Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Địa lý lớp 6 - ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.24 KB, 5 trang )

. Bài 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối.
- Khái niệm núi sự phân loại theo độ cao khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Hiểu thế nào là địa hình cáctơ.
b. Kỹ năng: Quan sát tranh.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, Sgk, tập bản đồ, tranh núi Himalaya.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Hoạt động nhóm.
* Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định lớp: 1’ Kdss.
4.2. Ktbc: 4’
+ Như thế nào là nội lực và ngoại lực?
- Nội lực sinh ra từ bên trong lòng TĐ, ngoại lực sinh ra từ bên ngoài. Hai
lực này đối nghịch nhau cùng xẩy ra đồng thời.
+ Chọn ý đúng nhất: Động đất núi lửa do:
a. Ngoại lực sinh ra.
@. Nội lực sinh ra.
4.3. Bài mới: 33’
HO
ẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
N
ỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1.
* Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức.


- Quan sát tranh núi Himalaya.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên
chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Dạng địa hình nhô cao trrên BMĐ
là gì?
TL:


* Nhóm 2: Núi thường có mấy bộ phận?
TL:


1. Núi và độ cao của núi:






- Núi là dạng địa hình nhô
cao trên trên mặt đất từ
500 m trở lên.

- Núi gồm 3 bộ phận:
Đỉnh, sườn và chân núi.

- Học sinh lên bảng chỉ từng bộ phận.
* Nhóm 3: Căn cứ vào đâu người ta phân loại
núi? Có mấy loại núi?

TL: - Vào độ cao, có 3 loại núi:
+ Núi thấp <1000 m
+ Núi TB từ 1000 m – 2000 m.
+ Núi cao > 2000 m trờ lên.
* Nhóm 4: Quan sát H 34 cho biết cách tính độ
cao tương đối và độ cao tuyệt đối?
TL: - Tương đối: từ chân – đỉnh núi.
- Tuyệt đối: Mực nước biển – đỉnh núi.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
* Sử dụng sơ đồ khai thác kiến thức.
+ Ngoài phân biệt núi theo độ cao người ta còn
dựa vào đâu để phân biệt núi?
TL:

- Quan sát H 35a
+ Hãy mô tả hình này?


- Từ độ cao phân thành 3
loại núi: thấp, trung bình,
cao.






2. Núi già và núi trẻ:




- Theo thời gian hình
thành có núi già và núi trẻ.




TL: Núi trẻ: Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng
sâu.
- Quan sát H 35b. Hãy mô tả hình này?
TL: - Núi già: Đỉnh tròn, sườn thoải, thung
lũng cạn.
- Học sinh lên bảng mô tả núi himalaya.
Chuyển ý.
Hoạt động 3.
* Sử dụng ảnh địa lí khai thác kiến thức.
+ Địa hình cáctơ là loại địa hình gì?
TL: Địa hình núi đá vôi bắt nguồn từ châuÂu.

+ Địa hình núi đá vôi được thể hiện như thế
nào?
TL: Ngọn núi thường lởm chởm, sắc nhọn,
thường bị nước mưa khoét thành hang, như
động Phong nha.
+ Quan sát H 37; H 38 sgk. Mô tả hai hình
này?
TL:






3. Địa hình cáctơ và các
hang động:



- Địa hình núi đá vôi
thường được gọi là địa
hình cáctơ với nhiều hang
động đẹp.

4.4. Củng cố và luỵên tập: 4’
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
+ Như thế nào là núi và độ cao của núi?
- Núi là dạng địa hình nhô cao trên trên mặt đất từ 500 m trở lên.
- Núi gồm 3 bộ phận: Đỉnh, sườn và chân núi.
- Từ độ cao phân thành 3 loại núi: thấp, trung bình, cao.
+ Chọn ý đúng nhất: Núi trẻ:
a. Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng cạn.
@. Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập. Tự xem lại các kiến thức đã học giờ sau ôn tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………

×