Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

de hoc ky II co dap an- hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.89 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS ĐẠI HỢP
ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 7
Năm học 2009 - 2010
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 45’
(Đề này gồm 4 câu, 1 trang)
Câu 1:(3đ)
a. Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
b. Chim bồ câu có mấy kiểu bay? Kiểu bay nào giúp chim tiết kiệm năng lượng?
Câu 2:(3đ)
a. Thế nào là hình thức sinh sản vô tính, hữu tính? Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong?
b. Em đã được học các hình thức sinh sản ở các lớp động vật, lớp động vật nào có hình thức sinh
sản tiến hóa nhất? Thể hiện cụ thể sự tiến hóa đó là gì?
Câu 3:(2đ)
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của thú, nêu sự tuần hoàn máu qua sơ đồ đó?
Câu 4:(2đ)
a. Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát?
b. Vai trò của lớp bò sát đối với đời sống con người? Em có suy nghĩ gì về thực trạng săn bắt một
số bò sát hiện nay? Cần phải làm gì để bò sát ngày càng đa dạng?
Hết
Mã ký hiệu
SI -DH01- HKII7-09
PHÒNG GD&ĐT TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS ĐẠI HỢP
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HKII LỚP 7
Năm học 2009 - 2010
MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 2 trang )
Câu Đáp án Điểm
1


(3điểm)
a. 2điểm
- Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn:
+ Thân hình thoi: giảm sức cản của không khí.
+ Chi trước: biến đổi thành cánh.
+ Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống: có phiến rộng tạo thành cánh,
đuôi vai trò làm bánh lái.
+ Lông tơ (chùm) giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
+ Chi sau có bàn chân dài, ngón chân có vuốt giúp chim bám chắc khi
đậu, duỗi khi hạ cánh.
+ Mỏ sừng, không có răng giúp đầu chim nhẹ.
+ Cổ dài, đầu linh hoạt phát huy được giác quan.
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
b. 1điểm
- Chim bồ câu có 2 kiểu bay:
+ Bay vỗ cánh.
+ Bay lượn.
- Cách bay lượn dựa vào sức nâng của các luồng khí nóng lên giúp chim
tiết kiệm được năng lượng
0,5đ
0,5đ
2
(3điểm)
a. 1,5 điểm
- Hình thức sinh sản vô tính:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế
bào sinh dục cái kết hợp với nhau: phân đôi cơ thể, mọc chồi.
- Hình thức sinh sản hữu tính:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có tế bào sinh dục đực và tế bào
sinh dục cái kết hợp với nhau. Trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
- Thụ tinh trong: Trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ.
- Thụ tinh ngoài: Trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
b. 1,5 điểm
- Lớp thú là lớp động vật có hình thức sinh sản tiến hóa nhất:
+ Thụ tinh trong;
+ Đẻ con ( trừ thú mỏ vịt);
+ Phôi phát triển trực tiếp, có nhau thai;
+ Đào hang, lót ổ;
+ Nuôi con bằng sữa mẹ.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Mã ký hiệu
SI-DH01-HKII7-09
a. 1 điểm
- Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của thú. 1đ
b. 1điểm
3

(2điểm)
- Nêu sự tuần hòa máu:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ (phổi):
Máu từ tâm thất phải theo động mạch phổi đến trao đổi khí ở hai lá phổi.
Máu từ màu đỏ thẫm chuyển sang màu đỏ tươi. Theo tĩnh mạch phổi trở về
tâm nhĩ trái.
+ Vòng tuần hoàn lớn:
Máu từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan.
Máu từ màu đỏ tươi chuyển sang màu đỏ thẫm. Theo tĩnh mạch chủ trở về
tâm nhĩ phải.
0,5đ
0,5đ
4
(2 điểm)
a. 1 điểm
- Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
+ Da khô, có vảy sừng khô;
+ Cổ dài;
+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai;
+ Chi yếu, có vuốt sắc;
+ Phổi có nhiều vách ngăn;
+ Tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ cá sấu);
+ Máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha;
+ Là động vật biến nhiệt;
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong;
+ Trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

b. 1 điểm
- Vai trò của lớp bò sát đối với đời sống con người.
+ Đại bộ phận bò sát có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt sâu bọ có hại.
+ Có giá trị thực phẩm đặc sản (ba ba)
+ Làm đồ mĩ nghệ.

- Suy nghĩ.
- Những việc cần làm.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Hết

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×