Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

công dân với tình yêu hôn nhân gia đình t2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.57 KB, 9 trang )

Tuần : 27 Ngày soạn : 25/02/10
Tiết : Ngày dạy : 11/03/10
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(Tiết 2)
I . Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm cơ bản nhất về chế độ hôn nhân ở nước ta
hiện nay
- Khái niệm gia đình, các chức năng gia đình
- Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình
2.Kĩ năng.
- Học sinh có được kĩ năng nhận xét, phê phán những thái độ, hành vi sai
trái trong tình yêu hôn nhân và gia đình
3.Thái độ
- Cố thái độ đúng mực trong quan hệ gia đình
II. Trọng tâm
- Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Chức năng của gia đình và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình
III. Phương pháp và phương tiện
-Diễn giảng, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn
-SGK, SGVGDCD 10, phiếu học tập
IV.Lên lớp
1.Ổn định lớp (1 phút )
-Kiểm tra sĩ số, vệ sinh
2.Bài cũ (3phút )
-Nội dung tiết 1 bài 12
3.Bài mới ( 35 phút )
-Giáo viên dẫn dắt vào bài
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
GV:


“Cùng nhau kết nghĩa tao khang
Dù ăn hạt muối lá lang cũng đành”
“Khuyên em đừng ngại nắng mưa
Của chồng công vợ bao giờ quên
nhau”
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu giải yếm cho chàng sang
chơi”
“Yêu nhau giữ lấy lời nguyền
Xin dừng xẻ ván bán thuyền cho ai”
GV: Em hãy cho cô biết những câu
ca dao đó dã nói lên những mối quan
hệ nào ?
HS: Trả lời
GV: Quan hệ tình yêu và quan hệ vợ
chồng
2.Hôn nhân
a.Hôn nhân là gì?
GV: Theo em tình yêu chân chính
thường dẫn đến sự kiện nào?
GV: Kết hôn
GV: Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến
hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu
bằng sự kiện kế hôn
GV: Vậy hôn nhân là gì ?
GV: Chốt
Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền
lợi, quyền hạn của vợ chồng đối với
nhau, được pháp luật công nhận và
bảo vệ

GV: Ở nước ta pháp luật công nhận
tuổi kết hôn bao nhiêu?
HS: Trả lời
GV: Nữ 18, nam 20
Sau khi dăng kí kết hôn, các đôi nam
nữ thường tổ chức lễ cưới với mục
đích chính thức ra mắt bạn bè làng
xóm, họ hàng. Lễ cưới nên tổ chức
trang trọng vui vẻ tiết kiệm không
nên tổ chức linh đình, cần bài trừ các
hủ tục cưới xin .
GV: Các em xem tình huống trong
sách giáo khoa và có nhận xét gì về
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi đã kết hôn.
suy nghĩ của cô gái này ?
GV: Chuyển ý
Chúng ta đa hiểu thế nào là hôn nhân
và hiểu được chế độ hôn nhân ở
nước ta hiện nay
Chúng ta đi sang mục b
Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
là chế độ hôn nhân mới tốt đẹp với
hai nội dung cơ bản :
Thứ nhất: Tự nguyện tiến bộ
GV: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là
hôn nhân dựa trên tình yêu chân
chính. Khác chế độ hôn nhân ở các
chế độ xã hội trước đây, hôn nhân
thường dựa trên lợi ích kinh tế lợi ích

giai cấp. Tình yêu không được coi là
cơ sở của hôn nhân.
GV: Các em biết hôn nhân ở xã hội
phong kiến như thế nào ?
HS: Trả lời
GV: Môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy
b. Chế độ hôn nhân ở nhà nước ta
hiện nay
Thứ nhất: Hôn nhân tự nguỵên tiến
bộ
- Hôn nhân tự nguyện tiến bộ
+ tự do kết hôn theo luật định
+ đảm bảo về mặt pháp lí
+ bảo đảm quyền tự do li hôn
Hôn nhân tư sản dựa trên sự trao đổi
ngang giá
GV:
Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện
qua việc cá nhân tự do két hôn theo
luật định.Tuy nhiên chúng ta phải
biết lắng nghe lời khuyên nhủ từ
người thân ( cha mẹ, ông bà …) để
có sự lựa chọn tốt nhất .
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân đảm
bảo về mặt pháp lí , tức phải kết hôn
theo luật định .Điều này thể hiện sự
tôn trọng lẫn nhau thể hiện tinh thần
trách nhiệm trước xã hội , có ý thức
chăm lo , bảo vệ cuộc sống gia đình

hạnh phúc.
Các em hãy xem tình huống ở mục a
trang 80 , xem hôn nhân của anh A
và chị B có phải là hôn tiến bộ
không?
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ còn thể
hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li
hôn . Li hôn là cần thiết khi tình yêu
giữa vợ và chồng không còn nữa và
cuộc sống gia đình trở nên không
chịu đựng nổi. Nhưng li hôn chỉ là
việc bất đắc dĩ .Li hôn đẻ lại nhiều
hậu quả xấu cho cả hai người và cho
con cái
GV: Những bạn có hoàn cảnh như
vậy thì các em hãy có ý thức giúp dỡ
quan tâm bạn bè .
Trước đây trong xã hội phong kiến
người phụ nữ phải theo chế độ tam
tòng .
Tại gia tòng phụ
Xuất giá tòng phu
Phu tử tòng tử
Thừ hai: Hôn nhân một vợ một
chồng bình đẳng.
Trong xã hội phong kiến : người con
trai năm thê bảy thiếp. gái chính
chuyên một chồng .
Đó là chế độ hôn nhân bất bình
đẳng.

Bởi tình yêu là không thể chia sẻ
được được, vợ chồng phải yêu
thương giúp đỡ nhau. Bình đẳng
không phải là cào bằng chia đôi mà
Thứ hai: Hôn nhân một vợ một
chồng bình đẳng
Hôn nhân dựa trên tình yêu chân
chính là hôn nhân một vợ một chồng
Vợ chồng bình đẳng giúp đỡ tôn
trọng nhau, cùng nhau hoàn thành
trách nhiệm gia đình
phải có nghĩa vụ quyền hạn ngang
nhau, biết yêu thương hoàn thành
trách nhiệm gia đình.
Sau khi két hôn, hôn nhân sẽ tạo ra
cuộc sống gia đình.
GV: Trong gia đình em có mấy thành
viên, những thành viên đó gắn bó với
nhau dựa trên những quan hệ nào ?
GV: KN gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
GV: Theo em gia đình Việt Nam
hiện nay có mấy con ?
GV:
- Chức năng kinh tế
- Chứcc năng tổ chức đời sống gia
đình
- Chức năng nuôi dưỡng giáo dục
con cái
GV: Theo em trong các chức năng

3.Gia đình, chức năng gia đình các
mối quan hệ gia đình và trách
nhiệm của các thành viên.
a.Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người
chung sống và gắn bó với nhau bởi
hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ
hôn nhân và quan hệ huyết thống
b.Chức năng của gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
- Chức năng tổ chức đời sống gia
đình
- Chức năng nuôi dưỡng giáo dục
con cái
đó thì chức năng nào quan trọng
nhất?
GV: Em có đồng ý với ý kiến cho
rằng: giáo dục là trách nhiệm của nhà
trường ?
Các em có bao giờ trao đổi với bố
mẹ về nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục
con cái của bố mẹ không?
GV: Trong gia đình em có những
mối quan hệ nào?
GV: Trong gia đình có những mối
quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái,
ông bà các cháu, anh chị em.
Các thành viên trong gia đình phải
biết yêu thương chăm sóc, quan tâm
đùm bọc lẫn nhau, xây dựng gia đình

hạnh phúc. Tôn trọng lẫn nhau và
hoàn thành trách nhiệm của mình.
c. Mối quan hệ gia đình và trách
nhiệm các thành viên
- Quan hệ vợ - chồng
- Quan hệ cha mẹ - con cái
- Quan hệ ông bà - các cháu
- Quan hệ giữa anh, chị , em

4.Củng cố (3 phút )
- Làm bài tập củng cố
- GV khái quát lại nội dung bài học
5. Dặn dò( 3 phút )
- Dặn dò học sinh làm bài tập, học bài cũ , chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm
BCĐTT Duyệt GVHD GSTT
(kí, họ tên )

×