Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Kinh Nghiệm Dạy Phân Môn Tập Đọc Lớp 5 Cho Học Sinh Vùng Dân Tộc Thiểu Số Theo Hướng Phân Hóa Đối Tượng Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.21 KB, 25 trang )

PHÒNG GD&ĐT KỲ SƠN
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC&THCS PHÀ ĐÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc lớp 5 cho học sinh
vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.
Lĩnh vực: Môn Tiếng việt
Ngành: Tiểu học

Người thực hiện: Nguyễn Quốc Khánh
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học&THCS Phà Đánh
Năm học: 2013 - 2014
ĐT: 01666129579

1


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang

I. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................................................................. 2
II. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................................................ 3
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................................................................ 3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................................................................
3
V. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................................................... 4
VI. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................................................................................... 5


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................................................................................. 6
1. Nguyên nhân ....................................................................................................................................................................................... 6
2. Thực trạng ............................................................................................................................................................................................. 6
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG, PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH..................................................................... 8
1. Tự chủ nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh ...................................................................................... 8
2. Điều chỉnh nội dung và thời lượng dạy học phù hợp đối tượng học sinh...................... 9
3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học
sinh .....................................................................................................................................................................................................................14
4. Rèn kĩ năng đọc phù hợp từng đối tượng học
sinh.................................................................................17
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................................................................................ 21
C. KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................... 22
* Ý kiến đề xuất................................................................................................................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................................................................... 25

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và phân môn Tập
đọc nói riêng thì mỗi giáo viên cần phải dạy học theo hướng phân hóa, quan tâm
đến mọi đối tượng học sinh (HS) trong lớp. Giáo viên phải làm sao để trong
cùng một tiết dạy, học sinh yếu kém không bị quá tải hay bỏ rơi, học sinh khá
giỏi hứng thú học tập và phát huy hết khả năng, sở trường của mình. Đây là một
việc làm khó khăn đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên giảng dạy
lớp 5 nói riêng.
Theo GS Nguyễn Bá Kim: “Dạy học phân hoá xuất phát từ sự biện chứng
thống nhất và phân hoá, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích

dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của
từng cá nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi
nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học”.
Như vậy có thể xem dạy học phân hoá là một hình thức dạy học mà người
dạy dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích cũng như các điều kiện học
tập của mỗi cá nhân người học. Từ đó điều chỉnh cách dạy phù hợp nhằm phát
triển tốt nhất từng cá nhân người học đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất. Dạy
học phân hoá được coi là một hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tích cực cho tất cả đối tượng học sinh. Trong dạy học phân hoá, giáo
viên cần sử dụng các biện pháp để đưa những học sinh yếu kém đạt được những
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đồng thời phát huy hết khả năng, sở
trường của học sinh khá, giỏi nhằm tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui
trong học tập. Như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải là
chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
Dạy học phân hóa đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ những nội
dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, chuẩn KT-KN của bài học đến đâu, mức
độ cần đạt cho từng đối tượng học sinh là gì?
Để giải quyết vấn đề này, ngày 13/02/2006 Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành Công văn số 896/ BGD&ĐT- GDTH “Về việc hướng dẫn điều chỉnh việc
dạy và học cho học sinh tiểu học”; Cùng với Quyết định số16/2006 BGD&ĐT
ban hành ngày 05/05/2006 “Về việc chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu
học”. Tiếp sau đó là công văn 5842/ BGD&ĐT ban hành 01/09/2011 “Về việc
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học phù hợp với chuẩn kiến
thức, kĩ năng, phù hợp với thực tế của nhà trường”. Mặc dù, những năm học gần
đây phòng Giáo dục&đào tạo, các nhà trường đã triển khai đến tận các giáo viên
3


để nắm bắt hết tinh thần các công văn này. Tuy nhiên, giáo viên chưa linh hoạt,
sáng tạo trong việc điều chỉnh nội dung, thời lượng cũng như phương pháp dạy

học theo hướng phân hóa. Giáo viên vẫn xem chương trình hiện hành và nội
dung SGK là nội dung dạy học cho tất cả đối tượng học sinh. Chưa tự chủ trong
việc phân hóa đối tượng HS để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù
hợp với từng đối tượng HS. Trong quá trình soạn bài, giáo viên còn dựa vào nội
dung SGV hoặc thiết kế bài giảng để thiết kế bài giảng áp dụng vào dạy học lớp
của mình.
Thực tế việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh (dạy học phân hóa)
được các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao. Đặc biệt là ngành giáo dục vùng miền
núi, nơi mà đa số học sinh là người dân tộc thiểu số. Trong lớp đơn đã có nhiều
đối tượng với trình độ khác nhau (có thể 3- 4 nhóm trình độ), với lớp ghép còn
có nhiều đối tượng với nhiều trình độ khác nhau hơn nữa (5-6 nhóm trình độ).
Thực tế các nhà trường đã chỉ đạo và nói rất nhiều việc dạy học phân hóa (dạy
học phù hợp đối tượng học sinh theo hướng tự chủ) nhưng một số giáo viên do
trình độ chuyên môn hạn chế nên chưa thực hiện tốt điều này, dẫn tới chất lượng
học sinh đang còn thấp. Do vậy, dạy học phân hóa đối với môn Tiếng việt nói
chung và phân môn Tập đọc nói riêng là hết sức quan trọng.
Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình Tiếng việt
bậc Tiểu học (đó là rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói). Thông qua
phân môn Tập đọc bồi dưỡng cho hoc sinh tình yêu Tiếng việt và hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra còn giúp các em học
tốt các môn khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả, Toán ...
Trong nhiều năm liền tôi được phân công giảng dạy lớp 5, lớp có 100%
học sinh là người dân tộc Thái. Trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc lớp
5, việc dạy học phân hóa phù hợp đối tượng học sinh được tôi thực hiện thường
xuyên trong các bài học. Đây là một quá trình nghiên cứu và thể nghiệm trong
suốt cả năm học, thậm chí trong nhiều năm học để đúc rút kinh nghiệm. Xuất
phát từ lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Kinh nghiệm dạy phân môn
Tập đọc lớp 5 cho học sinh vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối
tượng học sinh”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học, đặc biệt
là các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đồng thời giúp giáo viên biết
định hướng lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5
phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn KT-KN.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4


Thực trạng của việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc
lớp 5 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Tính hiệu quả và các giải pháp khắc
phục.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng và lí giải việc lựa chọn nội dung, thời lượng, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phân hóa là hết sức quan trọng.
Đề xuất và thử nghiêm một số giải pháp về việc lựa chọn nội dung, thời
lượng, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phân hóa.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2. 1. Phương pháp điều tra
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh còn yếu về môn
Tập đọc.
Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Tập đọc kém hiệu quả dẫn tới HS
chưa đạt chuẩn KT-KN.
2. 2. Phương pháp quan sát, đàm thoại
Thực hiện để khảo sát, dự giờ dạy thể nghiệm theo hướng phân hóa phù hợp
với đối tượng học sinh ở các lớp.
2. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Dùng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất.
2. 4. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm.
2. 5. Phương pháp tìm hiểu tài liệu
Tìm hiểu QĐ16, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học
lớp 5, Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 5, SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng
Việt 5, PPDH các môn học lớp 5 …
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 5A- Trường PTDTBT Tiểu học & THCS Phà Đánh, huyện Kỳ
Sơn.
5


Nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo chuẩn KTKN, SGK Tiếng việt 5, SGV Tiếng việt 5, các công văn hướng dẫn dạy học phù
hợp với đối tương học sinh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu phân môn Tập đọc lớp 5
Trong chương trình Tiểu học mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là
hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Nó cung cấp
cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên, con người, văn hoá Việt Nam. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Phân môn Tập đọc là một trong
những phân môn quan trọng bởi vì có học tốt phân môn tập đọc thì mới học tốt các
phân môn khác như: Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Toán, ...
Mục tiêu của phân môn Tập đọc là đọc đúng, rành mạch, lưu loát bài văn,
bài thơ (khoảng 120 tiếng/phút), đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn, hiểu được nội

dung, ý nghĩa của bài đọc.
2. Kĩ năng, kiến thức cần đạt đối với phân môn Tập đọc lớp 5
2.1. Kĩ năng:
Đọc đúng lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, kịch, văn xuôi), hành chính,
khoa học, báo chí ... có độ dài khoảng 250-300 chữ với tốc độ 100-120 chữ/phút;
Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120-140
tiếng/phút; Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.
2.2. Kiến thức
Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản;
Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản;
Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ,
trích đoạn kịch được học;
Biết nhận xét nhân vật trong văn bản tự sự;
Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học;
Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
6


3. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt
được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
Việc khai thác kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của
từng đối tượng HS.
Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các
hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với trình độ HS, với điều
kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, khoa
học, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh trong từng bài học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Nguyên nhân

Qua tìm hiểu thực tế một số trường, tôi được biết sự chỉ đạo về việc thực
hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh theo hướng tự chủ chưa thực sự quyết
liệt, sát sao. Mặc dù đã có nhiều cuộc tập huấn và hội thảo về việc dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh theo hướng phân hóa đối tượng HS. Tuy nhiên, các nhà
trường đã tổ chức dạy thể nghiệm để đúc rút kinh nghiệm còn ít nên giáo viên chưa
học hỏi được nhiều.
Một số GV sợ đánh giá tiết dạy không đúng phương pháp nên còn e dè
trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học.
Năng lực chuyên môn một số giáo viên còn hạn chế nên chưa linh động,
sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy hoc.
Trong các dịp hè trong các nhà trường chưa dành nhiều thời gian để tập
huấn, hội thảo các nội dung cụ thể cho từng môn học, từng bài hoc của các lớp về
việc dạy học phân hóa.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nên ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục.
Chưa có các phương tiện, kỹ thuật hiện đại để làm cho giờ học sinh động
hơn và tạo hứng thú, sự tích cực ở người học.
Do địa bàn của trường bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, sử dụng
tiếng mẹ đẻ còn nhiều nên học sinh phần lớn phát âm chưa đúng.
2. Thực trạng
Giáo viên còn vận dụng rập khuôn phương pháp truyền thống để dạy học
cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
7


Chưa tự chủ điều chỉnh thời gian, nôi dung và phương pháp dạy học phân
môn Tập đọc để phù hợp đối tượng học sinh. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên chưa
nghiên cứu kĩ nội dung bài từng tiết học để điều chỉnh cho nội dung, thời lượng và
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS của lớp mình.
Chưa nhận thức đúng việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học theo

hướng phân hóa đối tượng học sinh.
Chưa phân loại đối tượng HS lớp mình thật cụ thể, nhận định đúng về năng
lực của từng học sinh.
Trong giờ tập đọc, giáo viên chưa linh hoạt sửa lỗi phát âm sai cho học sinh
theo vùng miền, từng cá nhân mà chỉ sửa sai những từ trong SGV đã hướng dẫn.
Giáo viên còn nặng về phương pháp hiện hành, không dựa vào năng lực của từng
học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc hiểu. Việc rèn đọc cho học
sinh còn hạn chế, chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng, kĩ năng
đọc diễn cảm. Giáo viên còn dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu nội dung bài
nên số lượng học sinh được đọc còn ít (đặc biệt là học sinh yếu kém).
Một số GV vẫn yêu cầu học sinh yếu kém (HSYK) phải luyện đọc cả bài,
luyện đọc diễn cảm hoặc tham gia tìm hiểu bài trong khi các em mới biết đọc dịch.
Một số giáo viên còn dạy hết nội dung của một tiết Tập đọc trong thời gian
35- 40 phút nên thời gian dành cho học sinh luyện đọc còn ít.
Chưa dành nhiều thời gian cho HSYK luyện đọc cá nhân hoặc còn bỏ rơi
HSYK.
Trong quá trình tìm hiểu bài một số câu hỏi còn quá khó, dài giáo viên vẫn
dùng để hỏi HS mà không tách thành các câu hỏi nhỏ.
Một số học sinh còn phát âm sai phụ âm đầu, dẫn tới phát âm sai tiếng, từ.
Ví dụ: Bố mẹ phát âm sai: l/đ; t/tr thì con cái phát âm cũng rất dễ sai như vậy (“đờ”
phát âm “lờ”; “đã” đọc “lá”; “trầm” đọc là “tầm”...)
Một số HS vẫn chưa biết đọc hoặc đọc chưa lưu loát, ngắt nghỉ còn bừa bãi,
nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện và chưa hiểu được nội dung của bài đọc.
Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm để
thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân
vật như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc.
Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của
giáo viên, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập.
Môt số học sinh chưa chiụ khó suy nghĩ để trả lời các câu hỏi có liên quan
đến nội dung bài nên chưa nắm được nội dung bài tập đọc.

8


Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa có, không luyện đọc bài trước khi
đến lớp. Đầu năm học 2013 - 2014, tôi được phân công giảng dạy lớp 5. Sau một
tuần dạy học, tôi tiến hành khảo sát kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu của học
sinh.
Cụ thể kết quả như sau:
Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc
(Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu)
Lớp

5A

Tổng
số học
sinh
14 em

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

(em)

%

(em)

%

(em)

%

(em)

%

0


0

3

21,4

7

50

4

28,6

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.
1. Tự chủ nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh
Để dạy học phân hóa đối tượng theo hướng tự chủ, trước hết giáo viên cần
nắm được kĩ năng đọc của từng em. Có bao nhiêu em đạt chuẩn, bao nhiêu em
chưa đạt chuẩn? Thiết kế bài dạy như thế nào để phù hợp với thực tế là điều quan
trọng nhất. Sau khi nhận lớp, mặc dù chuyên môn nhà trường chưa khảo sát chất
lượng đầu năm học nhưng tôi đã chủ động khảo sát kĩ năng đọc thành tiếng và đọc
hiểu của học sinh. Dựa vào kết quả khả sát, kết hợp quá trình giảng dạy hàng ngày
và tham khảo thêm các giáo viên giảng dạy những năm trước để phân loại đối
tượng học sinh.
Qua các kênh thông tin trên, tôi xác định được những em nào cần giáo dục
để đạt đến chuẩn. Các đối tượng này trong từng tiết học được chú ý kèm cặp.
Những em đạt chuẩn ở mức vững chắc thì lại phân công giúp đỡ cho những HS
yếu. Với đối tượng HS giỏi, tôi tận dụng hết thời gian để giúp các em phát triển hết

khả năng của mình.
Ví dụ: Đề khảo sát phân môn tập đọc lớp 5 đầu năm học.
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): Học sinh bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc
đã học ở lớp 4 từ tuần 19 đến tuần 34 (Sách Tiếng Việt 4 - Tập 2)
II. Đọc hiểu (5 điểm): Dựa vào nội dung bài tập đọc “Tiếng cười là liều thuốc bổ”,
SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý
đúng:
9


Câu 1: Động vật duy nhất biết cười là:
a. Khỉ

b. Báo

c. Bò

d. Con người

Câu 2: Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
a. Vì khi cười, cơ thể mặt thư giản làm cho con người khỏe khoắn.
b. Vì khi cười, não tiết ra chất làm cho con người sảng khoái.
c. Vì khi cười, cơ thể mặt thư giản, não tiết ra chất làm cho con người sảng
khoái.
Câu 3: Người ta tìm cách để tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
a. Để bệnh nhân bớt đau.
b. Để đem lại niềm lạc quan yêu đời cho bệnh nhân.
c. Rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Câu 4: Qua bài học này, em rút ra được điều gì?
a. Trong cuộc sống, chúng ta có thể cười ở mọi nơi, mọi lúc để phát triển

thể chất.
b. Cần phải biết sống vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh.
c. Chúng ta có thể cười thỏa mái trong lớp học.
Sau khi có kết quả khảo sát, tôi tiến hành phân loai đối tượng học sinh để lựa
chọn nội dung phù hợp để dạy học.
2. Điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học phù hợp đối tượng học sinh.
Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học” (Ban hành theo
Quyết định số 16/ 2006/ QĐBG&ĐT ngày 05/ 5/ 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT);
công văn 896 “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu
học”, tôi đã xác định mục tiêu cần đạt đối với phân môn Tập đọc trong từng bài,
từng tiết học. Để đạt được mục tiêu đó, tôi đã phải trăn trở, suy nghĩ nên thiết kế
bài giảng như thế nào cho phù hợp cả nội dung lẫn thời lượng để dạy học phân
hóa. Từ đó xây dựng nội dung bài học vừa bám sát chuẩn KT-KN, vừa mang lại
hiệu quả học tập. Mỗi giờ lên lớp không phải lo đối phó với nội dung bài dài và
thời lượng không đủ để thực hiện hết nội dung bài.
Trên tinh thần đó, những năm học vừa qua tôi thoát ly khỏi SGV Tiếng việt
5 và Thiết kế bài giảng Tiếng việt 5 để soạn giảng. Tự chủ điều chỉnh một số nội
dung và thời lượng cho phù hợp với từng đối tượng HS.
2.1. Tự chủ điều chỉnh nội dung dạy học:
10


Trong dạy học theo hướng phân hóa đối tương học sinh, giáo viên cần phải
sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học để mang lại hiệu quả
cao nhất.
Việc lựa chọn nội dung dạy học gắn liền với phân loại đối tượng học sinh.
+ Phần luyện đọc nối tiếp đoạn:
Khi dạy phần luyện đọc nối tiếp đoạn với học sinh yếu - kém, không yêu cầu
các em phải đọc cả đoạn, có thể đọc một số câu trong đoạn sau đó yêu cầu HS khác
đọc hết đoạn. Bởi vì tốc độ đọc các em còn chậm nên HS đọc hết cả đoạn thì mất

nhiều thời gian. Số HS còn lại phải đọc hết cả đoạn, yêu cầu phải đọc đúng, lưu
loát cả bài; HS khá, giỏi phải đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm.
Ví dụ: Dạy bài: “Một chuyên gia máy xúc” (Tuần 5).
Tôi chia bài này làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu ....đến êm dịu
Đoạn 2: Tiếp đến thân mật.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Phần đọc nối tiếp đoạn HSYK không yêu cầu các em đọc hết cả đoạn mà
nhờ học sinh khác giỏi đọc giúp cho hết đoạn, số học sinh còn lại yêu cầu đọc hết
cả đoạn.
+ Phần luyện đọc từ khó:
Các từ khó mà SGK, SGV và thiết kế bài giảng đưa ra là dùng chung cho tất
cả đối tượng học sinh trên cả nước. Tuy nhiên đối với học sinh là người dân tộc
Thái ở địa bàn tôi giảng dạy các em thường phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu
l/đ hoặc t/tr. Do đó khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần liệt kê các từ dự kiến các
em có thể phát âm sai khi đọc trong bài để luyện đọc từ khó.
Ví dụ 1: “lá” phát âm là “đá”...; “đó” phát âm là “ló”...; “trông” phát âm là
“tông”
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tuần 1), tôi dự
kiến học sinh sẽ phát âm sai các từ sau: mùa đông, làng quê, trông thấy, lắc lư,
chuỗi, lơ lửng, đuôi áo... Vì những từ nay có phụ âm đầu là l, đ, tr mà học sinh tôi
hay phát âm sai.
Đối với các từ này, học sinh thường phát âm lẫn lộn âm l với âm đ.
+ Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ sau:
Lá, lấp ló, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, lập loè, lừng lẫy, lam
lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn,...
11


+ Luyện phát âm đúng âm “đ” trong các từ:

Đó, đã, đôi, đấy, đồng, đầu ...
+ Luyện cả âm “l và đ”: đó là, đã làm, ...
+ Phần tìm hiểu bài:
Qua giảng dạy lớp 5 nhiều năm nay, tôi thấy một số bài tập đọc có những
câu hỏi rất khó đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số. Hoặc một số câu hỏi không
liên quan nhiều đến nội dung bài học. Để làm được điều này, giáo viên cần phải
linh hoạt tách một số câu hỏi khó thành các câu nhỏ và bỏ một số câu hỏi không
liên quan nhiều đến nội dung bài.
Ví dụ 1: Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tuần 11)
Hệ thống câu hỏi được SGK đưa ra như sau:
Câu 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho
Hằng ở nhà dưới biết?
Câu 4: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
Nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra trong bài chưa thực sự phù hợp với trình
độ học sinh vùng dân tộc thiểu số nên khi dạy giáo viên cần thay đổi như sau:
- Đối với câu 2, đây là một câu hỏi khái quát, với nội dung khá dài. Do đó để
giúp học sinh nắm rõ được đặc điểm của từng loài cây, giáo viên có thể tách thành
các câu hỏi nhỏ sau:
+ Lá của cây quỳnh có đặc điểm gì? (Lá của cây quỳnh dày, giữ được nước)
+ Cây hoa ti gôn có đặc điểm gì? Thân của nó thuộc loại thân gì? (Cây hoa ti
gôn thích leo trèo, có những cái râu thò ra ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu,
một cành của nó quấn chặt vào cây hoa giấy. Thân của nó thuộc loại thân leo).
+ Búp của cây đa Ấn Độ có đặc điểm gì? (Búp của cây đa Ấn Độ đỏ hồng
nhọn hoắt và khi đủ lớn thì xoè thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp
mới...)
Nếu không tách thành các câu hỏi nhỏ như trên thì học sinh khó có thể nhận
biết được đặc điểm nổi bật của từng loại cây.
- Đối với câu 3, đây là một câu hỏi tương đối khó với học sinh. Để tìm ra
được nội dung câu trả lời học sinh phải hiểu được điều Thu chưa vui là do Hằng cứ

bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Vì vậy khi thấy chim về đậu ở ban công
Thu phải báo ngay cho Hằng để chứng minh cho Hằng biết khu vườn nhà Thu
đúng là vườn. Theo Thu thì: “Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi”. Việc làm
12


đó quả thật rất khó đối với học sinh, thay cho câu trả lời đúng chắc chắn sẽ có
nhiều học sinh đọc lại toàn bộ đoạn “Một sớm chủ nhật... tức là vườn rồi!” mà bỏ
qua mất điều cần nêu cho câu hỏi đó là “Có điều Thu chưa vui... không phải là
vườn”.
Vì vậy khi dạy giáo viên cần phải tách câu hỏi đó thành các câu hỏi nhỏ
sau:
+ Thu đã phát hiện ra điều gì khác tại ban công nhà mình? (Thu đã phát
hiện ra chú chim lông xanh biếc xà xuống cành lựu ...)
+ Điều đó đã giúp Thu muốn nói với Hằng biết điều gì? (Điều đó đã giúp
Thu cho Hằng biết ban công nhà Thu cũng là vườn bởi vì có chim về đậu).
+ Theo em thì Thu nói có đúng không, tại sao? (Đối với câu hỏi này giúp
các em liên hệ thực tế, sẽ có nhiều đáp án khác nhau tuỳ theo cách hiểu của mỗi
học sinh, giáo viên nên giúp học sinh hiểu thế nào là vườn và cho các em biết
ban công nhà Thu cũng là một khu vườn nhỏ).
- Đối với câu hỏi 4, việc giúp học sinh hiểu được nội dung câu thành ngữ
đó không khó nhưng để các em liên hệ được rằng ban công nhà Thu là một khu
vườn tuyệt vời thì là một việc không dễ. Do đó sau khi học sinh trả lời câu hỏi
giáo viên cần bổ sung thêm câu hỏi có nội dung sau: “Em có nhận xét gì về câu
nói của ông Thu.” hoặc “Câu nói của ông Thu cho em biết ban công nhà Thu là
một nơi như thế nào?” (Ban công của nhà Thu là một nơi rất đẹp, rất tuyệt
vời...)
Ví dụ 2: Bài: Đất nước ( Tuần 27)
Hệ thống câu hỏi trong SGK được đưa ra như sau:
Câu 1: “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà

buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả trong khổ thơ thứ
ba đẹp như thế nào?
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của
dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
Cũng như ở ví dụ 1, nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra ở đây chưa thực
sự phù hợp với trình độ học sinh vùng dân tộc thiểu số nên khi dạy giáo viên
cần thay đổi như sau:
Ở câu hỏi 1, trong câu hỏi đã nêu rõ “Những ngày thu đã xa” được tả
trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Do đó học sinh phải nêu rõ được những
hình ảnh đẹp và những hình ảnh buồn. Nếu không có thêm câu hỏi phụ, sẽ rất ít
13


học sinh phân biệt được điều đó và ngược lại giáo viên cho học sinh trả lời tiếp
các câu hỏi:
- Hình ảnh của “Những ngày thu đã xa” đẹp như thế nào?
- Hình ảnh của “Những ngày thu đã xa” buồn như thế nào?
Qua đó sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung của hai khổ thơ với
những hình ảnh “sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới” thật là đẹp
của mùa thu Hà Nội những năm kháng chiến. Nhưng “những ngày thu ấy” cũng
thật buồn bởi đất nước vẫn còn chiến tranh. Hình ảnh “sáng chớm lạnh, những
phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh
lại” sẽ giúp học sinh liên tưởng được nét buồn sâu lắng nhưng rất tự hào của dân
tộc ta những năm tháng kháng chiến.
Câu hỏi 2, tương tự như vậy để học sinh hiểu rõ hơn cảnh đẹp của đất
nước trong mùa thu mới, giáo viên cần cho học sinh nắm được biện pháp tu từ
mà tác giả đã sử dụng trong khổ thơ nhằm nói lên niềm vui phơi phới, rộn ràng
của thiên nhiên đất nước trong mùa thu thắng lợi. Do đó cần đưa ra câu hỏi bổ
sung: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để tả cảnh đẹp của thiên nhiên, đất

nước trong mùa thu mới đó? (Đó là biện pháp tu từ nhân hoá “Rừng tre phấp
phới”; “Trời thu thay áo mới”; “Trong biếc nói cười thiết tha”).
Hoặc đưa ra các đáp án cụ thể như nhân hóa, so sánh… cho học sinh lựa
chọn.
Câu hỏi 3, đây là một câu hỏi khá dài đối với học sinh và các em sẽ dễ
đưa ra câu trả lời bằng cách đọc lại toàn bộ cả hai khổ thơ.
Để giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc khi dạy giáo viên cần tách thành
các câu hỏi nhỏ như sau:
+ Trong khổ thơ thứ ba, những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng tự hào
về đất nước tự do của dân tộc ta? ( Trời xanh đây, núi rừng đây, là của chúng ta,
những cánh đồng thơm mát...)
+ Cụm từ “là của chúng ta” lặp lại nhằm mục đích gì? (Nhấn mạnh niềm
tự hào và hạnh phúc của đất nước khi đã được độc lập tự do).
+ Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua
những từ ngữ nào trong khổ thơ cuối? (những người chưa bao giờ khuất, đêm
đêm, rì rầm trong tiếng đất, ngày xưa vọng nói về).
Ví dụ 3: Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tuần 1)
Câu 2: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho
em cảm giác gì?
14


M: vàng xọng - màu vàng gợi cảm giác như có nước.
Câu hỏi này không liên quan nhiều đến nội dung bài nên khi tìm hiểu bài
giáo viên có thể bỏ (không hỏi học sinh).
Trên đây là một số ví dụ về viêc tự chủ lựa chon nội dung dạy học phân
môn Tập đọc mà tôi đã thực hiện trong những năm học gần đây.
2.2. Tự chủ điều chỉnh thời lượng dạy học:
Thời lượng dành cho một tiết tập đọc là 35 - 40 phút, trong khi đó kiến thức,
kĩ năng cần truyền đạt cho học sinh là rất nhiều. Một số bài tập đọc có nội dung rất

dài nếu học sinh đọc chậm thì phần luyện đọc chiếm gần hết thời gian 1 tiết nên
không đủ thời gian để luyện đọc diễn cảm (học thuộc lòng bài thơ). Vậy giáo viên
phải sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí mới là điều quan trọng. Đồng thời
giáo viên cần phải phân chia thời gian cho các hoạt động trong một tiết tập đọc một
cách hợp lí, hoạt động nào cần thiết được phân bố nhiều thời gian. Hiện nay, một
số giáo viên khi dạy Tập đọc còn dành nhiều thời gian cho việc “Tìm hiểu bài” và
“luyện đọc diễn cảm”, trong khi đó học sinh lớp mình đọc còn phát âm sai, đọc
chậm, chưa lưu loát.
Vậy điều chỉnh thời lượng dạy học sao cho phù hợp với thực tế dạy học
trong các nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh là hết sức quan trọng. Để
làm được điều này, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và kết hợp kinh nghiệm dạy học trong
nhiều năm học. Đó là đối với phân môn tập đọc, điều cốt lõi là học sinh được đọc
nhiều, biết đọc, đọc đúng, lưu loát và đọc diễn cảm. Vì vậy cần dành nhiều thời
gian cho phần luyện đọc (20 - 25 phút), phần tìm hiểu bài dành thời gian ít hơn (10
-15 phút), còn phần luyện đọc diễn cảm (học thuộc lòng) không còn thời gian thì
chuyển sang tiết luyện vào buổi chiều. Dành nhiều thời gian để học sinh yếu kém
luyện đọc đúng, học sinh khác luyện đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm. Do đó khi
dạy tiết tâp đọc tôi thường tiến hành đến hết phần “Tìm hiểu bài” là kết thúc tiết
học, phần luyện đọc diễn cảm (học thuộc lòng bài thơ) chuyến sang tiết luyện buổi
chiều.
Ví dụ: Bài “Luật tục xưa của người Ê-đê” (Tuần 24)
Đây là bài có nội dung dài khoảng 300 tiếng và được chia làm 3 đoạn, nội
dung một đoạn rất dài. Do đó cho học sinh đọc nối tiếp đoạn (mỗi em đọc hai lần,
lớp có 14em) đã hết 25 phút, còn 10 -12 phút dành cho việc tìm hiểu bài nên phần
luyện đọc diễn cảm tôi phải chuyển sang tiết luyện buổi chiều.
3. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học
sinh.
Lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với
thực tế dạy học trong các nhà trường và đối tương học sinh là hết sức quan trọng.
15



Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học không nhất thiết phải
phụ thuộc vào SGV hoặc Thiết kế bài giảng. Dạy như thế nào để tất cả các đối
tượng HS nắm được kiến thức, kĩ năng bài học là điều mà người giáo viên phải suy
nghĩ (có nghĩa là tất cả các đối tượng HS được cái gì sau mỗi tiết học). Giáo viên
cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn phươg pháp, hình thức tổ chức dạy học để
mang lại hiệu quả cao nhất. Việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
gắn liền với phân loại đối tượng học sinh.
Để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để mang lại hiệu quả,
tôi đã tiến hành thay đổi phương pháp dạy học như sau:
+ Giáo viên cần phải đọc mẫu toàn bài lần 1, đồng thời hướng dẫn học sinh đọc.
+ Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng và đọc diễn cảm chỉ dành cho học sinh
khá, giỏi.
+ Đối với lớp 4, 5 không yêu cầu HS đọc đồng thanh. Tuy nhiên đối với HS
vùng dân tộc thiểu số có thể cho HS đọc đồng thanh. Bởi vì, thông qua hình thức
đọc đồng thanh thì HS yếu, kém có cơ hội tham gia vào hoạt động đọc nhiều hơn,
được làm quen với các từ khó. Từ đó, các em phát âm đúng các từ khó, đọc trôi
chảy và lưu loát hơn.
+ Khi đọc nối tiếp đoạn, đối với HSYK tùy theo mức độ đọc của từng học
sinh mà giáo viên có thể không yêu cầu các em phải đọc hết cả đoạn. Bởi vì các em
đọc chậm nên đọc hết cả đoạn thì mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời
lượng tiết học. Khi luyện đọc tôi theo dõi từng em, sai từ nào sửa trực tiếp từ đó
(đặc biệt là HSYK).
+ Chú trọng hình thức đọc cá nhân để uốn nắn cho từng HS, kết hợp hình
thức đọc theo nhóm, theo cặp để HS được đọc nhiều lần.
+ Phần chú giải, cho HS khá giỏi nối tiếp đọc, không giải nghĩa nhiều và
không giải nghĩa thêm các từ ngoài phần chú giải mà dành thời gian cho học sinh
luyện đọc.
+ Giáo viên cần đọc mẫu trước khi tìm hiểu bài, bởi vì học sinh đọc chưa

diễn cảm và ngắt nghỉ, nhấn giọng chưa đúng, người nghe (HS) không hiểu được
văn bản nên gặp khó khăn khi trả lời được câu hỏi ở SGK.
+ Phần tìm hiểu bài, đối với HSYK tiếp tục cho các em luyện đọc một đoạn
bất kì trong bài không yêu cầu các em phải trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Một số câu hỏi khó có thể tách thành các câu hỏi nhỏ, gợi mở bằng câu hỏi
phụ hoặc nêu phương án trả lời cho HS lựa chọn. Sau khi tìm hiểu xong từng đoạn
(từng khổ thơ) giáo viên cùng học sinh rút ra nội dung của từng đoạn (có thể ghi
lên bảng). Từ đó học sinh dựa vào nội dung các đoạn thì rất dễ rút ra nội dung bài.
16


+ Luyện đọc diễn cảm:
- Đối với HS khá giỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Đối với HSYK và trung bình cho học sinh luyện đọc lại (luyện đọc đúng)
thay thế hình thức đọc diễn cảm.
Ví dụ: Qui trình dạy học tiết tập đọc theo hướng phân hóa.
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Kiểm tra HS đọc thành tiếng (đọc thuộc lòng) bài tập đọc kế trước và có thể
hỏi liên quan đến nội dung của bài.
2. Dạy bài mới (37 phút)
a. Giới thiệu bài (2 phút)
b. Luyện đọc (20 phút)
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 và hướng dân HS cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng các
từ ngữ, câu...
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài;
- Hướng dẫn HS chia đoạn (nếu HS không chia đoạn được thì GV có thể
chia đoạn);
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó (HSYK chỉ
yêu cầu đọc một số câu trong đoan); GV viên theo dõi sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2 (HSYK chỉ yêu cầu đọc một số câu trong đoan).

- Gọi HS Khá, giỏi nối tiếp đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (HSKG kèm cặp HSYK đọc)
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
c. Tìm hiểu bài (12 phút)
- Yêu cầu HSKG đọc thành tiếng đoạn 1 và trả lời câu hỏi có liên quan trong
đoạn vừa đọc.
- Rút nội dung đoạn 1 (có thể ghi bảng).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi có liên quan trong đoạn
vừa đọc.
- Rút nội dung đoạn 2 (có thể ghi bảng).
- Tương tự với đoạn 3, 4...
17


- Rút nội dung bài (HS dựa vào nội dung các đoạn để rút ra nội dung bài),
sau đó cho 2-3 học sinh nhắc lai.
Lưu ý: Trong khi tìm hiểu bài:
+ Giáo viên cho HSYK luyện đọc;
+ Cần tách các câu hỏi khó thành các câu hỏi nhỏ hoặc gợi mở bằng câu hỏi
phụ hoặc nêu phương án trả lời cho HS lựa chọn, không yêu cầu HS tự tìm hiểu và
trả lời.
3. Củng cố dặn dò (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài;
- Nhận xét tiết học.
Ghi chú: Phần luyện đọc diễn cảm (đối với bài văn xuôi) hay học thuộc lòng
(đối với bài thơ) chuyển sang tiết luyện buổi chiều.
4. Rèn kĩ năng đọc phù hợp từng đối tượng học sinh.
4. 1. Rèn kĩ năng phát âm đúng (dành cho HSYK)
- Gọi học sinh khá giỏi đọc, HSYK theo dõi đọc thầm theo, tìm tiếng khó
đọc hay phát âm sai.

Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’(Tuần 5)
- Cho học sinh đọc nối tiếp theo theo đoạn.
- Gọi học sinh khá trả lời (2, 3 em).
- Giáo viên ghi bảng (đó là, trời đẹp, đáp, A- lếch -xây).
- Gọi 2, 3 học sinh yếu kém đọc, nhận xét phát âm đúng hay sai, sau đó gọi
học sinh đọc lại (đối với từng tiếng, từ khó đọc).
- Giáo viên thống nhất cách đọc đúng.
Ví dụ: Trong lớp tôi em Lữ Văn Đức khi đọc luôn phát âm sai tiếng có phụ
âm l/đ. Tôi tìm nhiều từ có phụ âm l/đ để gọi em phát âm. Gọi em khá đọc trước,
em đó nghe đọc lại, đọc nhiều lần, sửa đến khi nào đọc đúng. Khi đã sửa cho em
đọc đúng rồi, trong các tiết học sau tôi luôn chú ý theo dõi xem em đọc còn mắc lỗi
nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa lỗi. Vì số lượng học sinh mắc lỗi này tương đối
nên dành nhiều thời gian để sửa sai triệt để. Các phụ âm khác khi học sinh phát âm
sai, tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay trong giờ
học chính và luyện thêm ở những tiết tăng buổi.
4. 2. Rèn kĩ năng đọc đúng (dành cho HS trung bình trở lên)
18


Đối với lớp 5, việc đọc mẫu thường do học sinh đảm nhiệm. Tuy nhiên, với
học sinh lớp 5 vùng dân tộc thiểu số kỹ năng đọc diễn cảm còn hạn chế, nhiều học
sinh chưa đọc đạt trình độ chuẩn nên tôi cũng phải đọc mẫu toàn bài. Tiếp theo cho
HS đồng thanh toàn bài rồi mới gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giảng từ.... Khi
đọc, tôi kết hợp khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo.
Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học để hướng dẫn học
sinh cách ngắt nghỉ, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoạn gọi 2, 3 học sinh
đọc sau đó gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại. Khi đọc phải biết ngắt nghỉ những
cụm từ trong những câu văn dài.
Ví dụ: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’(Tuần 5)
“Thế là/ A-lếch -xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy

dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói://
Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi bằng giấy hoặc bảng phụ
và gọi 2, 3 em đọc. Học sinh khác nhận xét bạn ngắt, nghỉ hơi đúng chưa, cần ngắt
hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào? Tiếp theo mời em đó đọc lại, các bạn khác
nhận xét bổ sung để HS thống nhất cách ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ.
Đối với những em đọc yếu tôi chú ý cho các em đó đọc nhiều hơn. Hôm nay
đọc một câu, ngày mai đọc hai câu và tăng dần số câu. Các em khác chú ý nghe
nhận xét bổ sung cho bạn, nếu bạn vẫn đọc sai tiếp tục cho đọc lại.
Ví dụ: Bài “Thư gửi các học sinh” (Tuần 1) các từ: giời (trời); giở đi (trở đi)
Trong phần rèn đọc đúng, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân, đọc trong nhóm,
đọc theo cặp, đọc trước lớp (đọc cho bạn nghe và ngược lại) nhận xét bạn đọc và sửa
lỗi nếu bạn đọc sai. Đối với những em đọc kém cần nhẹ nhàng gọi học sinh đọc lại để
sửa sai đồng thời động viên, khuyến khích kịp thời để các em tự tin hơn, không chán
nản, mặc cảm. Ngoài ra, khi luyện đọc ở lớp tôi phân công các em đọc tốt ngồi kèm cặp
những em đọc yếu. Như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc theo cặp đạt kết quả cao hơn.
* Đối với các bài thơ :
Để đọc đúng bài thơ thì không những phát âm đúng mà còn phải biết ngắt
nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Thông thường khi đọc thơ, cần ngắt
theo nhịp 2/3, 3/4 hay 4/4 ... Gọi học sinh đọc các khổ thơ để nhận xét cách ngắt
nhịp đúng chưa và cần ngắt nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên nên ghi khổ thơ lên
bảng hoặc giấy khổ lớn để học sinh thảo luận thống nhất cách ngắt nhịp.
Ví dụ: Bài “Hành trình của bầy ong” (Tuần 12)
- Gọi 1 học sinh đọc, học sinh khác nhận xét sau đó HS đó đọc lại và thống
nhất cách ngắt nhịp 4/2 và 3/5.
“Chắt trong vị ngọt /mùi hương
19


Lặng thầm thay/ những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng /vơi đầy

Men trời đất/ đủ làm say đất trời.
Hoặc bài: “Chú đi tuần” không ngắt nhịp cố định mà chỉ cần ngắt theo
cảm xúc:

Chú đi tuần/ đêm nay
Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
Cây/ rung theo gió/, lá/ bay xuống lòng đường
Chú đi qua cổng trường/
Các cháu miền Nam/ yêu mến.

Ngoài ra, không những luyện cho học sinh đọc ngắt đúng nhịp thơ mà còn
rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.
Ví dụ: Bài “Hành trình của bầy ong”
“ Bầy ong giữ hộ cho người. Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày”.
4. 3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm (dành cho HS khá giỏi)
Đối với học sinh lớp 5, đọc đúng, đọc diễn cảm là yêu cầu trọng tâm nên
phải dành thời gian thích hợp.
+ Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được
giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội
dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên
có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc).
Ví dụ: Bài “Bầm ơi’’ (Tuần 31)
- Gọi 1, 2 em đọc cho học sinh khác nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế
nào? Bạn đọc đúng chưa? (Giọng trầm lắng, thiết tha). Em đọc lại: Đọc hai câu mở
đầu: Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm”.
- Hỏi: bạn đọc đúng chưa? Đọc với giọng thế nào? (với giọng nhẹ nhàng,
trầm lắng, nghỉ hơi dài khi kết thúc).

- Nhấn giọng theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng định hoặc
mang rõ sắc thái cảm xúc: “Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”
20


Khi đọc các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm giáo viên cần
hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm
xúc của từng nhân vật và của tác giả.
Ví dụ: Bài “Chú đi tuần”(Tuần 23)
“Các cháu ơi! ngủ có ngon không?”
Hoặc “Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!”
Hay: Bài: “Một chuyên gia máy xúc’’ có câu văn:
Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi? Chúng mình là đồng nghiệp đấy,
đồng chí Thuỷ ạ!
Tôi hướng dẫn các em cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như: nhấn
giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa diễn cảm, giáo viên
có thể đọc mẫu cho học sinh nghe giọng đọc của giáo viên để tự điều chỉnh giọng
đọc của mình theo cô.
Muốn học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Khi học bài “Hạt gạo làng ta’’ (Tuần 14) cuối giờ học giáo viên hát
cho các em nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” mà đã được phổ nhạc.
Giọng đọc cần thay đổi theo từng đoạn: khi đọc câu đối thoại thì đọc như thế
nào? Đọc thế nào để thể hiện giọng đọc của từng nhân vật. Biết đọc bài văn với
giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ hởi... Để thể hiện được tính
cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hoà mình vào từng nhân vật để tìm
được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết nhấn giọng ở các từ ngữ
gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, giả bộ) và phân biệt lời các nhân vật.
Ví dụ : Bài “Lòng dân” (Tuần 3)
Khi dạy tôi hướng dẫn các em phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân
vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật như:

Cai: (xẵng giọng)// Chồng chị à ?
Dì Năm: - Dạ, chồng tui.
Cai: - Để coi (Quay sang lính)// Trói nó lại cho tao// (chỉ Dì Năm). Cứ trói
đi. Tao ra lịnh mà// (lính trói dì Năm lại).
Khi đọc cần thể hiện đúng thái độ, tình cảm của nhân vật vào tình huống
kịch. Cụ thể:
- Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.

21


- Giọng dì Năm và chú cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau Dì Năm khéo
giả vờ than vãn khi bị trói, nghẹn ngào nói lời trăn trối với con khi bị doạ bắn chết.
- Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc (An tham gia rất tự nhiên vào vở kịch
do má em dàn dựng trong tình huống nguy hiểm, em khóc vì thực sự lo cho má).
Như vậy, việc rèn kĩ năng đọc cho từng đối tượng học sinh là hết sức quan
trọng. Thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 35- 40 phút mà học sinh gồm
nhiều đối tượng (Giỏi - khá- trung bình - yếu) nên giáo viên cần chú trọng rèn đọc
- luyện đọc cho học sinh. Học sinh được luyện đọc nhiều lần, mỗi em đọc ít nhất 23 lần trong một tiết Tập đọc, đặc biệt là học sinh đọc yếu kém. Rèn từ thấp đến
cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài đến đọc diễn cảm.
Tóm lại để điều chỉnh nội dung, thời lượng, phương pháp dạy học sao cho
phù hợp khả năng học tập của từng đối tượng HS đòi hỏi người GV phải có năng
lực chuyên môn, chuẩn bị tiết dạy chu đáo trước khi lên lớp. Không lựa chọn nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách rập khuôn. Việc điều
chỉnh cần linh hoạt trong từng tiết dạy, tránh cắt bỏ nội dung tùy tiện và phải đảm
bảo mục tiêu bài học theo chuẩn KT-KN. Từ đó hiệu quả tiết dạy phân môn Tập
đọc lớp 5 cho HS vùng dân tộc thiểu số được nâng cao.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi thực hiện dạy học phân môn Tập đọc theo hướng phân hóa đối
tượng. Bằng một số giải pháp đã nêu ở trên thì việc dạy học Tập đọc lớp 5 cho HS

vùng dân tộc thiểu số không còn áp lực về nội dung lẫn thời lượng dạy học. Nhiệm
vụ học tập của từng đối tượng HS trong mỗi tiết học là khác nhau nhưng đều có
chung mục tiêu là đạt chuẩn KT-KN và hơn nữa là phát triển hết khả năng của
từng HS. Tất cả các em đều biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, nắm
được nội dung bài học, kết quả học tập của HS được nâng cao. Cụ thể kết quả khảo
sát phân môn Tập đọc cuối năm học 2013 – 2014 như sau:

Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc
(Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu)
Lớp

5A

Tổng
số học
sinh
14 em

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

(em)

%

(em)

%

(em)

%

(em)

%

3


21,4

5

35,7

5

35,7

1

7,2

Qua kết quả trên cho thấy, chất lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt, số
học sinh yếu giảm rất nhiều, số học sinh khá - giỏi được nâng lên.
22


C. KẾT LUÂN
Qua các đợt hội thảo về thực hiện chuyên môn theo tinh thần chỉ đạo công
văn 896; 5842 và QĐ16 của trường hay các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tôi đã đưa
kinh nghiệm trên phổ biến cho đồng nghiệp, được đồng nghiệp cũng như hội đồng
chuyên môn của trường tán thành cao. Tất cả các giáo viên trong tổ chuyên môn của
tôi đã vận dụng những kinh nghiệm trên vào dạy học. Sau khi thực hiện, các giáo viên
đều nhận định rằng hiệu quả mang lại cho HS cao hơn, tiết học giảm bớt áp lực căng
thẳng. Tuy nhiên để làm được như thế thì sự đầu tư của GV vào giờ dạy nhiều hơn,
GV phải dồn cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ và công sức của mình vào từng trang
giáo án.
Đểdạy học phân môn Tập đọc theo hướng phân hóa đối tượng học sinh thì mỗi

GV cần phải thực hiện được các vấn đề sau:
GV phải nhận thức đúng về vấn đề điều chỉnh nội dung và lựa chọn phương
pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh.
Phân loại đối tượng HS lớp mình thật cụ thể, nhận định đúng về khả năng của
từng học sinh. Phải nghiên cứu kĩ nội dung bài của từng tiết học để điều chỉnh nội
dung, thời lượng và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng
HS của lớp. Tránh tình trạng GV lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học một cách rập khuôn.
Thay đổi các hình thức dạy học phù hợp với điều kiện dạy học và năng lực học
sinh nhằm gây hứng thú cho các em.
Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn,
nắm chắc hệ thống chương trình. Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn
cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy.
Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Phải
đầu tư quĩ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học
sinh trên lớp học.
Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm.
Tổ khối cần phải bồi dưỡng nhiều hơn nữa cho những giáo viên có năng lực
hạn chế.
Tham gia các hội thảo trao đổi những kinh nghiệp ở cấp trường, cấp cụm, cấp
huyện.
Khi soạn bài, giáo viên phải nghiên cứu để nắm vững kiến thức cần dạy và mối
quan hệ của nó với kiến thức trong chương trình, đảm bảo đúng yêu cầu kiến thức - kĩ
năng đã quy định. Hiểu được ý đồ sách giáo khoa từ đó có thể lựa chọn, sắp sếp các
đơn vị kiến thức trong bài học phù hợp với thực tế học sinh của lớp.
23


Giáo viên phải nắm vững học sinh để có thể đưa ra hình thức, phương pháp dạy
học phù hợp với từng đối tượng.

Mục tiêu của bài học phải rõ ràng, quy định mức độ cần đạt, các thiết bị đồ
dùng dạy học cần thiết và các hoạt động cần thiết.
Với cách làm trên, tôi tin rằng việc dạy học Tập đọc lớp 5 đối với vùng dân tộc
thiểu số trở nên nhẹ nhàng, giảm bớt được áp lực cho HS và GV. Đồng thời giúp các
đối tượng HS đều đạt chuẩn KT-KN. Thiết nghĩ, kinh nghiệm này có thể vận dụng
vào dạy học cho các vùng miền khác nhưng đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.
* Ý kiến đề xuất
+, Đối với nhà trường
Phối hợp với chính quyền địa phương để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục,
tuyên truyền chăm lo đến việc học của con em mình.
Thường xuyên tổ chức dạy thể nghiệm theo hướng phân hóa đối tượng HS để
tất cả GV được học hỏi, đúc rút được kinh nghiệm nhiều hơn.
Chỉ đạo sát sao hơn đến từng tổ chuyên môn và đến tận giáo viên về việc dạy
học phân hóa đối tượng học sinh.
Chỉ đạo giáo viên soạn giáo án và dạy học phải phân hóa được đối tượng học
sinh, tự chủ lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp học sinh lớp mình.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp và kiểm tra giáo án để điều chỉnh, sửa đổi và
bổ sung kịp thời cho giáo viên.
+ Đối với Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
Hằng năm trong chương trình Bồi dưỡng Thường xuyên hoặc tập huấn trong
hè, Phòng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán và cán bộ
quản lý các nhà trường. Tuy nhiên muốn phòng GD&ĐT tập huấn đến tận đội ngũ
giáo viên Tiểu học về nội dung: Điều chỉnh nội dung, phương pháp và thời lượng dạy
học phù hợp đối tượng học sinh trên tinh thần các công văn chỉ đạo dạy học theo
chuẩn KT- KN đối với các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng đến tận
các giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc “Dạy phân môn Tập đọc lớp 5 cho
học sinh vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối tượng học sinh”. Quá trình
nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để sáng

kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phà Đánh, ngày 05 tháng 04 năm 2014
24


Người thực hiện

Nguyễn Quốc Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục (Luật số: 38/2005/QH11, ngày 01-01-2006 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
- Chương trình Giáo dục Phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/ 2006/
QĐ-BGDDT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học - lớp 5
(Nhà xuất bản Giáo dục).
- Sách giáo khoa Tiếng việt 5 (Nhà xuất bản Giáo dục).
- Sách giáo viên Tiếng việt 5 (Nhà xuất bản Giáo dục).
- Thiết kế bài giảng Tiếng việt 5 (Nhà xuất bản Hà Nội).
- Những xu hướng dạy học không truyền thống của tác giả Nguyễn Bá Khiêm
( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 2002)
- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (Tháng 11 năm 2006 - Nhà xuất bản
Giáo dục).
- Công văn 896/ BGD&ĐT- GDTH ngày 13/ 02/ 2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Công văn 5842/ BGD&ĐT ngày 01/ 09/ 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bài viết: Dạy học 2 buổi /ngày, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học
(Trần Thế Sơn-TPTH Sở GD&ĐT Nghệ An -Tạp chí: Giáo dục Tiểu học, Số 44,
năm 2010 - Nhà xuất bản Giáo dục).


25


×