Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bai viet ve xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.34 KB, 2 trang )

NGƯỜI LƯU GIỮ, BẢO TỒN NHẠC CỤ DÂN TỘC ÊĐÊ
Như một con ong thợ siêng năng cần mẫn, ông lặn lội buôn gần,
buôn xa tìm và gom góp lại những âm thanh đặc trưng của núi rừng
Tây Nguyên, của những đêm kể khan, những ngày lễ mừng cơm
mới...góp một phần công sức vào việc bảo tồn văn hóa truyền thống
của người Êđê. Ông chính là Y Diam Ayun (Ama Alê H’Ngot) ở xã Cư
Bao, thò xã Buôn Hồ.
Những ngày chăn trâu, đuổi bướm, lên rẫy, Y Diam đã được người cha của
mình dạy cho cách sử dụng một số loại nhạc cụ như chiêng, sáo, đàn... Trong số đó
có những nhạc cụ được làm bằng các vật dụng đơn giản ( tre, nứa, vỏ quả bầu…) lại
có thể phát ra những cung bậc âm thanh khác nhau, có lục như tiếng gió, có khi lại
róc rách như tiếng suối chảy... đã làm cho cậu bé tò mò, thích thú đến độ quên ăn
quên ngủ.
Cùng với việc sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ khác nhau như Đinh
năm, Buốt tăkta, Kỳ, Gông, Chiêng tre, Đinh klé, Brỗ, Buôt Klia..., Y Diam bắt đầu
mày mò làm các nhạc cu để chơi và cho bà conï, bạn bè trong buôn sử dụng trong
các dòp lễ hội. Cũng từ đó Y Diam tìm cách cải tiến tạo ra một số loại nhạc cụ mới.
Chẳng hạn như kèn Đinh năm, với nhạc cụ có sẵn có độ ấm của âm thanh cũng như
độ vang còn hạn chế, ông đã cải tiến bằng cách lựa chọn các ống nứa có độ dày
mỏng, dài ngắn khác nhau kết hợp với bầu âm ( quả bầu khô), sáp mật ong ruồi để
gắn các bộ phận lại với nhau, tạo ra được thứ âm thanh trong trẻo vang xa hơn.
Goong (đàn) do ông chế tạo khác biệt với các loại đàn của các dân tộc anh
em ở chỗ, thân làm bằng ống nứa, bộ phận tạo âm gồm 3 dây được làm bằng sợi
kim loại (dây thắng xe đạp) hoặc dây cước, bộ phận cố đònh dây đàn được thiết kế
hết sức tinh vi gồm 3 thanh nứa nhỏ gắn vào đầu đàn và được khoét một lỗ tròn để
thu âm từ dây đàn, khi dây đàn rung lên truyền âm thanh vào bầu âm( thân đàn) đi
ra nên âm thanh trong trẻo, vang xa hơn khi biểu diễn, có thể sử dụng độc
lập nhưng có thể mô phỏng được rất nhiều loại âm thanh khác nhau. Goong truyền
thống của người Êđê có cấu tạo mô phỏng âm thanh của dàn chiêng, thân đàn làm
bằng ống nứa, bầu âm cũng chính là thân đàn được khoét một ỗ hình chữ nhật rộng
từ 2-3 cm, dài từ 10-24 cm đầu có dùi một lỗ quay về phía người sử dụng, dây có


khi 4 hoặc 8 dây...
Buốt Klóa (ống sáo nứa) do ông tạo ra có âm thanh trong trẻo hơn sáo của
người Êđê đã có, ở chỗ bộ phận lá tạo âm được làm bằng một sợi dây nứa mỏng….
Ngoài ra ông đã dày công nghiên cứu chế tạo nhiều loại nhạc cụ khác chưa kòp đặt
tên.
Mặc dù Ama Alê H’Ngot đã ngoài sáu mươi, nhưng ngọn lửa đam mê sáng
tạo tìm tòi khám phá các cung bậc khác nhau của âm thanh núi rừng vẫn cháy mãi
trong ông. Ông tâm sự: "Tiếc lắm! Nếu một ngày kia thế hệ những người biết chơi
các loại nhạc cụ của người đê không còn nữa mà không truyền lại cho thế hệ trẻ
thì đau lắm". Chính vì lẽ đó ông đã làm một công việc mà không ít người cho là "ăn
cơm nhà vác tù và hàng tổng". Được sự nhất trí của Đảng ủy xã Cư Bao, kết hợp với
Đoàn xã, ông đã tổ chức thành công các lớp chơi chiêng cho các cháu thiếu nhi của
buôn vào các dòp nghỉ hè. Cùng với dạy chiêng, ông còn đem những loại nhạc cụ mà
ông tâm huyết sáng chế ra đểï dạy cho các cháu. Năm 2008, đội chiêng trẻ do ông
dạy đã tham gia liên hoan văn nghệ toàn huyện Krông Buk (nay là thò xã buôn Hồ)
đoạt giải Ba toàn huyện và giải Nhất cụm.
Tâm nguyện lớn nhất của ông là mở được thật nhiều lớp cho nhiều đối tượng
khác nhau để mỗi người góp một phần công sức nhỏ vào việc bảo tồn bản sắc văn
hóa của dân tộc mình; đồng thời được các cơ quan chức năng công nhận quyền sở
hữu trí tuệ các sản phẩm nhạc cụ do ông sáng tạo dựa trên các nhạc cụ dân tộc có
sẵn của người Êđê.
Bài,ảnh:Lam Sơn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×