức tạp”. Hình
ảnh đoàn quân đội viễn chinh Pháp bị nhốt váo đáy mũ của Người minh hoạ cho cuộc
chiến đấu ở Điện Biên Phủ lúc nên đến đỉnh cao là một ví dụ rõ nét nhất…
Một nhà báo, nhà sử học Pháp còn phát hiện: “Hồ Chí Minh đã gạch tất cả những công
thức tiêu cực để thay bàng những công thức tiêu cực cùng nghĩa. Người không đồng ý
câu tôi viết trong đề cương là: Không có chủ nghĩa xã hội thì các dân tộc không thể đi
đến giải phóng hoàn toàn, mà đề nghị sửa lại là: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đảm
bảo cho các dân tộc giải phóng hoàn toàn”.
Sự phong phú trong cách thể hiện của Bác Hồ khi nói và viết làm chúng ta nhận ra
những đặc trưng trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh. Đó là:
- Chân thực. Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với
những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Bao giờ Người cũng
đem lại cho người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Chính tính chân
thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người

nghe, người đọc. Chân thực cũng là yêu cầu đầu tiên của Bác Hồ đặt ra đối với cán bộ,
đảng viên khi nói, khi viết. Bác thường nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được
bịa ra”; không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ
viết”…
- Ngắn gọn là một đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn
gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía,
chắc chắn”. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý
nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói,
bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết
quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham
gia làm báo cách mạng.Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết
vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi
thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ
Chí Minh.
- Trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong
sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe,
người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc -
dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề
lớn của đất nước, của thời đại.
Muốn nói, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu, theo Bác Hồ, trước hết phải học
cách nói của quần chúng. Phải thực sự học quần chúng để có cách nói, cách viết được
quần chúng chấp nhận như những gì của chính họ. Bác Hồ phê phán rất gay gắt những
cán bộ đem “thặng dư giá trị” ra nhồi sọ cho ba con nông dân; có cán bộ đem “tân dân
chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em
công nhân đang học chữ quốc ngữ…(!). Trong cách nói cách viết của mình, bác thường
giản dị hoá mọi vấn đề khó hiểu mà không phải là sự đơn giản tầm thường, Sự giản dị,
trong sáng của Người bắt đầu từ sự hiểu biết thấu đáo bản chất của sự vật, từ sự gắn bó
với truyền thống dân tộc trong nếp cảm, nếp nghĩ…
Để viết và nói được trong sáng giản dị, dễ hiểu, Bác Hồ còn chỉ ra rằng phải chống lại
căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen

thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta
nói độc lập chư không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi Còn đối với
bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo kiểu
dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to….
Sinh thời Bác Hồ đã căn dặn chúng ta nhiều điều khi học viết, học nói. Văn không chỉ là
văn. Văn cũng chính là người. Học nói, học viết cũng là từng bước hoàn thiện những
phẩm giá của mình.
Những bài học về tấm gương đạo đức của Bác
Cập nhật lúc 11:09, Thứ Sáu, 11/05/2007 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Tiến sĩ Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch - chiến sĩ
cảnh vệ bảo vệ Bác - đã viết loạt bài về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. VietNamNet xin
trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bài 1: Tấm gương cần kiệm của Bác
>> Tư cách công dân và năng lực hội nhập
>> Tôi là một công dân
Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành
tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền
bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ,
hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức.
Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến
phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng ngày.
Bác Hồ đang làm việc. (Ảnh TL)

Sinh thời, để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Ai mang vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang thời giờ
vứt đi là người ngu dại”, “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong
một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân làm việc phải đến
đúng giờ, chớ đến trễ về sớm Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương
cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.
Nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn gỗ lợp ngói, trên gác có hai phòng mỗi phòng hơn 10 m2,

vậy mà Bác đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng, để khỏi lãng phí. Một tổng
biên tập nước ngoài được Bác tiếp tại nơi đó đã kể lại: “Chúng tôi được dẫn vào tầng dưới ngôi
nhà sàn của Bác Hồ. Chúng tôi đợi Người ở đấy. Tôi còn kịp lướt nhìn mọi thứ được xếp đặt
trong phòng khách của Người. Gọi là phòng khách của vị nguyên thủ quốc gia mà thật vô cùng
giản dị, có lẽ không khác những gian nhà của nông dân Việt Nam mà tôi có dịp tới. Trong gian
phòng này có lẽ chỉ có bộ bàn ghế mây được coi là nổi bật”.
Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: bát canh, quả cà, con cá kho, hoặc lát thịt kho. Bác
luôn nghĩ đến người nghèo “lúc chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không
khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày
nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”. Một hôm,
Bác đi họp ở đâu về, sợ Bác đói, nhà bếp vẫn để dành cơm cho Bác, nhưng Bác kiên quyết từ
chối không ăn, mặc dầu Bác chưa ăn cơm. Vì hôm đó đúng bữa nhịn của Bác để góp vào hũ gạo
tiết kiệm.
Khi ăn, không bao giờ Bác để rơi cơm. Đồng chí Phạm Văn Đồng có lần kể: Ăn cơm với Cụ hàng
trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ trọng và tiết kiệm
công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hoà ở một con người.
Khi dùng các món ăn bao giờ Bác cũng dùng hết, không để thừa lãng phí. Hồi 1957, Bác về thăm
quê, lần ăn cơm với lãnh đạo tỉnh, khi đưa thêm các món ăn, Bác gạt đi: Dùng hết lấy thêm,
đừng để người khác ăn thừa của mình.
15 năm cuối ở Hà Nội, lúc dân đói, kinh tế còn khó khăn, Bác đã thực hiện: Chiều thứ 7 hàng
tuần ăn cháo để tiết kiệm thêm một chút gạo cho người nghèo. Dân, cán bộ ăn cơm độn ngô,
khoai, sắn bao nhiêu phần trăm, thì Bác cũng thực hiện bấy nhiêu phần trăm giống như cán bộ,
như dân. Khi đi công tác, Bác mang cơm nắm với muối vừng.
Một đồng chí ở Hội Luật gia Việt Nam kể lại: Đến hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1950, Bác
không cho hội nghị làm cơm thết Bác. Buổi trưa, Bác bày ra bãi cỏ nắm cơm, lọ cà, lọ thịt kho và
cho gọi tôi cùng ăn. Tôi gắp miếng thịt nhai không đứt, phải dúi xuống cỏ. Bác mang cơm nắm, vì
rằng: Bác dặn đồng chí phục vụ đi công tác nắm cơm ở nhà đi. Trên đường tính toán đến giờ ăn
dừng lại chỗ nào đó giữa đường, Bác cháu ăn với nhau. Đến nơi nói với địa phương Bác ăn cơm
rồi, Bác thích thế, đỡ phiền bữa cơm, mất thì giờ của mọi người. Bác nói: Người ta dọn ra một
bữa cơm sang, có khi Bác chẳng ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng đấy. Bác Hồ đến thăm cũng

làm một bữa cơm sang, cũng điều người này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi. Thế
là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi thịt. Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm
việc.
Bác còn chỉ thị cho những người phục vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm
cho Bác. Có lần, khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất
xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa đâu Những việc
này thật quá bình thường. Nhưng trên đời này không ai làm được những điều bình thường ấy.
Bác làm những điều bình thường ấy có làm cho Bác nhỏ bé đi đâu.
Mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm, mền bông xẹp
xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến
việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷu tay và ở cổ. Bác bảo mạng nó lại. Nó
rách ở vai thì Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài, Bác
bảo: Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy,
đừng bỏ cái phúc đó đi.
Bác mặc bộ quần áo ka ki đã sờn cổ, sờn tay, xin được thay bộ khác, Bác bảo: Nếu thi sang thì
thua, thi tiết kiệm thì thắng. Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của nước của dân không
phải thay. Xưởng may X biếu Bác bộ quần áo ka ki mới, Bác nhận, nhưng rồi Bác lại gửi lại
xưởng may để làm phần thưởng thi đua.
Nhớ lại lần Bác sang thăm In-đô-nê-xi-a, đồng chí bảo vệ được cùng đi với Bác, và đồng chí đã
sắm bộ com lê mới. Sang bên đó, đồng chí mặc nó, thấy vậy, Bác nói với đồng chí rằng: Không
phải Bác không muốn các chú ăn sang, mặc đẹp, nhưng lương của các chú có hạn, cái sang, cái
đẹp dễ biến thành nô lệ của nó.
Ô tô phục vụ Bác là chiếc Pô bê đa (Thắng lợi) của Liên Xô trước đây. Đã nhiều lần Trung ương
xin thay ô tô khác, nhưng Bác bảo ô tô là phương tiện phục vụ cho công việc, chứ không phải là
sự phân biệt cấp bậc, chức tước, ô tô phục vụ Bác còn dùng được, không phải thay. Và một lần
chiếc ô tô phục vụ Bác bị lão hoá ở vòng tay lái, toả mùi cao su khó chịu nhưng chưa kịp sửa, thì
đúng lúc Bác có việc phải đi, đồng chí bảo vệ lấy chút nước hoa vẩy vào trong xe để át mùi cao
su. Khi Bác lên ô tô phát hiện có mùi nước hoa, Bác tỏ ý không vui. Bác bảo: Không phải Bác
không thích nước hoa, nhưng nhân dân mình còn nghèo khổ. Vị Chủ tịch của những người
nghèo khổ dùng nước hoa sao đành.

Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của
dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong
bì có thể dùng hai ba lần”. Và Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác
đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam; còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì
của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần.
Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to như Bác đã chỉ rõ “nơi nào cũng tiết kiệm một chút,
thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi
cho dân rất nhiều”. Qua những việc làm đó mà một chính khách nước ngoài được gặp Bác từ
năm 1951 đã nói: Tôi hiếm khi được gặp một người sống thanh đạm đến thế và khinh thường
mọi xa hoa đến thế.
Bác đã dạy: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh.
Trong lúc nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc đẹp thì
không có đạo đức”. Và Bác thường xuyên nhắc nhở phải coi đạo đức là cái gốc của người cách
mạng, của con người, phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: “Một dân tộc biết cần,
kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến
bộ”.
Ôn lại những điều cụ thể trên đây về cuộc sống tiết kiệm của Bác, như đồng chí Phạm Văn Đồng
đã nói: Chớ có hiểu lầm rằng, Bác Hồ sống khắc khổ theo kiểu nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống tiết kiệm, thanh bạch trong đời sống và cuộc đấu tranh gian
khổ, ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất càng giản dị thì càng phù hợp với đời
sống tâm hồn phong phú, với những tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là cuộc
sống thật sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng.
Và cũng chính vì thế, lịch sử biến thiên, nhưng Bác Hồ vẫn sống mãi. Tuy Bác đã đi xa, nhưng
con cháu Bác vẫn hàng ngày tìm về cái đẹp cuộc đời Bác nêu gương để chau chuốt cái đẹp cho
đời. “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” chính là học tập và làm theo những mẫu
mực cao đẹp đó của Người.
SUY NGHĨ VỀ BÁC
Có chăng một phút lắng lòng ta tự hỏi, mặt trời kia mọc ở hướng Đông đâu phải cho nó mà cho ánh sáng của vạn
vật, con người cũng vậy, có những tiếng khóc chào đời cất lên có thể mang lại hạnh phúc cho cả dân tộc. Và “Dân
tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người

đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành ngày ấy đã
sống, sống với tất cả tình thương, lý tưởng dành cho độc lập, tự do của dân tộc, sống với tất cả sự hy sinh quên
mình cho hai tiếng “Việt Nam”. Ngày 19/5 năm nào, Người sinh ra trong vòng tay chào đón của một gia đình nhà
nho yêu nước và ngày 2/9 năm ấy, Người đã ra đi trước sự nghiêng mình, cúi đầu của cả nhân loại.
Ngược dòng thời gian về với thế kỷ XIX, đất nước ta bị rơi vào hoàn cảnh nô lệ lầm than dưới ách thuộc địa của
thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã
hoạt động trong phong trào công nhân và lao động ở một số nước trên thế giới, đến với nhân dân cần lao ở các
nước thuộc địa; đồng thời, học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, thể chế chính trị, tiếp thu tư tưởng cách
mạng của chủ nghĩa Mac - Lênin để có thể tìm được con đường dẫn đến thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Không lúc nào Người không nghĩ đến quê hương, đất nước với một niềm thương nhớ khôn nguôi:
“Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc bâng khuâng giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”
(Không ngủ được)
Có người đã cho rằng: “Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu, trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối”. Trước một trí
tuệ, chúng ta kính nể nhưng trước một tầm lòng nồng hậu cao cả, chúng ta càng trân trọng và cảm phục hơn.
Bên cạnh một trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh còn có một tâm hồn rộng mở, thiết tha với đời và người. Bác luôn
lắng nghe, thấu hiểu để có thể đau cùng nỗi đau của nhân dân và hạnh phúc với từng niềm vui trong nhân loại.
Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa rộng lớn bao la: “Tôi chỉ có một ham muốn,
ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người:
“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu”
(Người bạn tù thổi sáo).
Thế nhưng, Người không chỉ giới hạn tình thương của mình với con người mà còn đón nhận bao nỗi niềm của
thiên nhiên, tạo vật:
“Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình
Hương hoa bay thấu vào trong ngục

Kể với tù nhân nỗi bất bình”
(Cảnh chiều hôm)
Nỗi lo, tình thương ở Bác đã trở thành tâm linh của một vĩ nhân, một bậc thánh hiền. Bác đã sống trọn đời cống
hiến như vậy để hôm nay, bao thế hệ người con Việt Nam vẫn luôn hướng về Người với lòng biết ơn vô bờ bến,
với một lòng tôn kính sắc son và một niềm tự hào sâu sắc: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế - Ôm cả non sông vạn
kiếp người”. Người đã được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam và “Danh nhân văn hóa thế
giới”.
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại…”, những lời ca đó trước đây,
bây giờ và mãi mãi sau này vẫn sẽ luôn vang vọng trên đất nước Việt Nam và trong trái tim mỗi người dân Việt
Nam".
CHẾ LAN VIÊN VIẾT VỀ BÁC
Ngoài hai bài thơ rất quen thuộc viết về Bác là Người đi tìm hình của nước và Người
thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi, nhà thơ Chế Lan Viên còn có một loạt bài viết
từ năm 1954 đến 1976 in trong tập Hoa trước Lăng Người.
Những bài viết của Chế Lan Viên về Bác hay ở sự sâu sắc, ở những phát hiện tài tình về sự
giản dị - vĩ đại trong tư tưởng, tâm hồn của Bác.
Thơ Chế Lan Viên thiên về triết luận, lý trí, lý sự, lật ngược lật
xuôi vấn đề nên độc giả phổ thông khó đọc, khó nhớ. Trên đài
phát thanh, truyền hình, thơ ông cũng được giới thiệu không
nhiều.
Nói về vai trò quan trọng quyết định vận mệnh của đất
nước, của dân tộc, không ai có thể nói hay hơn Chế Lan
Viên:
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho 25 triệu con người.
(Người đi tìm hình của nước)
Bác lãnh đạo cách mạng thành công, làm sống dậy những tinh hoa của văn hóa dân tộc :
Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia.

Ta nghe bừng tỉnh dậy
Câu quan họ, xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường
Ðiệu lục bát và màu nâu nơi ruộng rẫy
Bức tranh làng Hồ và cô tố nữ dáng quê hương.
(Người thay đổi đời tôi,
Người thay đổi thơ tôi)
Nhà thơ nhận ra trong dòng nước mắt nhân dân ta khóc Bác một sức mạnh đã kết tinh :
Tổ quốc khóc Người Cha. Ðấy là Việt Nam
Ðấy là sức mạnh
Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời
Mình nhận ra ta, ta nhận ra Người
Cả dân tộc tìm ra mình qua tiếng khóc
(Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối)
Chế Lan Viên có khi không quen viết kịp thời. Bài thơ vừa dẫn ở trên, ông viết năm 1971,
Nhà thơ Chế Lan Viên
hai năm sau khi Bác qua đời. Những năm sau, ông vẫn tiếp tục phát hiện tầm lớn lao của trí
tuệ và lòng nhân ái bao la trong trái tim của Bác ở những bài thơ khác :
Với tất cả chúng ta, Bác là một người ông
Râu như bông và tóc trắng như bông
Màu tinh khiết một đời đạm bạc
Ðây cũng là nhà hiền triết, hiểu chỗ đến chỗ đi sự vật
Người về nơi phải về, Người rất ung dung
Người trồng cây, suốt một đời trồng
Chỗ Người khổ công gieo, ta sẽ hái
Nhân loại biếc màu xanh Người để lại
Trong thế giới bạo tàn này, Người là những bóng cây xanh.
(Ta nhận vào ta phẩm chất của Người)
Trong bài thơ Cách mạng chương đầu, tái hiện lại những tháng năm Bác về Pắc Bó, Chế
Lan Viên có những khổ thơ thấm đượm chất anh hùng ca :
Dân tộc rét chưa che Người đủ ấm

Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui
Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm
Gió rừng đừng thổi nữa, gió rừng ơi

Những đêm ấy Bác thức cùng ngọn lửa
Thảo từng trang sử lớn cho đời
Tượng Mác trầm ngâm trong hình thạch nhũ
Rồi từng dòng từng chữ qua vai.
(Hang mở nước)
Còn nhiều còn nhiều những ý thơ lạ, những phát hiện sâu sắc của nhà thơ Chế Lan Viên
về Bác Hồ mà trong một bài viết ngắn không thể nào chứa được.
Gia đình tôi học tấm gương Bác Hồ
Không ai khác, ba mẹ tôi cũng là một trong số những người dân đã làm theo lời Bác dạy.
Ba mẹ tôi được sinh ra từ một vùng đấTSÀI GÒN. Ba tôi xuất thân từ một gia đình bần nông,
nghèo khó. Ba tôi kể rằng: "Ngày xưa ba đi học không được đầy đủ như bây giờ, ngoài thời gian
đến lớp là phải đi chăn trâu, nhặt phân để phụ giúp gia đình. Chuyện vừa chăn trâu vừa học bài
cũng là điều bình thường". Bên cạnh đó, những lá chuối được thay cho tập vở mỗi lúc ba học
bài. Tuy vất vả nhưng ba tôi học rất giỏi. Ba tôi luôn tiếc nuối việc học hành dở dang vì hoàn
cảnh gia đình của mình nên luôn mong muốn là sẽ cho con cái được học hành tử tế. Mẹ tôi lại
càng thua thiệt so với ba. Mẹ tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em, ông ngoại lại mất sớm,
nên mẹ tôi chưa một lần ngồi trong ngôi trường hay lớp học nào cả. Vào năm 11 tuổi, mẹ tôi phải
đi giúp việc cho một gia đình, rất may mắn đó là một gia đình trí thức, con cái được học hành đỗ
đạt. Sống trong môi trường giáo dục tốt, mẹ tôi cũng có ước nguyện là sẽ cho con cái mình học
hành như nhà ông bà chủ. Thế là cả ba mẹ tôi cùng có một ý tưởng là phải biết hy sinh để nuôi
dạy con cái tốt, cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.
Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, ba mẹ tôi cùng các con vào Gò Vấpđể lập nghiệp. Ba mẹ
tôi xoay vần đủ thứ: khai hoang, đốn củi để kiếm tiền mua gạo hàng ngày. Ba mẹ luôn là tấm
gương để chúng tôi noi theo. Chính ý chí của ba mẹ tôi đã rèn luyện cho chúng tôi luôn phấn đấu
trong học tập để thoát khỏi sự nghèo đói. Tuy nhà nghèo, vất vả nhưng ba mẹ tôi chưa bao giờ
có ý định là bắt các con phải nghỉ học. Không quản nhọc nhằn, khó khăn, ba tôi làm thuê, làm

mướn , còn mẹ thì ngày ngày ra chợ bán những bó rau lang, những thúng dưa môn để nuôi
anh em tôi ăn học. Mẹ tôi là một người biết cần kiệm chắt chiu từ cái ăn, cái mặc, các khoản chi
tiêu khác. Tính tiết kiệm không chỉ có ở ba mẹ tôi mà nó được rèn luyện cho cả gia đình: mọi
người trong gia đình ai cũng phải biết tiết kiệm. Bên cạnh sự chịu thương, chịu khó của mẹ thì ba
tôi là một người ngay thẳng, rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Ba tôi biết hy sinh cho
mọi người trong gia đình, việc gì ba tôi cũng làm gương cho các con. Việc bỏ hút thuốc lào là một
việc làm rất khó nhưng ba tôi cũng tuyên bố với gia đình là: "Ba bỏ hút thuốc là để mong các con
trai sau này không ai được hút thuốc, vì hút thuốc không có lợi cho sức khỏe lại lãng phí tiền
bạc". Để thay vào sở thích hút thuốc, uống rượu, ba tôi tham gia vào đội văn nghệ của Hội Người
cao tuổi.
Sự nhọc nhằn, vất vả thì ba mẹ tôi được đổi lại là những lời khen ngợi của bà con, thầy cô về
những đứa con của mình. Các anh em tôi học rất giỏi, cứ cuối năm học là đứa nào cũng được
lãnh thưởng. Những cuốn tập, cặp sách đó được để dành cho năm học sau. Để giúp ba mẹ, cứ
vào dịp hè đến là các anh chị tôi lại vào nông trường làm cỏ mía để lấy tiền sửa xe đạp và mua
thêm tập vở. Lúc nhỏ anh em tôi chưa bao giờ được học cuốn sách mới, cứ sách đứa lớn học
xong thì để dành cho các em nhỏ, mà những cuốn sách đó cũng được ba tôi xin từ bà con làng
xóm. Cũng như việc mua sắm áo quần mới lại càng không, đứa con nào không có áo quần mặc
là ba tôi lại ra chợ mua về những bộ quần áo cũ. Tôi nhớ mãi lúc đó anh hai tôi đã bước vào thời
THPT rồi nên phải mặc áo đồng phục, ba tôi mua về một chiếc áo trắng của của nữ để mẹ tôi
mở hai chiếc ben áo để cho anh tôi mặc. Thế mà anh tôi cũng không ngại ngùng gì khi mặc chiếc
áo đó. Ba tôi nghĩ, nhà mình nghèo cái ăn lo chưa nổi lấy đâu nghĩ đến cái mặc, chúng tôi chưa
bao giờ nhìn thấy ba mẹ mình may chiếc quần áo mới để mặc. Bao nhiêu tiền bạc để dành lo
cho việc học của các con. Cứ sau mỗi năm nhìn lại là ba mẹ tôi thu hoạch được một lớp học
của mỗi đứa con.
Suốt gần ba chục năm qua, đổ biết bao mồ hôi và nước mắt, xoay trở đủ cách trên mẫu đất tự
khai hoang được, song cái nghèo không buông tha ba mẹ tôi, nhất là khi các anh em tôi đã lớn,
lần lượt bước chân vào các trường cao đẳng, đại học. Mỗi khi con về, ba mẹ tôi nửa mừng nửa
lo đến thắt ruột. Vào đầu năm học hoặc Tết ra là ba tôi phải xoay sở vài triệu đồng để chúng tôi
đóng học phí, chưa kể tiền ăn, tiền trọ, tiền giấy bút Trước khi đưa tiền thì ba tôi đều giảng cho
một bài học: "Biết tiết kiệm". Sau này, chúng tôi hay nói đùa là: "Lần nào chưa chảy nước mắt là

lần đó chưa lấy được tiền". Cho đến bây giờ anh em tôi đã trưởng thành, ai nấy đều có sự
nghiệp là được thừa hưởng sự giáo dục của cha mẹ mình. Trong các anh em tôi, ai cũng rèn
được đức tính cần kiệm, biết vươn lên trong cuộc sống, đoàn kết thương yêu lẫn nhau.
Hình ảnh ba mẹ tôi luôn là niềm tự hào của chúng tôi. Ba mẹ tôi chính là những người đã biết
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ ba mẹ tôi mà các
anh chị em tôi cũng quyết làm theo tấm gương của Bác Hồ để trở thành những công dân tốt,
giúp ích cho xã hội. Ba mẹ tôi là người không chỉ làm theo tấm gương của Bác mà còn giáo dục
cho các con mình cũng làm theo tấm gương của Người. Hiện nay, bản thân tôi là một giáo viên,
là một đảng viên trong nhà trường, tôi không chỉ rèn luyện cho mình mà còn tiếp tục giáo dục cho
học sinh của mình phải biết làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ kính yêu
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Bác dạy về nghề báo, người làm báo
Bác Hồ, một tấm gương đọc báo, tự học qua sách báo. Trong lời kêu gọi của Hồ
Chủ tịch tập 6, trang 72 Bác viết, “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng xem
được nhiều thứ báo chừng nào, thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”.
Trong sách “Chúng ta có Bác Hồ” tại trang 46 có ghi lời Bác khá cụ thể: “Tìm tài liệu
cũng giống như công tác khác, phải chịu khó, có khi tờ báo này có vấn đề này, xem tờ
báo khác lại có vấn đề khác, rồi ghép hai, ba vấn đề, hai, ba con số làm thành tài liệu mà
viết”.
Trong tác phẩm “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch” có đoạn ghi rõ “Mỗi ngày Cụ
xem chừng 25 tờ báo: báo sáng, báo chiều, báo hàng tuần, báo ngoại quốc Báo có gì
hay, Cụ lấy bút chì đỏ làm dấu vào, rồi bảo anh em xem”. Bác còn viết: “Làm nhà báo,
nhà văn lại càng phải đọc, không chỉ đơn thuần ”. “Do không muốn mất thời gian đọc
đi, đọc lại để tiếp nhận thông tin, nên khi đọc và nghiên cứu tài liệu, Hồ Chủ tịch luôn
chú trọng đến việc ghi chép, đánh dấu, gạch chân, đóng khung và thậm chí cắt dán. Bác
khuyên mọi người phải ra sức tự học “Học ở trường, học ở trong sách báo, học lẫn nhau
và phải học ở trong dân” bài (Phát huy tinh thần cần học, cần tiến bộ). (Hồ Chí Minh -
NXB Sự Thật, trang 14) trong bài nói chuyện ngày 19/12/1961 với các đảng viên hoạt
động lâu năm, Bác nói: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học không học thì
không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

Tại lớp chỉnh Đảng Trung ương ngày 17/8/1953 với nhan đề “Cách viết” Bác nói: “Về
cách viết, đặc biệt là viết ngắn viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy cách viết thế nào?
Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang
đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” mình viết ra cốt là để giáo
dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng,
nhằm không đúng mục đích “Nói về người làm báo, Bác còn nói: “Trong nghề làm
báo, ta có những kinh nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của
các nước anh em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng
nước ngoài” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2002, tập 9, trang 415). Bác lại viết
tiếp: “Báo chí của ta đã có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý,
bạn rất quan tâm đến báo chí ta.
Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết (Sđd, tập
10, tr. 615); “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa
xã hội cho hòa bình thế giới. Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người
viết, người in, người sửa bài, người phát hành ) phải có lập trường chính trị vững chắc.
(Sđd, tập 9, tr .415); “Kinh nghiệm của tôi là thế này: mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt
câu hỏi: Viết cho ai xem? viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn
dễ đọc? Khi viết xong thì nhờ anh em xem và sửa giùm. Chớ tự ái, tự cho bài của mình
là “tuyệt” rồi. Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch dữ tợn nó ngăn chặn con đường
tiến bộ của chúng ta” (Sđd, tập 10, tr. 615, 616); “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ Cách
mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của
mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức Cách mạng” (Sđd, tập 10, tr. 616). Nói
về người làm báo, Bác đặc biệt nhắc nhở tất cả người làm báo phải có đức trung thực:
“Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không
cần bịa đặt ra” (Hồ Chí Minh - Cách viết - tr. 5). Bác Hồ có một kho tri thức tuyệt vời,
được toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ hết sức khâm phục như nhà nghiên
cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về Cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh” (ủy ban KHXH, 1990): “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh
được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết học vấn và sự thông minh
trong cuộc đời”.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hơn lúc nào hết những lời dạy
quý báu của Bác về người làm báo- nghề báo mãi mãi là kim chỉ nam cho tất cả những
người làm báo chuyên không chuyên, và toàn thể bạn đọc tích cực “mua, đọc, làm theo
báo, viết bài, tin, góp ý kiến xây dựng báo”.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: Đôi điều suy nghĩ
Để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy
nhanh quá trình xây dựng, phát triển đất nước,
Đảng ta quyết định mở cuộc vận động toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta học tập và làm theo tấm
guơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là một chủ
trương sáng suốt, tạo động lực để toàn Đảng, toàn
dân ta thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Nhằm thực hiện tốt cuộc vận động này, tôi có đôi điều suy nghĩ:
Một là, mỗi ngành, mỗi địa phương cần xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm và thường
xuyên của ngành, địa phương mình; thông qua đợt học tập, thi đua làm tốt nhiệm vụ chính trị,
nhất là xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất và tài
năng để làm theo tư tưởng và đạo đức của Người.
Hai là, cần tập hợp và biên soạn các cuốn sách có chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
quan điểm của Bác Hồ đối với ngành, địa phương mình; Nhiệm vụ chính trị, chức năng, vị trí, đặc
điểm của ngành và địa phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Cụ thể hóa cần, kiệm, liêm, chính,
chí công, vô tư, chống quan liêu, tham ô lãng phí; Xây dựng quy chế, quy định những điều cán
bộ đảng viên, công chức phải làm và không được làm
Từng ngành và địa phương, tùy theo tình hình, phải chọn yêu cầu quan trọng nhất và việc gì cần
đột phá. Ví dụ: vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vấn đề tổ chức hoặc lề lối làm việc, cải cách
hành chính chọn vấn đề giải quyết mang tính đột phá để thực hiện tốt nhiệm vụ và học tập tốt.
Ba là, cần có bộ phận chuyên trách việc trên giúp lãnh đạo, gồm: các cán bộ có kinh nghiệm về
tuyên giáo và tổ chức cán bộ, có kế hoạch, chương trình thực hiện từng thời gian. Phải động
viên và tổ chức được toàn thể cán bộ, đảng viên và công chức trong ngành và địa phương tham
gia; tranh thủ các đồng chí đã từng tiếp xúc, làm việc hoặc gặp Bác, viết hoặc kể lại những lời
dặn của Bác để làm theo.

Bốn là, kiểm điểm kết quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với
việc sơ kết, tổng kết nhiệm vụ và chương trình công tác của ngành, địa phương 6 tháng, hàng
năm với những nội dung trên; xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên
thực hiện các quy định theo đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa quyết định và quan trọng
nhất.
Năm là, người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo các cấp phải là người đi đầu, gương mẫu thực hiện
cuộc vận động.
Ngành Ngoại giao vinh dự được Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp lãnh đạo, nên
Bộ Ngoại giao đã:
Tập hợp và viết nhiều về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về đối ngoại.
Xây dựng và đề nghị ban hành Nghị định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức của Bộ từ năm 1961
và từng thời gian bổ sung.
Căn cứ lời dặn của Bác năm 1963 đã quy định 15 điều và năm 1987 sửa lại thành 10 điều quy
định yêu cầu nhiệm vụ, việc phải làm và không được làm đối với cán bộ nhân viên Ngoại giao.
Qua việc cụ thể hoá 3 vấn đề nêu trên và dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ngành Ngoại
giao đã hoàn thành nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng. Để học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, tôi nghĩ, ngành Ngoại giao cần xem xét, bổ sung 3 vấn đề này cho phù
hợp với tình hình và nhiệm vụ hiện nay.

VIẾT VỀ NGƯỚI
Đất nước ta, dân tộc ta thật là hạnh phúc khi có một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhân
cách lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã để lại cho muôn đời tấm gương đạo đức. Soi
vào đấy, chúng ta thấy tâm hồn trong sáng hơn, hành vi của ta tốt đẹp hơn, nhân cách con
người được nâng cao hơn Đó là tấm gương của một bậc vĩ nhân nhưng lại rất đỗi bình dị,
đời thường và ai cũng có thể học theo, làm theo để hoàn thiện mình…
Ngay từ thời trai trẻ, Hồ Chí Minh đã chọn cho
mình con đường suốt đời phấn đấu cho cách
mạng, tất cả vì giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. “Trung với nước, hiếu

với dân” là mục tiêu Người kiên định theo đuổi,
không quản gian khổ, hy sinh; bất chấp thách
thức, nguy hiểm; sáng suốt và dũng cảm quyết
tâm đi tới đích. Những năm trước Cách mạng,
trước cơ hội Tổng khởi nghĩa, tuy đang bị sốt
nặng, nằm lả đi trên lán Nà Lừa, Người vẫn căn
dặn đồng chí của mình: “Dù có phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn, cũng phải dành cho được độc
lập!”.
Tấm gương “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, tấm gương của ý chí và nghị lực phi
thường của Hồ Chí Minh, chính là bài học hàng đầu của người cộng sản, của một con
người biết người yêu nước, thương nòi. Người tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn,
tinh thần phải càng cao”. Người dạy thanh niên: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng
không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”.
Chúng ta học ở đạo đức Hồ Chí Minh sự tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh đoàn kết
toàn dân tộc, vào sự tự tôn trọng dân, hết lòng vì dân. Dựa vào dân, lấy dân làm gốc là
phương châm công tác dân vận của Người. Bởi Người hiểu rõ: Chèo thuyền là dân mà
lật thuyền cũng là dân. Người tình nguyện là “người lính vâng mệnh quốc dân trước mặt
trận”.
Đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc trong việc xây dựng con người, xây dựng
cuộc sống mới. Người luôn nhắc nhở: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Hai
tiếng “trồng người” đã làm sáng tỏ tấm lòng nhân hậu, bác ái, vị tha và tình yêu thương
bao la của Người đối với mọi tầng lớp nhân dân. Người nói: “Mỗi con người ta đều có cái
thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Hồ
Chí Minh biết cách dùng người và cảm hóa con người rất đặc biệt. Người căn dặn chúng
ta: “Năm ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn. Nhưng ngắn dài đều hợp lại trên nơi bàn
tay… Vậy nên phải khoan hồng độ lượng. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng
thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc”.
Ngay khi mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mọi người

xây dựng đời sống mới. Đó là Cần – Kiệm – Liêm – Chính, Chí công vô tư, nếp sống
giản dị, trong sáng, trung thực, khiêm tốn. Phải nâng cao đạo đức cách mạng thường
xuyên như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Người dẫn chứng cụ
thể:
“Trời có bốn mùa: Xuân, hạ, thu đông
Đất có bốn phương: Đông, tây, nam, bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”
Người nhấn mạnh: “Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của người
dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ”
Người coi trọng công tác xây dựng Đảng là rất quan trọng. Bởi vì: “Đảng ta là một
đảng cầm quyền. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
Hồ Chí Minh đề ra tư cách người cách mạng cho cán bộ, đảng viên và tự mình
nghiêm túc gương mẫu thực hiện. Ở Người nói và làm, lý luận và thực hành luôn đi đôi
với nhau.
Những đức tính cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất gần gũi bình dị, cụ thể,
không xa hoa. Mọi người chúng ta ai cũng có thể học được, làm theo được.
Trên hành trình phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu, cuộc vận động rộng lớn trong
toàn Đảng, toàn xã hội “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ góp
phần làm cho con người Việt Nam thêm lành mạnh để xứng đáng với vị thế của đất
nước ta trên trường quốc tế. Nhất là đối với sinh viên Việt Nam cần có nhận thức sâu
sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh ; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×