Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.86 KB, 3 trang )
Phươg pháp giảng dạy tập đọc lớp 1
( trích từ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH năm học 2009-2010 của NGUYỄN HỮU QUYỀN.
Qui trình này đã được gửi về Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo từ
tháng 3 năm 2009 trong mục góp ý về qui trình dạy tập đọc lớp 1 )
Kính thưa quý thầy cô! Sau 5 năm triển khai đổi mới chương trình và sách giáo
khoa ở bậc Tiểu học , Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu Phương pháp dạy
học các môn học ở Tiểu học ( năm học 2007-2008). Đây là bộ tài liệu rất quý cho
giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy , cho đội ngũ cán bộ quản lí trong công tác chỉ đạo
chuyên môn ở Tiểu học. Qua 2 năm triển khai thực hiện, bản thân tôi đã học hỏi và
ứng dụng được nhiều điều vào thực tiễn. Tuy nhiên cũng trong quá trình đó bản thân
tôi nhận thấy rằng vẫn còn điểm đáng chú ý cần tiếp tục khắc phục để hoàn thiện bộ
tài liệu mang tính chỉ đạo này. Qua quá trình thể nghiệm trên một số trường, với
cách dạy đã được điều chỉnh đã mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy tập đọc
cho HS lớp 1, thuận tiện cho GV trong quá trình lên lớp, tháo gỡ được một số vướng
mắc trong công tác chuyên môn lớp 1. Chính vì thế, đã được nhiều đồng nghiệp trong
huyện tán thành và thực hiện theo qui trình bổ sung này. Và đó cũng chính là cách
khắc phục những phần hướng dẫn chưa rõ trong phân môn tập đọc lớp 1 tiết 1 trong
quyển Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học ở lớp1 (tập II) từ trang 22 đến
trang 25 mà Bộ GD-ĐT đã ban hành.
Căn cứ vào mục tiêu của việc dạy và học môn Tiếng Việt ở lớp 1 theo từng giai
đoạn, qua tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp, tôi đã đúc kết lại như sau:
Tiết 1 theo qui trình của Bộ GD-ĐT đã ban hành ( phần bài mới có 4 bước)
Tiết 1 theo qui trình cần điều chỉnh bổ sung thêm (phần bài mới có 5 bước
chính):
1. Bài cũ :
- Đọc bài tập đọc ở bài kế trước.
- Nhận diện các vần khó vừa học trong một số từ ngữ mới do giáo viên đưa ra.
- Kiểm tra học sinh (HS) cả lớp qua bảng con ( có thể kiểm tra một vài tiếng , từ
trọng tâm hoặc những tiếng từ HS thường sai mà đã được học ở các tiết trước,
cũng có thể yêu cầu HS tự tìm và viết tiếng từ có chứa vần đã học. Phần này GV
đọc cho HS viết. Quá trình này HS phải ghi nhớ tiếng , từ do GV yêu cầu viết, sau