Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khi nào cần thay đổi mô hình kinh doanh? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.25 KB, 10 trang )

Khi nào cần thay đổi mô
hình kinh doanh?


Muốn xác định liệu có cần thay đổi mô hình kinh doanh hay
không, bạn có thể căn cứ vào mười dấu hiệu sau đây:

1. Chiến lược kinh doanh của bạn bị vô hiệu hóa bởi khách hàng
liên tiếp yêu cầu giảm giá và phản ứng đối với việc phải trả thêm
phụ phí cho những dịch vụ gia tăng

Điều gì làm nên sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Các khách hàng có thường xuyên nói với bạn rằng họ sẵn sàng
trả thêm tiền để có được dịch vụ gia tăng tốt hơn không


Nếu có sự mập mờ giữa giá cả và "dịch vụ chăm sóc khách
hàng", nếu coi chúng chỉ là những chỉ số phân biệt sản phẩm/dịch
vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh, thì sản phẩm của bạn đã đến
lúc phải tìm ra một phương thức kinh doanh mới.

2. Các khách hàng đang tìm kiếm một mặt hàng khác thay thế
cho sản phẩm/dịch vụ của bạn

Nếu bạn đang mất đi một lượng lớn khách hàng trung thành, bạn
phải nhanh chóng tìm ra lý do dẫn đến tình trạng này. Việc thuê
một nhà nghiên cứu độc lập để gặp gỡ, phỏng vấn và điều tra
khách hàng nhằm tìm ra lý do họ quyết định từ bỏ sản phẩm/dịch
vụ của bạn là một cách cần làm ngay.

Liệu mặt hàng thay thế mà khách hàng lựa chọn có dễ sử dụng


hơn không, có tiết kiệm thời gian hơn hoặc rẻ hơn không? Liệu lý
do đó có xuất phát từ tâm lý ham rẻ? từ nhu cầu phải đảm bảo sự
an toàn hay vì một lý do đặc biệt nào đó?

3. Lợi nhuận kinh doanh giảm sút do tăng chi phí đầu vào

Nếu những chi phí đầu vào tăng quá cao so với tốc độ tăng của
giá thành, thì lúc này cần xem xét lại những hợp đồng kinh doanh
mà công ty bạn đã ký kết, để tính toán lại hiệu quả kinh doanh.
Nếu cần thiết, có thể thuyết phục đối tác cùng ngồi vào bàn đàm
phán.

4. Những công ty mới ra đời kinh doanh cùng loại sản phẩm/dịch
vụ với bạn áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn

Hãy xem trường hợp những nhà sản xuất ô-tô một thời là niềm
kiêu hãnh thống trị của nền công nghiệp xe hơi Hoa Kỳ. Chỉ trong
vòng một thập kỷ qua, "Big 3" đã nhanh chóng bị đánh bại bởi
Toyota & Honda trong cuộc cách mạng ô-tô sử dụng nhiên liệu
tiết kiệm và sạch. Hãng Big 3 đã bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh
do chậm chạp và không theo kịp sự đổi mới.

5. Bạn từ chối áp dụng công nghệ mới ngay cả khi được khách
hàng yêu cầu

Cái giá bạn phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều lần số tiền mà bạn đầu
tư thay đổi công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản
xuất, đặc biệt khi sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu của thị
trường và sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.



Mercedes là một trong số những ví dụ minh chứng cho việc chậm
đổi mới theo thời cuộc. Khi mà cuối năm 2005, nhiều khách hàng
muốn tìm kiếm trên thị trường một loại xe mới và việc sản xuất
các loại xe có thể sử dụng nhiên liệu thay thế đã được nhiều
hãng sản xuất xe hơi quan tâm, thì trong chiến lược kinh doanh
của Mercedes không hề mảy may đề cập đến vấn đề này.

Thậm chí, nhà quản lý một đại lý xe ô-tô hiệu Mercedes khi được
khách hàng hỏi: "Mercedes-Benz có chiến lược sản xuất các loại
xe sử dụng nhiên liệu thay thế không?", đã trả lời chắc như đinh
đóng cột rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược sản xuất ô-tô sử
dụng nhiên liệu truyền thống trong nhiều năm nữa.


Công ty bạn có đang theo đuổi một chiến lược kinh doanh mù
quáng kiểu đó không? Nếu bạn nhận ra được xu hướng của thị
trường và kịp thời thay đổi theo nó càng sớm, thì lợi ích mà bạn
gặt hái được sẽ càng nhiều.

6. Những nhà lãnh đạo chủ chốt trong công ty bạn không muốn
thay đổi cách làm việc để phù hợp với thời đại mới

Cách suy nghĩ của mỗi cá nhân trong việc tổ chức, điều hành các
hoạt động kinh doanh thường mang tính độc lập và khó có sự
can thiệp từ bên ngoài khiến họ thay đổi cách nghĩ và cách làm.
Khi một nhà lãnh đạo nhất quyết không thay đổi phương thức
kinh doanh đã bị coi là lạc hậu, thì tính kiên định trong trường
hợp này trở thành yếu tố khiến công ty dễ bị bán hoặc sáp nhập.


Nếu công ty bạn đang phải đứng trước những sự lựa chọn hoặc
phải bán, hoặc phải sáp nhập, hoặc phải chấp nhận đổi mới,
những dấu hiệu dưới đây cho thấy đội ngũ lãnh đạo hiện tại của
bạn chưa sẵn sàng cho sự chuyển đổi mang tính chiến lược
trong kinh doanh:


- Khách hàng yêu cầu để tránh những tổn thất không cần thiết,
hai đối thủ cạnh tranh nên liên minh và liên kết, biến thù thành
bạn, cùng nhau chia sẻ thị trường, nhưng cả hai công ty không
sẵn lòng làm điều đó.

- Những người lãnh đạo vẫn dung túng và không cương quyết đối
với những hành vi gây tổn hại đến công việc.

- Những người sáng lập công ty không dám quyết để thực hiện
một chiến lược kinh doanh mà khả năng thành công là chắc
chắn. Họ phân vân, do dự vì nếu thực hiện nó sẽ ảnh lợi ích của
nhân viên hay làm thay đổi chế độ hưu trí

- Công ty không đạt được mục tiêu như đã dự kiến sau vài năm
liên tục

7. Bạn cho rằng sự tăng trưởng và các suy tính chiến lược chỉ
dành cho các công ty lớn

Đã bao nhiêu lần bạn tự bảo rằng cần "lập kế hoạch và tầm nhìn
chiến lược kinh doanh là quan trọng" nhưng bạn lại chần chừ vì
nó sẽ ngốn của bạn rất nhiều thời gian.


Nếu điều đó tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác mà bản kế
hoạch và chiến lược kinh doanh vẫn chỉ là ý tưởng, thì công ty
bạn đang trong tình thế nan giải. Như vậy, tự bạn sẽ đánh mất
niềm tin vào bản thân và rất đáng tiếc nếu sự mất niềm tin đó
được truyền sang đội ngũ nhân viên của bạn.

8. Bạn đang đấu tranh để chuyển đổi từ mô hình lãnh đạo thực
tiễn sang mô hình lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược

Những thói quen và kỹ năng lúc đầu đã giúp nhà lãnh đạo kiếm
được hàng triệu đô-la, nhưng sau đó chính chúng lại ngăn cản họ
kiếm được gấp 10 lần như thế nữa. Rất nhiều chuyên gia giỏi sau
một thời gian làm việc cho công ty kinh doanh nào đó, đã quyết
định ra ngoài thành lập một công ty riêng giống như công ty mà
họ đã làm việc.


Sau một thời gian kiếm được chút ít tiền bạc, họ vẫn tiếp tục đi
theo lối mòn cũ. Điều này giới hạn khả năng đổi mới chiến lược
tăng trưởng trong tương lai.

9. Bạn liên tục áp dụng những ý tưởng thú vị (ví dụ những dự án
và ý tưởng mới)

Khi nhà lãnh đạo liên tục đưa ra những kế hoạch và chiến lược
mới, đội ngũ nhân viên sẽ mất phương hướng. Họ rất khó khăn
để hiểu "Cái gì là quan trọng nhất trong công việc kinh doanh
hiện tại của công ty? Nhân viên cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực
nào? Công việc mà họ đang làm có góp phần mang lại sự thành
công chung của công ty không?


Nếu chỉ nhìn bề ngoài của các ý tưởng mà không biết phân tích
lợi hại, tính hiệu quả khi áp dụng ý tưởng đó vào kinh doanh, nhà
lãnh đạo sẽ trở thành kẻ đầu tiên phá hoại những thành quả mà
họ đã biết bao công sức xây đắp nên.

10. Bạn tiếp tục kinh doanh và đầu tư vào những sản phẩm
không mang lại lợi nhuận

Rất nhiều nhà sáng lập đã gắn bó tình cảm sâu sắc với lịch sử
thành công trong quá khứ. Đó là tình cảm tự nhiên của con
người, giống như cách mà bạn thương yêu con cái và không
muốn rời xa chúng.

Tuy nhiên, tình yêu rất dễ biến thành sự mù quáng và ngăn cản
bạn tập hợp những phản hồi thường xuyên từ thị trường, và tận
dụng những cơ hội mới trong kinh doanh. Đó chính là khi cần
phải lựa chọn và giao phó những dự án mới cho những người có
khả năng thực hiện tốt hơn.
st


×