Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN: Luyện chữ viết cho HS lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.26 KB, 17 trang )

KINH NGHIỆM RÈN CHỮ CHO HỌC SINH LỚP 2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
*. Lí do chọn đề tài:
Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xã
hội phát triển mạnh đặc biệt là công nghệ tin học, đòi hỏi chất lượng giáo dục phải
nâng cao. Chính vì thế con người đòi hỏi phải có tri thức, có khả năng đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của đất nước.
Năm học 2009-2010 ngành giáo dục tiếp tục thực hiện phong trào thi đua hai
tốt theo đúng định hướng của Đảng ta " Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ và sáng tạo của học sinh. Đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân,
nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến vững chắc đưa nước nhà vững
bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học công nghệ''
Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện thì việc hướng dẫn học
sinh lớp 2 viết chữ đẹp là cần thiết và cấp bách. Đặc biệt năm học 2009-2010 này
việc triển khai đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các cấp học đang thực
hiện một cách đồng bộ có hệ thống với nhiều môn học và nhiều phương diện khác
nhau. Với cấp tiểu học thì việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa, phương
pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, nội dung dạy học, đang được sự quan tâm
của toàn xã hội nói chung của ngành giáo dục nói riêng. Vì đây là cấp học nền
móng, cấp học đầu tiên của ngành giáo dục. Mỗi môn học ở trường tiểu học đều góp
phần hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi con người chủ nhân tương lai của
đất nước sau này. Trong tất cả các môn học ở tiểu học thì môn Tiếng Việt là môn
quan trọng nhất, vì đây là môn công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức ở các
môn học khác. Nên môn Tiếng Việt chiếm nhiều thời lượng nhất so với các môn học
khác.
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cơ bản là hình thành và phát triển cho học sinh
các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết giúp các em học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học
Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Xong mỗi phân môn của Tiếng Việt
lại có một nhiệm vụ riêng như phân môn tập viết: Tập viết đúng tư thế, hợp lí,


đúng cỡ chữ, viết đúng chữ hoa theo mẫu quy định. Với nhiệm vụ cơ bản như trên
thì giáo viên hướng dẫn các em viết trên bảng con, trên vở viết từ dễ đến khó, tuỳ
theo đối tượng học sinh và thời gian cho phép. Trong thực tế giảng dạy, cơ bản học
sinh ngồi học đúng tư thế và viết đúng độ cao, độ rộng của con chữ.
Hiện nay ở trường tôi công tác đã có sự đổi mới về nội dung và phương
pháp tổ chức dạy học, hình thức tổ chức dạy học, vì vậy chất lượng dạy và học
được nâng cao đáng kể các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong khi giao tiếp, biết
cách sử dụng lời nói phù hợp, cách trình bày bài viết hợp lý hơn. Các em bước đầu
biết cảm nhận về một bài đọc hay, đúng, bài vết đúng, đẹp Tuy nhiên địa phương
1
tôi đang công tác nằm trong khu vực miền núi, điều kiện sinh hoạt còn hạn chế,
cha mẹ các em chủ yếu làm nông nghiệp chưa có điều kiện quan tâm đến con em
mình. Chính vì vậy trình độ nhận thức của các em không đồng đều, chưa đáp ứng
được yêu cầu môn học. Tỉ lệ các em ngồi viết chưa đúng tư thế, cách cầm bút sai,
viết sai lỗi chính tả còn nhiều. Đặc biệt là học sinh lớp 2 các em còn thực hiện sai
từ tư thế ngồi, cách cầm bút, kê vở, viết chữ chưa đúng độ cao, chưa chuẩn nét,
khoảng cách giữa các chữ, sự liền mạch của các nét chữ và chữ. Chính vì những lý
do trên đây mà tôi chọn "Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 2 luyện
chữ viết". Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt trong
trường tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận.
Trong những năm học gần đây chữ viết của học sinh trong các nhà trường
tiểu học là vấn đề các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh
hết sức quan tâm. Các phong trào " Giữ vở sạch, viết chữ đẹp " của giáo viên và
học sinh được duy trì thường xuyên theo định kỳ hàng năm và phát triển sâu rộng
trong phạm vi toàn quốc. Song vì nhiều lý do mà chất lượng chữ viết của học sinh
chưa tốt. Bên cạnh học sinh viết chữ đẹp. Còn khá phổ biến học sinh viết chữ xấu,
nét chữ nguệch ngoạc, không đúng mẫu, cỡ chữ qui định. Cá biệt còn có em mắc
nhiều nỗi chính tả. Vì vậy có em nhận thức rất nhanh nhưng lại không đạt danh

hiệu học sinh giỏi cũng chỉ vì chữ viết xấu. Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu
quá trình học tập bằng việc học chữ. ở giai đoạn đầu tiên ( bậc tiểu học) trẻ tiếp tục
được hoàn thiện năng lực nói tiếng mẹ đẻ. Nhà trường xuất phát từ dạng thức nói,
từ hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ để dạy trẻ học chữ. Trẻ em biết chữ mới có
phương tiện để học Tiếng Việt và học các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội khác. Trẻ không biết chữ, không có điều kiên tiếp xúc ngôn ngữ văn hoá,
không thể tiếp thu trí thức văn hoá, khoa học một cách bình thường được. Biết chữ
là biết phân biệt hình nét các ký hiệu, biết tạo ra ký hiệu ( chữ viết ), biết dùng chữ
ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý nghiã chữ viết. Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc
thông viết thạo một ngôn ngữ.
C hữ viết tiếng việt của chúng ta hiện nay ( còn là chữ Quốc ngữ) được xây
dựng dựa theo các con chữ của hệ thống chữ cái La tinh gồm 24 chữ cái ( hay còn
gọi là con chữ) được sắp xếp theo trật tự cố định gọi là Bảng chữ cái. Các chữ cái
Tiếng Việt dùng để nghi nguyên âm và phụ âm.
Trên thực tế, các chữ cái Tiếng Việt thoả mãn tương đối các điều kiện trên.
Nhưng có những âm biểu thị bằng nhiều chữ cái do đó học sinh rất dễ nhầm lẫn,
khó phân biệt.
II. Cơ sở thực tiễn:
2
Nhà trường có đủ các phòng học cho học sinh học hai buổi trên ngày. Tuy
nhiên một số phòng học chưa bảo đảm về tiêu chuẩn như: Ánh sáng trong phòng
học, bàn ghế của học sinh, bảng lớp
Ánh sáng trong phòng học chưa đảm bảo nhất là về mùa đông. Khi thời tiết
lạnh các cửa đều phải đóng để tránh gió lùa vào lên phải sử dụng nguồn ánh sáng
nhân tạo. Một số lớp học vẫn chưa lắp bóng đèn tuýp, thậm trí có bóng bị hỏng đã
lâu mà chưa sửa chữa kịp thời ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của các em.
+ Bàn ghế của học sinh tuy đầy đủ về số lượng, hình thức tương đối đẹp.
Song một số bộ bàn ghế chưa phù hợp với học sinh vì trong lớp một số em bé hơn
các bạn lên mỗi khi viết lại phải nhoài người hoặc phải đứng lên thì mới viết được
cho nên ảnh hưởng đến chữ viết và tốc độ viết. Mặt khác, mặt bàn bằng phẳng

không có độ nghiêng, dốc về phía học sinh nên khi viết các em không thấy thoải
mái và tay khó di chuyển.
+ Bảng lớp: Các lớp được trang bị một bảng chống loá to, sơn mầu xanh
thẫm và được treo cân đối, hợp lý giúp học sinh quan sát dễ dàng. Nhưng bảng lại
không có các dòng kẻ nên khi viết mẫu cho học sinh giáo viên còn gặp nhiều khó
khăn như viết chậm, viết các nét không chuẩn. Nhiều giáo viên đã khắc phục bằng
cách tự kẻ lấy các dòng kẻ cho nên các dòng kẻ không đều nhau và cũng chỉ trong
thời gian ngắn các dòng kẻ đó lại mờ dần.
1. Các phương tiện dạy học.
a, Tài liệu dạy hoc.
Tài liệu chính để dạy hoc Tiếng Việt nói chung và tập viết nói riêng được thể
hiện trên quyển Tiếng Việt. Học sinh luyện viết trên bảng con, vở ô li, vở tập viết.
+ Bảng con: Bảng con được coi là phương tiện hữu hiệu nhất để học sinh
luyện tập kỹ năng viết chữ trước khi viết vào vở. Bảng của học sinh tuy đầy đủ về
số lượng chất lượng chưa đảm bảo. Nhiều bảng không có dòng kẻ, trơn khi viết nét
không ăn, chữ nguệch ngoạc, một số bảng lại xù xì, khi viết các nét chữ lần sau lại
đè lên chữ trước nên khó nhìn và mất đi cái đẹp.
+ Vở ô li: Học sinh dùng loại vở ô li có 6 dòng kẻ chất lượng tương đối tốt
để luyện viết các nét chữ cơ bản, các chữ, các nhóm chữ viết thường, viết hoa, từ,
câu ứng dụng
+ Vở tập viết.
Vở tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ban hành là phương tiện để học sinh
luyện chữ viết. Nhìn chung từ lớp 1 đến lớp 2, mỗi lớp có 2 quyển ứng với tập
mộtt và tập 2 của sách Tiếng Việt.
Cũng như lớp 1, vở viết lớp 2 bám sát nội dung bài học trong sách giáo khoa
Tiếng Việt 2 (31 tuần): Ôn tập, cách viết 29 chữ cái viết hoa và một số tổ hợp chữ
ghi câu đầu có chữ cái viết hoa ( Ví dụ: Ch, Gh, Gi, ) Luyện viết ứng dụng các
tên riêng, các câu ( tục ngữ, ca dao, thơ) có số chữ dài hơn ở lớp 1. Tuy 4 tuần ôn
tập và kiểm tra định kỳ không có tập dạy, tập viết trên lớp, nhưng vở tập viết lớp 2
3

vẫn có nội dung luyện viết thêm ( ở nhà) để học sinh luyện viết kỹ năng viết chữ
và trìng bày. một đoạn văn ( hoặc một bài ngắn)
Mỗi bài tập viết 2 được thiết kế trên hai trang vở có chữ viết mẫu (cỡ nhỏ)
trên dòng kẻ li.
+ Trang lẻ: tập viết ở lớp ( kí hiệu)
Hai dòng viết chữ hoa cỡ nhỏ ( dòng ôn lại chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp
chữ ghi âm đầu có chữ viết hoa đã học ở lớp 1, một dòng củng cố thêm 1, 2 chữ
cái
viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa xuất hiện trong tên riêng
hoặc câu ứng dụng). Trọng tâm là luyện viết dòng thứ nhất.
- Hai dòng viết ứng dụng tên riêng theo cỡ nhỏ.
- Bốn dòng viết ứng dụng câu ( tục ngữ, ca dao, thơ) theo cỡ nhỏ.
+ Trang chẵn: Luyện viết ở nhà ( ký hiệu)
Học sinh luyện viết chữ hoa cần ôn và một số từ ngữ trong câu ứng dụng
lưu ý về kỹ thuật nối nét (viết niền mạch) luyện viết tên riêng và câu ứng dụng
trong bài.
- Tập viết chữ nghiêng ( ký hiệu - tự chọn) : lặp lại tên riêng và câu ứng
dụng nhưng viết theo kiểu chữ nghiêng cỡ nhỏ.
Sau mỗi chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút ( dấu chấm)
với dụng ý giúp học sinh xác định rõ số lần viết theo mẫu, tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh viết đúng hình dáng chữ, qui trình viết chữ, đảm bảo khoảng cách đều
nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết.
Bên cạnh những ưu điểm thì tập viết 2 cũng khônng tránh khỏi một số
nhược điểm như: Học sinh chỉ được luyện viết các chữ viết hoa theo thứ tự bảng
chữ cái A, B, C mà không được luyện theo nhóm chữ đồng dạng cho nên các em
không được luyện kĩ năng viết nhiều, hay có chữ dễ thì viết sau còn chữ khó thì
viết trước như chữ C,Ê,
b. Đồ dùng dạy học.
Các lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học như .
+ Bảng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học (theo quyết định số 31/ 2002/

QĐ- BGD và ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo) do công
ty thiết bị giáo dục Trung ương 1 sản xuất, được in trên giấy cứng, khổ giấy A2.
Bao gồm các mẫu chữ cái viết thường, viết hoa và chữ số, theo kiểu chữ đứng,
nghiêng, nét đều và nét thanh đậm.
+ Bảng mẫu chữ viết và mẫu chữ số ( trong khung chữ phóng to) treo trong
lớp học để giúp học sinh thường xuyên quan sát hàng ngày ghi nhớ mẫu chữ, giúp
giáo viên có thể chủ động sử dụng khi cần thiết, không chỉ trong giờ tập viết mà
ngay cả ở những giờ học các môn học khác khi có học sinh viết chưa được đúng
mẫu.
4
+ Bộ chữ rời từng chữ cái, kiểu chữ viết thường và kiểu chữ viết hoa (do
công ty Thiết bị giáo dục Trung ương I Bộ giáo dục - Đào tạo sản xuất). Bộ chữ
gồm từng chữ cái phóng to, in từng chữ cái trên bìa cứng, có kẻ các ô vuông đơn
vị chữ và hướng mũi tên biểu hiện qui trình viết chữ theo số thứ tự của từng nét
chữ.
Mặc dù được trang bị đầy đủ bộ đồ dùng dạy học tập viết nhưng chỉ sau mấy
năm học một số lớp đã không còn bảng mẫu chữ treo tường (do ý thức giữ gìn của
học sinh) hay thiếu một số chữ trong bộ chữ rời từng chữ cái. Bên cạnh đó đồ dùng
dạy học hiện đại như máy chiếu thì cả trường mới có một cái.
2. Hoạt động dạy học.
2.1 Hoạt động dạy của giáo viên
* Ưu điểm.
Giáo viên nhiệt tình công tác, chịu khó học hỏi việc đổi mới phương pháp
dạy học, thương yêu học sinh, coi trọng việc rèn chữ cho học sinh.
* Nhược điểm.
+ Chưa quen với cách viết hoa mới nên viết chưa đúng mẫu chữ.
+ Ngại nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, để tự bồi dưỡng nên dẫn đến tình trạng.
- Chưa có hệ thống kiến thức tổng hợp về chương trình dạy tập viết ở Tiểu
học.
- Nhầm lẫn khi đổi tên chữ cái, lúng túng khi sử dụng thuật ngữ để hướng

dẫn học sinh.
+ Đổi mới phương pháp dạy học chưa có chất lượng.
+ Chưa đầu tư thời gian và công thức cho việc rèn chữ cho học sinh. Có giáo
viên cho rằng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay máy móc làm thay
con người nên không cần phải vất vả viết chữ,
+ Chưa coi trọng phương pháp làm gương, vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp,
viết bảng các môn học khác còn cẩu thả, không đúng mẫu.
+ Chưa kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết cho học sinh mà mới
dừng lại ở phần môn tập viết.
+ Chưa coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học mà chỉ khi nào có người dự
giờ mới đem ra sử dụng.
+ Hướng dẫn học sinh viết qua loa, đại khái rồi cho học sinh viết ngay vào
vở không sợ hết giờ.
+ Chưa kịp thời sửa chữa các sai sót của học sinh nên lâu ngày tạo thành
thói quen xấu cho các em như tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, viết các nét
không đúng mẫu,
2.2 Học sinh.
* Ưu điểm:
- Ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức phấn đấu trong học tập, thích thi đua.
* Nhược điểm:
5
- Thiếu tính kiên trì, ham chơi, nhiều em còn cẩu thả, ý thức luyện chữ chưa
cao.
- Kỹ năng viết chưa thành thạo.
- Chưa được sự quan tâm của gia đình. Bố mẹ mải lo làm ăn nên phó thác
hết trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở
việc học tập của các em, không quan tâm đến sách vở, đồ dùng học tập của các em.
Nhiều khi đến lớp các em không có bút để viết do quên hay bút hết mực, hỏng
ngòi, đã ảnh hưởng đến việc viết chữ rất nhiều,
ChÝnh v× vÊn ®Ò ®ã mµ t«i khảo sát chữ viết lớp 2B qua bài chính tả nghe

viết "Mẹ" Tiếng Việt 3/ tập 1 tuần 11 (tám dòng thơ cuối). Kết quả sau khi chấm
điểm:
Lớp Sĩ số
G ( 9- 10) K (7-8) TB ( 5-6) Yếu ( 1-4)
SL % SL % SL % SL %
2B 25 8 32 9 36 6 24 2 8
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, Chúng tôi mạnh dạn đưa
ra một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm đưa chất lượng chữ viết
được đi lên
III. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh.
Để có chữ viết đẹp học sinh phải trải qua quá trình tập viết. Cho nên
trong quá trình dạy học các môn học ở lớp 2B, đặc biệt là phân môn Tập viết, tôi
luôn củng cố cho các em những kiến thức và kĩ năng mà các em đã được học ở lớp
một, đồng thời nâng cao dần kĩ thuật viết cho các em.
1, Rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào
canh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách mặt vở từ 23 cm đến 30 cm. Cánh tay phải
cũng ở trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ vở không xê dịch
khi viết. Cánh tay phải cũng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn
tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng.
Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng ba ngón tay ( ngón
cái, ngón trỏ, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở bên trái của đầu
bút dịch chuyển linh hoạt. Ngoài ra động tác viết cần có sự phối hợp cử động của
cổ tay, khöyu tay và cánh tay.
Khi viết chữ, vở viết cần đặt so với mép bàn một góc khoảng 30 độ
(nghiêng về bên phải). sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay khi
viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.
2. Củng cố các nét cơ bản tạo nên chữ viết thường.
Để viết đúng mẫu, đảm bảo không gây nhầm lẫn các chữ cái với nhau, học
sinh phải nắm được hệ thống nét cấu tạo chữ cái La tinh nghi âm Tiếng Việt. Đây

là cơ sở để viết nhanh, nâng cao tính thẩm mỹ của chữ viết.
6
a, Các nét thẳng:
+ Thẳng đứng ( | ) : Nét có trong các chữ p, q
+ Nét ngang ( ) Nét có trong các chữ đ, t
+ Nét xiên: Xiên phải ( / ), xiên trái ( \ )
+ Nét hất ( / ) : Nét có trong các chữ : i, u, ư
b. Các nét cong.
+ Nét cong kín ( hình bầu dục đứng O ) : Nét có trong các chữ o, ô, ơ, a,
+ Nét cong hở: Cong phải ( ), cong trái ( C ) Nét có trong các chữ x, c.
c, Các nét móc:
+ Nét móc xuôi (móc trái) (l) Nét cong trong các nét cong các chữ như: a,
ă, i, u,
+ Nét móc ngược (móc phải) ( ): Nét có trong các chữ: m, n, v.
+ Nét móc hai đầu có thắt ở gữa ( ): Nét có trong chữ k.
d, Nét khuyết.
+ Nét khuyết trên ( ) : Nét có trong các chữ: y, g.
+ Nét khuyết dưới ( ): Nét có trong các chữ: b, h, k, l.
e, Nét thắt ( ) : Nét có trong các chữ: b, r, s, v.
Ngoài ra còn một số nét bổ sung: Nét chấm ( trong chữ i). Nét gãy (trong
dấu phụ của chữ ă, â ), dấu hỏi ( ?), dẫu ngã ( )
3. Luyện viết đúng kích thước và cỡ chữ ( đúng mẫu ).
Kích thước và cỡ chữ được lấy dòng kẻ trên giấy làm đơn vị đo độ cao hoặc
độ dài của một chữ ( mỗi đơn vị đo độ cao tương ứng với khoảng cách giữa hai dòng kẻ).
Kích thước của chữ viết thường được chia thành năm nhóm.
+ Nhóm chữ có độ cao một đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, o, ô, ơ, ư, v, x.
+ Nhóm chữ có độ cao 1,25 đơn vị: r, s.
+ Nhón chữ có độ cao 1,5 đơn vị: t.
+ Nhóm chữ có độ cao 2 đơn vị: d, đ, p, q.
+ Nhóm chữ có độ cao 2,5 đơn vị: g, h, l, k, b, y.

+ Các chữ viết hoa có độ cao giống nhau cao 2,5 đơn vị, trừ chữ G, Y cao 4
đơn vị.
Ví dụ: Quê hương tươi đẹp.
4. Luyện viết các chữ cái theo nhóm.
a, Chữ cái viết thường.
+ Nhóm chữ cái có cấu tạo từ nét cong là cơ bản. c, o, ô, ơ, e, ê, x.
+ Nhóm chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, â, d, đ, q.
+ Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, n, m, p.
+ Nhóm các chữ cái có chữ cơ bản lã nét khuyết: b, h, l, k, g, y.
+ Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong : r, v, s,.
b, Chữ cái viết hoa:
+ Nhóm chữ A: A, Ă, Â, N, M.
7
+ Nhóm chư U: U, Ư, Y, V, X, N, M.
+ Nhóm chữ V: V, Y, K, H.
+ Nhóm chữ L: L, S, C, G, E, Ê, C, T.
+ Nhóm chữ P: P, B, R, D, Đ.
+ NHóm chữ O: O, Ô, Ơ, Q.
5. Luyện viết liền mạch.
Khi viết một chữ cái gồm từ hai chữ cái trở nên nối lại với nhau, để đảm bảo
tốc độ viết, học sinh không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển dụng cụ
viết đưa nét liên tục theo kỹ thuật viết liền mạch. Viết xong chữ cái đứng trước,
viết tiếp chữ cái đứng sau ( không nhấc bút khi viết)
Ví dụ: Phong cảnh hấp dẫn.
Trong thực tiễn viết chữ ghi tiếng của Tiếng Việt có thể xảy ra các trường
hợp viết liên kết như sau:
a, Trường hợp viết nối thuận lợi:
Đây là trường hợp các chữ đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết (gọi
là liên kết hai đầu). Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút
của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận

lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải.
Ví dụ:
a nối với an AN.
x nối với inh xinh , XINH.
Ở lại liên kết này có thể xảy ra hai kiểu.
+ Liên kết trong nội bộ phần vần.
Vần không có âm đệm: Chú ý khoảng cách giữa âm chính và âm chính và
âm cuối vần để khoảng cách không hẹp quá hoặc rộng quá.
Nét nối của chữ cái đứng sau là nét nhọn đầu trong các chữ: u, i, y nét nối
tròn đầu của chữ n, m: chú ý điều tiết nét kết thúc của chữ cái đứng trước sao cho
điểm gặp gỡ với điểm đặt bút của nét chữ đi sau cần tự nhiên không có chỗ gẫy.
Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể viết các
nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.
Ví dụ: NA, OA, AC, AO
+ Liên kết một đầu:
Chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết.
Ví dụ: Lo
Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong
tiếng. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút điểm bắt đầu
của chữ cái đứng sau rồi viết (sao cho nét cong trái chạm vào điểm dừng bút của
chữ cái đứng trước)
Ví dụ: uân, toán
8
Chữ cái đứng trước không có nét liền hết, chữ cái thứ hai ( đứng sau) có
nét liên kết. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến
điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch bằng
một con chữ.
Ví dụ: xinh xắn.
Khi viết chữ "xinh", cần nối liền nét cuối chữ x với nét đầu chữ i, nét cuối
chữ i với nét đầu chữ n, nét cuối chữ n với nét đầu chữ h rồi nhấc bút viết nét

chấm của chữ i. Từ chữ xinh cách một khoảng bằng con chữ o rồi viết tiếp chữ
''xắn''.
6. Hướng dẫn dấu thanh.
Vị trí của dấu thanh có tác dụng khác biệt các chữ nghi tiếng. Dấu thanh chỉ
đặt vào chữ cái. Các dấu thanh: huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ) đặt phía
trên các chữ cái. Dấu nặng ( .) đặt phía dưới của chữ
Ví dụ: Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Ở các chữ nghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu
thanh đặt trên hoặc dưới âm chính.
Ví dụ: bố, mẹ,
+ Ở các chữ nghi tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và âm cuối vần cũng
là bán nguyên âm, dấu thanh đặt trên chữ nghi âm đơn làm âm chính.
Ví dụ: Bão, mồi.
+ Ở các chữ nghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh đặt trên hoặc
dưới âm chính.
Ví dụ: tuỳ, quyển, loá.
+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng có nguyên âm đôi ở vần.
- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm
cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
Ví dụ: mùa, lứa, mía.
- Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi nhưng lại có âm
cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.
Ví dụ: rượu, muối,
+ Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở phần đầu
có dấu phụ thì dấu thanh viết như sau:
- Ở các nguyên âm có dấu mũ ( A) : â, ê, ô dấu sắc ( / ) dấu huyền ( \ ), dấu
hỏi ( ? ) được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của mũ.
Ví dụ: ốm, biển, chồng,
- Ở các nguyên âm có dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu ( V )

Ví dụ: cằm, nhắm,
Do ở tư thế nằm ngang nên khi xuất hiện trong các chữ mà phần vần có
nguyên âm mang dấu phụ, dấu ngã được viết trên các dấu phụ.
9
Ví dụ: chẵn, mẫn,
7. Kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết như phân môn. Chính
tả. Tập đọc.
7.1 Phân môn Chính tả.
Trong quá trình dạy Chính tả ( chấm điểm) tôi thường xuyên thống kê các
lỗi mà học sinh hay mắc phải để tìm cách sửa. Các lỗi học sinh hay mắc phải như
lối do không nắm được các đặc điểm về nguyên tắc kết hợp các chữ cái, qui tắc
viết hoa trong Tiếng Việt, lỗi do viết sai với phát âm chuẩn, lỗi do trình bày chưa
khoa học, chưa đúng qui định
- Cho học sinh học lại qui tắc đánh dấu thanh và thường xuyên kiểm tra lại
như trong lúc kiểm tra bài cũ, luyện viết chữ khó, chữa lỗi.
Ví dụ: Trong chữ ''lúa'' dấu sắc đặt ở vị trí nào? hay trong chữ "cười " dấu
huyền đặt ở vị trí nào?
- Nhắc lại qui tắc viết hoa.
* Tên người, địa danh viết hoa tất cả những con chữ đầu của tiếng.
Ví dụ: Nguyễn Văn An, Kinh Môn,
- Viết hoa khi mở đầu câu, đoạn (chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của chữ cái
thứ nhất)
- Lập bảng để học sinh ghi nhớ qui tắc phân bổ các ký hiệu cùng biểu thị
một âm rôi cho học sinh học thuộc.
Phụ âm.
- c, g, ng.
- k, gh, ngh.
- q.
Kết hợp với các nguyên âm
- a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

- i, e, ê.
- u ( làm âm đệm)
- Luyện viết các tiếng, từ khó trước khi viết vào vở (các chữ có phụ âm đầu
dễ lẫn: s/x; l/ n; tr/ ch; r/gi.)
- Tìm từ so sánh giải nghĩa những từ dễ lẫn.
Ví dụ: Lồi/ nồi; suất/ xuất.
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài khoa học, sạch sẽ đúng mẫu cỡ
chữ. Ở mỗi kiểu bài, nhất là những bài đầu tiên của năm học, tôi hướng dẫn các em
rất cẩn thận.
Ví dụ: Tên bài viết ở giữa dòng, cách đều hai bên cụ thể: Đếm bốn ô vuông
rồi viết.
Đối với những bài chính tả là văn xuôi thì mỗi lần xuống dòng đều phải viết
lùi vào một ô vuông so với dòng kẻ lề.
Ví dụ: Như bài ''Sơn Tinh Thuỷ Tinh"
10
- Đối với bài chính tả ở thể loại thơ lục bát, câu sáu chữ viết lùi vào so với
câu tám chữ một ô vuông.
Ví dụ: Bài "Mẹ"
- Ở những bài thơ có chia thành khổ thơ thì giữa các khổ thơ để một dòng
trống ngăn cách.
Ví dụ: "Bé nhìn biển"
Khi đọc những bài đầu tiên cho học sinh viết, tôi thường đọc chậm để cho tất cả
học sinh trong lớp đều viết được, sau đó mới đọc nhanh dần đạt đúng tốc độ qui định.
Chấm một số bài ngay trên lớp, phát hiện lỗi, cho học sinh chữa ngay những
lỗi sai cơ bản. Số bài còn lại chấm ở nhà.
- Cho học sinh làm một số bài tập ngay trên lớp như: Điền vào chỗ trống,
tìm và viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ( L,n) thì tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt
động chứa tiếng bắt đầu bằng ( L, n).
Cho học sinh luyện viết chữ sai vào vở.
- Luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn vở viết sạch đẹp, không làm quăn mép, vẽ

bậy, giây mực vào vở, nhàu vở Chú ý khi viết tay, chân, quần áo, mặt mũi phải
sạch sẽ,
7.2 Phân môn tập đọc.
Trong khi dạy Tập đọc, tôi thường luyện cho học sinh phát âm đúng các từ
ngữ dễ lẫn.
Ví dụ: Luyện phát âm đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu l/n.
+ Giáo viên nêu: "l" là phụ âm xát vang bên, đầu lưỡi, răng. Khi phát âm đầu
lưỡi chạm hàm trên, lưỡi cong, hơi phát ra ngoài.
''n'' là phụ âm tắc, vang mũi, đầu lưỡi, răng. Khi phát âm lưỡi không cong
lên mà đầu lưỡi hơi đưa vào đẩy hơi qua hai hàm răng.
+ Cho học sinh luyện phát âm l/n bằng cách: Lấy hai ngón tay ( ngón cái và
ngón trỏ) bịt mũi và phát âm l/n. Học sinh dễ nhận thấy khi phát âm "l'' hơi không
đi qua mũi, còn khi phát âm ''n'' hơi sẽ đẩy ra lỗ mũi.
+ Cho học sinh luyện đọc, viết: La, lo, lô, lu, li.
Na, no, nô, nu, ni.
Đi Hà Nội mua cái nồi về nấu cơm nếp.
Lúa lổ lung linh.
Cô nàng ăn nói nết na.
8. Chữ viết của giáo viên.
Để học sinh có chữ viết đẹp thì người giáo viên phải có kỹ năng viết chữ
thành thạo, phải có khả năng viết chữ mẫu cho học sinh noi theo trong mỗi tiết học.
Chữ viết của thầy cô sẽ để lại một ấn tượng và kết quả lâu dài đối với nhiều thế hệ
học sinh rèn chữ mà mỗi giáo viên phải có ý thức rèn chữ viết để có chữ viết chuẩn
mực, là tấm gương để học sinh nôi theo. Ở bậc Tiểu học, chữ viết của thầy cô
chính là nội dung giảng dạy và đồ dùng trực quan để học sinh học tập. Viết trình
11
bày bảng cần thể hiện tính khoa học, tính sư phạm cho nên khi trình bày trên bảng
cũng giống như trình bày trên trang giấy cần phải để lề, viết thẳng hàng, nét phấn
thanh mảnh, đều nét, từ các vị trí trong lớp học sinh nhìn thấy rõ, không bị loá,
IV. Một số bài tập luyện viết chữ đẹp.

1. Bài tập luyện viết chữ thường được sắp xếp theo từng nhóm chữ từ dễ đến
khó, viết ứng dụng.
Số thứ
tự
Nét cơ bản Chữ cần
luyện
Từ ngữ ứng dụng
1 n nắn nót, nết na, nồng nàn
2 m mềm mại, mát mẻ, mịn màng
3 i, t, u im ỉm, in ít,tinh tường, to tát, ủng ỉnh
4 v, r, s vui vẻ, vừa vặn, rộn ràng, sặc sỡ
5 l l lập loè, lấp lánh, long lanh
6 l h hội hè, học hành, hân hoan
7 l k khó khăn, khúc khích, khoan khoái
8 l b bạn bè, bàn bạc, biêng biếc
9 y,p bình iên, yêu thương, phôi phai
10 o o, ô, ơ óng ải, ồn ào, ơn ớn
11 o a, ă, â ào ạt, im ắng, ầm ĩ
12 o d, đ dặn dò, dở dang, đúng đắn, đồ đạc
13 o q, g quấn quýt, gọn gàng
14 c, x cặm cụi, cuôn cuộn, xinh xinh, xinh xắn
15 e, ê êm ả, em bé
16 nh, ch nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, chăm chỉ
17 th, tr thanh thản, thiết tha, trong trẻo
18 ph, kh phố phường, khoẻ khoắn, khôn khéo
19 ng, gh ngoan ngoãn, gập ghềnh
20 ngh nghi ngờ, nghỉ ngơi, nghi ngờ
2. Bài tập luyện viết chữ hoa được sắp xếp theo từng nhóm chữ từ dễ đến
khó, viết ứng dụng.
Số thứ

tự
Nét cơ bản Chữ cần
luyện
Từ ngữ ứng dụng
1 U, Ư Ươm cây gây rừng.
2 V Vượt suối băng rừng.
3 Y Yêu luỹ tre làng.
4 N,M Miệng nói tay làm.
12
5 C Chia ngọt sẻ bùi.
6 G Góp sức chung tay.
7 E Em yêu trường em.
8 T Thẳng như ruột ngựa.
9 P Phong cảnh hấp dẫn.
10 R Ríu rít chim ca.
11 B Bạn bè sum họp.
12 D, Đ
Dân giầu nước mạnh.
Đẹp người, đẹp nết.
13 J Ích nước lợi nhà.
14 K Kề vai sát cánh.
15 H Học, học nữa, học mãi.
16 S Sáo tắm thì mưa.
17 L Lá lành đùm lá rách.
18 N Nghĩ trước nghĩ sau.
19 M Miệng nói tay làm.
20 A, Ă, Â
Anh em thuận hoà.
Ăn chậm nhai kĩ.
21 O, Ô, Ơ

Ong bay bướm lượn.
Ơn sâu nghĩa nặng.
22 Q, Quê hương tươi đẹp.
23 A An cư lạc nghiệp.
24 Ch
Chim khôn nghe tiếng rảnh rang
Người khôn nghe tiếng dịu dàng dễ thương
25 Th Thương người như thể thương thân.
26 Nh, Ng
Nhiễu điều phủ lấp giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
27 Kh
Khi đi trúc chửa mọc măng.
Khi về trúc đã cao bằng ngọn tre.
28 Ph
Phá tan giang phá nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
29
Tr Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụi vàng.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
- Sau khi áp dụng biện pháp rèn chữ viết. Tôi cũng tiến hành kiểm tra
chữ viết của học sinh qua bài ''Sông Hương'' Tiếng Việt 2/ tập 2 (tuần 26) đoạn 2
từ " Sông Hương là một dát vàng" đối tượng học sinh tham gia cũng là học sinh
lớp 2B kết quả sau khi chấm bài như sau:
13
Lớp Sĩ số
G ( 9- 10) K (7-8) TB ( 5-6) Yếu ( 1-4)
SL % SL % SL % SL %
2B 25 11 44 9 36 5 20

Từ kết quả trên tôi thấy chữ viết của các em học sinh lớp 2B có nhiều tiến
bộ. Hiện tượng viết sai kỹ thuật, viết sai chính tả đã giảm rõ rệt. Các em đã viết
đẹp và chuẩn hơn đặc biệt là các em đã viết đúng tốc độ.
Tóm lại:
Việc rèn chữ đẹp cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên
và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn chữ viết cho học sinh
là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh viết chữ đẹp là niềm vui của thầy cô
giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui , tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp
rèn chữ viết nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp
hài hoà giữa các biện pháp. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến
thức bằng khả năng của mình. Người thầy chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng
dẫn các em học tập. Các em học sinh tiểu học rất thích khen, những lời khen, động
viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Viết chữ đẹp sẽ giúp các em học tập tiến bộ
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề đặc
biệt coi trọng " nét chữ, nết người" tôi tin chắc rằng chữ viết của học sinh ngày càng
được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Muốn nói gì thì nói trong nghề dạy học thì chất lượng thực của học sinh cũng
phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội
ngày nay.
Theo tôi muốn nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh đặc biệt là học sinh
lớp 2 thì mỗi thầy cô giáo phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
- Phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với con đường mà mình đã chọn,
coi học sinh là niềm vui, niềm hy vọng lớn trong đời.
- Không ngừng học tập, bồi dưỡng, áp dụng các chuyên đề đổi mới phương
pháp giảng dạy ở Tiểu học, tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp giáo
dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học
sinh. Biết phân loại đối tượng học sinh, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý phù hợp chiều cao,
nhận thức từng em, có kế hoạch kèm cặp học sinh yếu, viết chữ xấu, bồi dưỡng rèn

kỹ năng viết đẹp cho những em có năng khiếu vào những buổi học ( 6, 7, 8, 9, 10)
trong tuần.
Trong quá trình dạy viết cho học sinh chữ viết của thầy phải mẫu mực, đẹp,
trình bày bảng khoa học để gây ấn tượng tốt cho học sinh các em đồng thời thời phát
âm chuẩn, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu thầy luôn tận tình chu đáo, kiên trì luyện
14
chữ viết cho học sinh theo tinh thần đổi mới, Luôn khơi dậy ở học sinh hứng thú,
lòng say mê trong học tập.
Phải chấm, chữa bài thường xuyên, kịp thời thông tin đến các bậc phụ huynh,
bàn biện pháp hướng dẫn các em luyện viết tốt ở lớp cũng như ở nhà. Kết hợp chặt
chẽ giữa 3 môi trường, gia đình nhà trường, đoàn thể cùng giáo dục rèn luyện các
em trở thành con ngoan, trò giỏi.
Các điểm còn hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm trên còn một số hạn chế sau:
- Do tình hình phát âm của địa phương chưa chuẩn, bản thân giáo viên và học
sinh phát âm cũng chưa chuẩn do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chữ viết của trò.
- Trong thực tế dù cố gắng đến đâu song không phải chữ viết của thầy cô nào
cũng đẹp chữ viết mẫu của thầy cô chưa chuẩn cũng ảnh hưởng đến chữ viết của trò.
- Ý thức học tập của các em còn chưa cao, ít suy nghĩ, ít rèn luyện đẫn đến
chữ viết xấu.
- Gia đình một số em còn khó khăn, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng
học tập của các em, có em còn thiếu sách, đồ dùng học tập, vở viết dân tới việc
luyện chữ viết ở trường cũng như ở nhà còn khó khăn.
E. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Rèn chữ viết cho học sinh là vấn đề cấp bách trong các nhà trường Tiểu học
hiện nay. Để đạt được kết quả mong muốn ta không chỉ tiến hành ở môn Tiếng Việt
mà kết hợp rèn chữ cho các em ở tất cả các môn, môn nọ rèn bổ trợ cho môn kia và
tiến hành thường xuyên liên tục ở tất cả các lớp, sự quan tâm của nhà trường, gia
đình, đoàn thể, các cấp, các ngành chắc chắn rằng chất lượng chữ viết của học sinh
ngày sẽ càng tiến bộ.

Sau đây là những điều kiện để chúng tôi áp dụng sáng kiến tốt:
1- Đối với nhà trường thường xuyên tổ chức thi '' vở sạch, chữ đẹp'' theo định
kì, hàng tháng có phần thưởng xứng đáng động viên giáo viên và học sinh đạt giải.
- Tổ chuyên môn cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi
mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt trong đó có phân môn tập viết, học vần, tập
chép, chính tả lớp 2 đồng thời thảo luận về đề tài tôi viết, có dự giờ, góp ý cho tiết
dạy có áp dụng sáng kiến.
2, Đối với gia đình: Tạo mọi điều kiện cho chúng tôi nghiên cứu, áp dụng
sáng kiến vào giảng dạy.
3, Đối với học sinh: Có dầy đủ sách vở, đồ dùng phục vụ học tập như: sách,
vở, bút, phấn bảng, đúng mẫu theo qui định. Các em có ý thức học tập tốt, kiên trì,
cẩn thận, sáng tạo khi luyện chữ. Các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về mọi
mặt, cả vật chất lẫn tinh thần.
4, Đối với đoàn thể: Đoàn thanh niên, công đoàn cùng nhà trường luôn góp ý,
động viên, kích lệ kịp thời những thành quả mà thầy trò lớp chúng tôi đạt được.
15
5, Đối với thời gian: Sau nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu tôi đã áp dụng
sáng kiến ở lớp 2B, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng vào giảng dạy và rút kinh nghiệm
ở những năm học tiếp theo, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh hơn
nữa.
6, Đối với bản thân: Không ngừng học tập, nghiên cứu rèn chữ viết, luyện
phát âm chuẩn, tận tâm, tận lực, kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình truyền thụ trí thức và
rèn chữ viết cho học sinh.
7, Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ việc dạy học.
- Có đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo khác, đồ dùng, thiết bị phục
vụ dạy - học.
- Có đủ phòng học 10 buổi/ tuần. Phòng học đủ ánh sáng, bảng lớp đẹp, rõ
dòng kẻ ( bảng chống loá) Bàn ghế đúng qui cách, phù hợp chiều cao học sinh lớp 2.
F. HƯỚNG ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.
Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi đã rút ra kinh nghiệm '' rèn chữ viết

cho học sinh lớp 2 '' áp dụng vào lớp 2B do tôi thực dạy. Kết quả cho thấy chất
lượng chữ viết của học sinh được nâng lên rõ rệt so với những năm chưa áp dụng
sáng kiến. Các em đều nắm kĩ thuật viết. Có nhiều em viết đúng, viết đẹp và viết
tương đối nhanh, giảm đáng kể những em viết sai, viết xấu. Song vì trình độ có hạn,
sáng kiến của tôi còn nhiều thiếu sót so với các đồng nghiệp dầy dạn kinh nghiệm.
Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, sự chỉ đạo giúp đỡ của các cấp
lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn hảo và áp dụng giảng dạy trong các trường Tiểu
học hiện nay.

Mục lục
Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
* Lý do chọn đề tài.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- C ơ sở lý luận.
II- Cơ sở thực tiễn.
1, Các phương tiện dạy học.
2, Hoạt động dạy học.
1
2
3
16
III- Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh.
IV- Một số biện pháp viết chữ đẹp.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
E. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG.
F. HƯỚNG ĐỀ XUẤT TIỀP TỤC NGHIÊN CỨU.
5

10
12
13
14
17

×