Tiết 33: Ôn tập
I/ Mục tiêu bài học:
Sau tiết ôn tập học sinh hệ thống kiến thức đã học về môi trường đới ôn hoà,
môi trường hoang mạc và môi trường vùng núi. Các hoạt động kinh tế và các
vấn đề bảo vệ môi trường ở đây như thế nào
- Rèn luyện các kĩ năng nhận biết, phân tích các biểu đồ khí hậu, các lược
đồ
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ các môi trường- các lược đồ sgk
- Một số tranh ảnh
III/ Tiến trình bài dạy: Dựa trên nội dung câu hỏi:
1. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hoà
Tại sao thời tiết ở đới ôn hoà có tính chất thất thường
2. Trình bày đặc điểm nền công nghiệp của đới ôn hoà? Kể tên một vài
trung tâm công nghiệp lớn ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, Trung Quốc, Nhật Bản
3. Nét đặc trưng của các vùng đô thị hoá cao ở đới ôn hoà là gì
4. Tinh hình phát triển đô thị ở các nước ôn hoà như thế nào? Vấn đề nan
giải của các đô thị ở đới ôn hoà hiện nay là gì
5. Tại sao các hoang mạc thường nằm dọc 2 bên chí tuyến, ở sâu trong lục
địa hoặc các dòng biển lạnh
6. Hãy cho biết đặc điểm của khí hậu hoang mạc. Sự thích nghi của thực
động vật như thế nào
7. Hãy trình bày sự thay đổi của thực vật theo độ cao và theo hướng của các
vùng núi
? Giải thích tại sao cùng một độ cao nhưng thực vật vùng núi ở đới nóng lại
nhiều tầng hơn đới ôn hoà
? ở nước ta các vành đai thực vật ởvùng núi miền Bắc và miền Nam không
cùng nằm trên một độ cao
8. Giải thích tại sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới
9. Làm tốt bài thực hành 28
Hướng dẫn làm dàn ý câu hỏi khó
4b: Vấn đề nan giải của các đô thị đới ôn hoà:
Do dân cư tập trung ngày một đông nên vấn đề nan giải là:
- Thiếu chỗ ở và thiếu các công trình công cộng
- Tỷ lệ thất nghiệp khá lớn nhưng lại thiếu lao động trẻ có tay nghề cao
- Còn ít cây xanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường
- Tai nạn và ùn tắc giao thông thường xảy ra vào giờ cao điểm
1. Giải thích các hoang mạc thường ở hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong
lục địa hoặc gần các dòng biển lạnh là vì:
- ở hai bên chí tuyến là khu vực ít mưa của địa cầu (lượng mưa trung bình
năm dưới 500mm)
- ở sâu trong nội địa: xa biển nhận được ít hơi nước do gió đem đến
- gân dòng biển lạnh có nhiệt độ thấp, khó bốc hơi
8. Giải thích châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới do:
+ Vị trí: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong môi trường đới nóng
+ Hinh thể: Là hình khối lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ có ít vịnh không có biển ăn
sâu vào đát liền, ít ảnh hưởng của biển, lượng mưa tương đối ít, phân bố
không đều
9. Hướng dẫn bài thực hành số 28
- Dấu hiệu nhận biết BĐKH của nửa cầu Nam: là đường đô thị nhiệt độ có
hình chữ V
- Phân tích hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa để rút ra đặc điểm khí hậu
Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét và bổ sung phần hạn chế cho các em
- Dặn dò: Giờ sau chuẩn bị kiểm tra
Tiết 34: Kiểm tra học kì I
Phạm vi kiểm tra: môi trường đới ôn hoà, hoang mạc, Vùng núi
I/ Mục tiêu bài: Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu và nắm bắt của học sinh về
các môi trường đã học đặc biệt là môi trường đới ôn hoà, môi trường hoang
mạc và môi trường vùng núi
- Kiểm tra kĩ năng vẽ biểu đồ phân tích nhận xét qua biểu đồ
- Kĩ năng tổng hợp giải thích các đặc điểm tự nhiên
II/ Nội dung kiểm tra: Đề ra gồm hai phần:
A. Phần trắc nghiệm: 3 điểm
B. Phần tự luận: 7 điểm
Đề in sẵn vào tờ giấy A4
III/ Đáp án
A. Phần trắc nghiệm: 6 câu mỗi câu 0,5 điểm
1. d: 0,5đ
2. d: 0,5đ
3. d: 0,5đ
4. c: 0,5đ
5. c: 0,5đ
6. d: 0,5đ
B. Phần tự luận
1. - Vẽ đẹp, chính xác: chú thích đầy đủ 2đ
- Nhận xét 1đ
2. Nêu đặc điểm khí hậu: 2đ
- Đặc điểm khí hậu châu Phi:
Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới, có nhiệt độ trung bình
cao
Lượng mưa phân bố không đều
- Giải thích đặc điểm khí hậu châu Phi : 2đ
+ Phần lớn châu Phi nằm trong môi trường đới nóng, giữa 2 chí tuyến
+ Hinh dáng lãnh thổ có hình khối mập mạp, kích thước lãnh thổ lớn, ảnh
hưởng của biển ít ăn sâu vào đất liền
+ Ven bờ có nhiều dòng biển lạnh chảy qua