Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SÁNG KKN DH RÈN CHỮ VIẾT CHO HS LỚP 1,2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.12 KB, 8 trang )


“RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP, ĐÚNG MẪU CHO HỌC SINH
LỚP 1.”
I.Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết chữ viết là nền tảng, bước đầu nhìn vào chữ viết làm
cho con người có thiện cảm, muốn đọc ngay một văn bản, một bài văn, một bài thơ,
một bức thư, …và khi đọc dễ thâm nhập với nội dung của bài viết. Để hiểu xem xét
và giải quyết vấn đề một cách kịp thời. Đối với học sinh việc rèn chữ viết vô cùng
quan trọng. Nếu viết chữ đẹp, sạch sẽ thì việc theo dõi học tập, chấm bài…không
phải mất nhiều thời gian của giáo viên, mà việc học của em cũng mau tiến bộ. Qua
đó cũng rèn được ở mỗi học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận,
tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết cũng là biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy và bài vở của mình”. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, đúng
mẫu” cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng.
II. Cơ sở lí luận:
. Là giáo viên lớp 1 thì việc rèn chữ viết đúng mẫu, sạch đẹp là rất cần thiết và
được đặt lên hàng đầu trong dạy học môn tiếng việt. Rèn cho học sinh lớp một viết
được, rồi viết đúng mẫu chữ đến viết đẹp, là cả một quá trình nổ lực, tận tâm, tận
tuỵ của một người giáo viên phải thực hiện trong quá trình dạy học.
III. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng trong các trường học hiện nay, tình trạng học sinh viết chữ xấu,
cẩu thả, không đúng hàng ô, kích thước, mẫu chữ là rất phổ biến, nhiều giáo viên
rất phiền hà về chữ viết của học sinh, không tài nào đọc được, chấm bài được. Viết
chữ xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Để làm chủ
tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông,
viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh học
tiếng Việt phải đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ. Đây là điểm khác biệt giữa người
được học và người không được học tiếng Việt.
IV. Nội dung nghiên cứu:


Việc rèn chữ viết ở tiểu học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản
về chữ viết và kĩ thuật viết. Trong các giờ dạy tập viết, học sinh phải nắm bắt được
các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái ghi âm tiếng Việt. Riêng ở lớp 1, việc dạy
tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy Học Vần. Học sinh được luyện tập viết
dưới hai hình thức chủ yếu: luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm - chữ ghi
âm, vần, từ khoá và tập viết theo yêu cầu kĩ thuật trong các tiết tập viết.
Muốn đạt được yêu cầu như mong muốn là học sinh viết chữ đẹp rõ ràng,
thao tác nhuần nhuyễn. Biết viết đúng các mẫu chữ cái và liên kết chữ cái để ghi
tiếng.Ở giai đoạn cuối lớp1 song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh cũng phải
rèn viết một văn bản sao cho đúng với yêu cầu về cách trình bày một văn bản.
1

Ngoài ra còn biết viết thêm các kiểu chữ sáng tạo nữa. Trước hết trong phạm vi
trường học chúng ta phải thực hiện tốt việc dạy viết cho học sinh.
Đa số các em chưa có ý thức rèn chữ viết. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên
chúng ta phải có trách nhiệm hướng dẫn rèn viết ở tất cả các phân môn đặt biệt là
môn tập viết.
1. Về giáo viên:
- Dạy cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ viết
chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm
liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái…Từ đó hình thành cho các em những biểu
tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
- Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ
năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng
thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ
năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh đẹp, viết đúng chính tả.
* Những nhược điểm thường thấy ở học sinh tiểu học.
- Đối với học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện được
các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận.
- Tri giác của các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó,để

viết được chữ, người viết phải tri giác cụ thể, chi tiết từng nét chữ, từng động tác kĩ
thuật tỉ mỉ. Do vậy, khi tiếp thu kĩ thuật viết chữ, học sinh không tránh khỏi những
lúng túng khó khăn.
Để giúp các em khắc phục những nhược điểm trên,người giáo viên phải có đức
tính kiên trì, tận tuỵ. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một yếu tố đảm bảo sự
thành công của giờ học viết. Kĩ năng viết chữ được rèn luyện ở hai mức độ:
*Tập viết các chữ cái: Viết đúng các hình dáng, cấu tạo, quy trình viết.
*Tập viết từ ứng dụng: Hướng dẫn học sinh viết liền mạch các chữ cái,
viết dấu phụ dấu thanh trên hoặc dưới chữ cái. Học sinh chỉ có được kĩ
năng viết chữ thật sự khi sản phẩm viết của các em đúng mẫu, rõ ràng,
đúng tốc độ qui định, có thẩm mĩ.
Để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy viết phải trải qua hai giai
đoạn :
Quy trình viết chữ

Giai đoạn 1: Tạo chữ cái Giai đoạn 2: Sử dụng chữ cái
Khu biệt nét Liên kết nét Liên kết chữ
cái thành chữ
Quy tắc ghi
âm tiếng việt

2

Trong việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ, cần phải tính đến các yếu tố
cảm xúc – tâm lí chi phối việc viết chữ. Mỗi chữ viết đối với các em là một phát
minh. Qúa trình lĩnh hội và thể hiện chữ viết ở các em sẽ diễn ra rất nhanh nếu trẻ
viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em rất vui khi được tiếp xúc với thế giới con
chữ và viết được một chữ - đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất
hồn nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ.
• Khi học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn để

các em cầm bút đúng và ngồi viết đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với
tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là
một thiếu sót lớn của giáo viên. Cần chú ý các hình thức luyện tập sau:
- Tập viết chữ trên bảng lớp:
Hình thức này, giáo viên dễ phát hiện chỗ sai của học sinh ( về hình dáng,
kích thước, thứ tự viết các nét…) để uốn nắn chung cho cả lớp.
- Tập viết trên bảng con:
Đối với lớp 1, bảng con phải có mẫu trình bày có các dòng kẻ, ô như vở tập
viết hiện nay.
- Tập viết trong vở tập viết:
Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn
tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài viết ( chữ mẫu, qui trình viết
chữ, khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút…) tạo điều kiện các em viết tốt hơn.
- Luyện tập viết chữ trong các môn học khác:
Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh
tập viết. Đối với lớp 1 nói riêng, bậc tiểu học nói chung sự nghiêm khắc của giáo
viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc
luyện học sinh viết đúng, viết đẹp mới được củng cố đồng bộ thường xuyên. Việc
làm này đòi hỏi ở giáo viên ngoài sự hiểu biết về chuyên môn, còn cần có sự kiên
trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
2. Đối với học sinh:
Tư thế ngồi viết:
- Lưng thẳng;
- Không tì ngực vào bàn;
- Đầu hơi cúi;
- Mắt cách vở khoảng 25 – 30 cm;
- Tay phải cầm bút;
- Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở;
- Hai chân để song song, thoả mái.
b. Cách cầm bút:

-HS Cầm bút bằng ba ngón tay ; ngón cái ; ngón trỏ và ngón giữa ;
- Khi viết dùng ba ngón tay để di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiên về
phía bên phải .- Không nên cầm bút tay trái.
c. Nắm vững các nét con chữ viết:
- Nét ngang
3

- Nét sổ
- Nét xiên trái
- Nét xiên phải
- Nét móc ngược
- Nét móc xuôi
- Nét móc hai đầu
- Nét cong hở - phải
- Nét cong hở - trái
- Nét cong kín
- Nét khuyết trên
- Nét khuyết dưới
- Nét thắt
d. Độ cao các con chữ:
- a, c, o, m, n, e,… : 1 đơn vị.
- h, k, l, b, .. : 2,5 đơn vị
- t : 1,5 đơn vị
- d, đ, p và chữ số : 2 đơn vị
- r, s : 1,25 đơn vị
- Mẫu chữ hoa : 2,5 đơn vị
- y hoa : 4 đơn vị
* Các dấu thanh đặt trên hoặc dưới các nguyên âm.
* Khoảng cách giữa chữ với chữ bằng khoảng cách viết con chữ cái o.
Học sinh phải luôn có ý thức viết chữ đúng mẫu, viết cẩn thận, viết nắn nót đẹp,

viết đúng chính tả và luôn có ý thức giữ gìn vở sách sạch đẹp.
3. Những điều kiện về cơ sở vật chất:
a. Ánh sáng phòng học:
Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo quy định của vệ
sinh học đường.Cần chú ý không để ánh sáng của đèn làm bóng bảng lớp, học
sinh không nhìn được chữ viết trên bảng.
b. Bảng lớp:
Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải; cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của
học sinh ngồi trong lớp.
c. Bàn ghế học sinh:
Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng học
sinh của các khối lớp.
d. Bảng con, phấn viết bảng, khăn lau bảng và bút viết :
Tất cả phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
e. Vở tập viết, vở ô li.
- Vở tập viết do Nhà xuất bản giáo dục ấn hành hàng năm là phương tiện luyện
tập thực hành quan trọng của học sinh.
- Vở ô li ( Đối với lớp 1) dùng vở có 5 dòng kẻ trong mỗi hàng. Giấy viết phải
đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
4

* Ngoài những biện pháp trên trong giờ tập viết giáo viên cần đối chiếu với
yêu cầu đề ra để đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh, giúp học sinh thấy
rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết của mình. Cho điểm đúng theo quy
định, nhận xét góp ý, nêu yêu cầu cụ thể đối với học sinh về chữ viết, tuyên
dương những học sinh viết chữ đẹp đúng mẫu, sạch sẽ cho cả lớp noi theo.
Hàng tuần, hàng tháng tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp, đúng mẫu, giới
thiệu các bài viết đẹp, trình bày đúng, viết đúng chính tả cho cả lớp học hỏi và
thực hiện theo.
V. Kết quả nghiên cứu:

* Kết quả thực hiện đối với lớp 3b năm học 2008– 2009
Thời gian Sĩ số học sinh A B C
Đầu năm 25 5 8 12
Giữa kì I 25 7 7 11
Cuối học kì I 25 9 6 10
Giữa học kì II 25 12 5 8
Cuối học kì II 15 7 3
* Kết quả thực hiện đối với lớp 1b năm học 2009 – 2010

Thời gian Sĩ số học
sinh
A B C
Giữa học kì I 29 8 14 8
Cuối học kì I 29 15 10 5
Giữa học kì II 29
Cuối học kì II 29

VI. Kết luận:
Để dạy tốt cho học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu chữ và đúng chính tả, giữ vở
sạch sẽ, đạt được yêu cầu. Bản thân tôi rút ra một số kết luận sau:
- Giáo viên lên lớp phải có đầy đủ đồ dùng dạy học: Mẫu chữ cái hoa, chữ
viết thường ; Mẫu chữ viết trong trường tiểu học; Mẫu chữ viết từ câu ứng dụng có
kẻ ô.
- 100% học sinh có vở tập viết in sẵn. Vở luyện viết có kẻ ô đúng với yêu cầu
hiện nay, giấy viết, bút, phấn, bảng con,… phải đảm bảo chất lượng.
- Khi dạy viết, giáo viên phải viết mẫu, chữ mẫu phải đúng với mẫu chữ viết.
Hướng dẫn tỉ mỉ về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét
chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ viết thường, dấu thanh và chữ
số.Quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu
liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ.

5

×