Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Đề tài " Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.27 KB, 73 trang )

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến


Đề tài " Phân tích biến động
dân số, lao động và việc làm ở
huyện Lập Thạch trong giai
đoạn hiện nay "

Khoa: Kinh tế lao động và dân số
1
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
MỤC LỤC
Trang
ĐỀ TÀI Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập
Thạch trong giai đoạn hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, nước ta lại là một
nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy
việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con
người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố
cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước
từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập
Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn
tại lớn nhất hiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình độ
người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động,
sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm
của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc


làm cho người lao động của huyện.
Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã
nhận thấy vấn đề biến động dân số, lao động và việc làm đang mang tính thời
sự vừa cấp bách vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của huyện. Do đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
2
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
giá một cách trung thực đầy đủ và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra các
giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và từng bước
giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội ở huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân tích biến động dân số, lao
động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm.
Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở
huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay.
Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho
người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các phương pháp nghiên cứ đề tài:
- Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảo sát ở một số xã
đại diện để thu thập những thông tin cần thiết để mih hoạ cho các nhận xét,
đánh giá thực trạng.
- Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu
thập được, sử dụng các công thức toán học, thống kê học cần thiết giúp cho
việc phân tích đánh giá các hiện tượng nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả những phân tích các hiện

tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động
của vấn đề nghiên cứu.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
3
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC LÀM
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA DÂN SỐ
1.Quy mô và cơ cấu dân số.
1.1.Quy mô: Được hiểu là tổng số người sinh sống trong một lãnh thổ nhất
định, trong một thời gian nhất định.
1.2. Cơ cấu dân số: Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng
chung sống trong một lãnh thổ, họ lại có những đặc điểm riêng có về giới
tính, độ tuổi.v.v Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần
phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một tiêu thức nào đó. Sự
phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một
lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại
một thời điểm nào đó.
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số
nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỷ lệ
hoặc tỷ số giới tính. Nếu ký hiệu
m
P

f
P
lần lượt là dân số nam và dân số nữ
thì tỷ số giới tính (SR) được xác định như sau:

SR=
f
m
P
P
x 100
- Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số
của một lãnh thổ thành dân số cư trú ở thành thị và dân số cư trú ở nông thôn
thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu
thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to
lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng
có lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài và ổn định.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
4
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
2. Các quá trình dân số
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động
tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết
và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc
nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa
to lớn tới sự phát triển của xã hội loài người.
2.1. Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh.
- Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em
sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức
sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh
sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như
hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp
thịt.
- Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo

khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây
là một số thước đo cơ bản.
+Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so
với 1000 dân số trung bình năm đó.
CBR =
_
P
B
x 1000
Trong đó:
B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu.
_
P
: Dân số trung bình của năm nghiên cứu.
Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ
dân số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản
như: đàn ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh.
Ưu điểm: Đây là một chỉ tiêu qua trọng và được sử dụng khá rộng rãi,
dễ tính toán, cần ít số liệu, dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng dân số.
Nhược điểm: Không nhạy cảm đối với những thay đổi nhỏ của mức
sinh, chịu nhiều ảnh hưởng của cấu trúc theo giới tính, theo tuổi của dân số,
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
5
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
phân bố mức độ sinh của các tuổi trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình
trạng hôn nhân.
+ Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với
một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.
GFR =
4915−

W
B
x 1000
Trong đó:
GFR: Tỷ suất sinh chung.
B: Số trẻ em sinh ra trong năm.
4915−
W
: Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sing đẻ trong năm.
Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu
trúc tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000
phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu
ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình
trạng hôn nhân.
+ Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức
sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng
độ tuổi của phụ nữ.
Công thức:
ASFR
X
=
x
FX
W
B
x 1000
Trong đó:
ASFR
X
: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở độ tuổi X

B
FX
: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X
W
X
: Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm.
Để xác định được ASFR
X
cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc
dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi
gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta
thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
6
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
2.2. Mức chết và các thước đo chủ yếu
- Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất
dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người.
Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số
chết. Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy
mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái
sản xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng
hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm
mức sinh.
Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường
xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết
vừa có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một

thời điểm nào đó.
Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo. Có nhiều thước đo
khác nhau. Mỗi thước đo phản ánh một khía cạnh này hay khía cạnh khác của
mục đích nghiên cứu và mỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng.
- Các thước đo chủ yếu:
+ Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong
một ngàn người dân trung bình năm đó ở một lãnh thổ nhất định.
Công thức:
CDR =
_
P
D
x 1000
Trong đó:
D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó.
_
P
: Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, xác định nó không cần lượng thông
tin nhiều, và phức tạp do đó nó được sử dụng rộng rãi trong các án phẩm quốc
gia và quốc tế nhằm đánh giá một cách tổng quát mức độ chết của dân cư giữa
các nước, các thời kỳ. Trực tiếp tính toán tỷ suất gia tăng tự nhiên.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
7
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
Nhược điểm: Không đánh giá chính xác mức độ chết của dân cư, bởi vì
trong chừng mực nhất định nó phụ thuộc khá lớn vào cơ cấu dân số. Do vây,
khi so sánh tỷ suất chết thô giữa các vùng, hoặc các thời kỳ khác nhau không
phản ánh chính xác mức độ chết của dân cư vì sự khác biệt giữa cơ cấu giới
và cơ cấu tuổi. Để khắc phục người ta dụng biện pháp chuẩn hoá; đó là việc

biến các tỷ suất chết thô có cấu trúc tuổi và giới khác nhau thành các tỷ suất
chết tương ứng có cấu trúc tuổi và giới giống nhau để so sánh.
Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDR
X
): Biểu thị số người chết trong
năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 nghìn người trung bình ở độ tuổi đó
trong năm tại một nơi nào đó.
Công thức:
ASDR
X
=
_
X
X
P
D
Trong đó:
ASDR
X
: Tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X
X
D
: Số người chết trong năm ở độ tuổi X
_
X
P
: Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X
Ưu điểm: Phản ánh mức độ chết ở từng độ tuổi, so sánh giữa các vùng,
các thời kỳ mà không chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi.
Nhược điểm: Chưa phản ánh mức chết bao chùm của cả dân số, cần

nhiều số liệu chi tiết cho tính toán. Để khác phục cần kết hợp với việc xác
định tỷ suất chết thô và chỉ tính tỷ suất đặc trưng cho từng nhóm tuổi.
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng
trong phân tích về chết của dân số, bởi vì nó là chỉ tiêu rất nhạy cảm nhất
đánh giá mức độ ảnh hưởng của y tế, bảo vệ sức khoẻ trong dân cư. Mức độ
này có ảnh hưởng to lớn tới mức độ chết chung, đến tuổi thọ bình quân và có
tác động qua lại với mức sinh.
Công thức:
IMR =
B
D
o
x 1000
Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
8
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
o
D
: Số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm.
B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm.
2.3. Di dân
- Khái niệm di dân:
Biến động dân số nói chung được chia thành hai bộ phận chủ yếu tương
đối riêng biệt: biến động tự nhiên và biến động cơ học. Biến động tự nhiên
mô tả sự thay đổi dân số gắn liền với sự ra đời, tồn tại và mất đi của con
người theo thời gian. Quá trình này trong dân số học chủ yếu thông qua các
hiện tượng sinh và chết. Khác với biến động tự nhiên, biến động cơ học biểu
thị sự thay đổi dân số về mặt không gian, lãnh thổ. Trong cuộc sống con

người di dời bởi nhiều nguyên nhân, với nhiều mục đích khác nhau, với
khoảng cách xa gần khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Quá trình
này chịu tác động bởi nhiều những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội do vậy nó
mang bản chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Đây chính là đặc điểm mấu
chốt phân biệt hai bộ phận biến đông dân số nêu trên.
Vậy di dân là gì ? Có rất nhiều định nghĩa về di dân, mỗi định nghĩa
xuất páht từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, do đó rất khó tổng hợp
thành một định nghĩa thống nhất bởi tính phức tạp và đa dạng của hiện tượng.
Tuy nhiên hiện nay người ta tạm thống nhất với nhau khái niệm về di dân
nhằm đảm bảo sự thống nhất về khảo sát, điều tra, can thiệp vào hiện tượng
này như sau:
"Di dân là hiện tượng di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những
chuẩn mực về thời gian và không gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư
trú"
Hiểu về di dân như vậy là dựa vào một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ
nhất, con người di chuyển khỏi một địa dư nào đó. Nơi đi và nơi đến phải
được xác định. Có thể là một vũng lãnh thổ hay là một đơn vị hành chính.
Thứ hai, con người di chuyển bao giờ cũng có mục đích, tính chất cư trú là
tiêu thức để xác định di dân. Thứ ba, khoảng thời gian ở lại bao lâu ở nơi mới
để xác định sự di chuyển nào đó có phải là di dân hay không.
- Phân loại di dân:
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
9
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
+ Theo độ thời gian nới cư trú cho phép phân biệt các kiểu di dân: lâu
dài, tạm thời hay chuyển tiếp. Di dân lâu dài bao gồm các hình thức thay đổi
nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi mới với mục đích sinh sống
lâu dài. Những thành phần này thường không trở về quê hương nơi cư trú. Di
dân tạm thời ngụ ý sự thay đổi nơi ở gốc là không lâu dài và khả năng quay
trở lại nơi ở cũ là chắc chắn. Kiểu di dân này bao gồm những hình thức di

chuyển nơi làm việc theo mùa vụ, đi công tác, du lịch dài ngày Di dân
chuyển tiếp phân biệt các hình thức di dân mà không thay đổi nơi làm việc.
Kiểu di dân này gợi ý các điều tiết thị trường lao động.
+ Theo khoảng cách người ta phân biệt di dân xa hay gần giữa nơi đi và
nơi đến. Di dân giữa các nước gọi là di dân quốc tế; giữa các vùng, các đơn vị
hành chính trong nước thì gọi là di dân nội địa.
+ Theo tính chất chuyên quyền người ta phân biệt di dân hợp pháp hay
di dân bất hợp pháp, di dân tự do hay có tổ chức, di dân tình nguyện hay bất
buộc. Tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của chính quyền trung ương hay địa
phương mà người ta phân biệt di dân theo loại này hay loại khác.
- Các phương pháp đo lường di dân: Các phương pháp đo lường có thể
chia ra làm hai loại: di dân trực tiếp và di dân gián tiếp.
+ Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp xác định quy mô di dân dựa
vào các cuộc tổng điều tra dân số, thống kê thuyền xuyên và điều tra chọn
mẫu về dân số.
+ Phương pháp gián tiếp:
Nếu biết quy mô tăng dân số chung và tăng tự nhiên của dân số thì ta
có thể tính được quy mô di dân thuần tuý theo công thức:
NM =
( ) ( )
xDBPP
nt
tnt
+
++
−−−
t
Trong đó:
NM: Di dân thuần tuý.
t

P

nt
P
+
Tổng số di dân ở các thời điểm t và t+n
B và D: Tổng số sinh và chết của khoảng t đến t+n.
Nếu chỉ biết tỷ lệ tăng dân số chung (r) và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân
số (NIR). Ta có thể tính được tỷ lệ di dân thuần tuý (NMR):
NMR = r - NIR
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
10
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
Nếu chỉ biết hệ số sống (S), dân số ở độ tuổi x vào thời điểm t, dân số ở
độ tuổi x+n vào thời điểm t+n. Ta sẽ xác định được di dân thuần tuý trong số
người sống ở độ tuổi "x" từ thời đểm t đến t+n.
txntnxnx
PSPNM

.
−=
+++
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số
Quy mô dân số thường xuyên vận động theo thời gian. Nó có thể tăng
hoặc giảm tuỳ theo các chuyền hướng biến động của các nhân tố sinh, chết và
di dân. Tức là, nếu như ở một vùng nào đó trong một thời điểm xác định nào
đó mà mức sinh và nhập cư cao hơn mức chết và xuất cư thì quy mô dân số ở
vùng đó tăng trong thời gian đó và ngược lại, nó sẽ gảim nếu như mức sinh và
nhập cư thấp hơn mức chết và xuất cư. Để hiểu sâu về tác động của các yếu tố
nói trên, ta lần lượt nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến quá trình dân

số.
3.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số.
Việc nghiên cứu mức sinh chiếm vị trí trung tâm trong nghiên cứu dân
số vì hàng loạt các lý do như: sinh đóng vai trò thay thế và duy trì về mặt sinh
học của xã hội loài người, tăng dân số phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh. Bất
kỳ một xã hội nào cũng tồn tại dựa vào thay thế thế hệ này bằng thế hệ khác
thông qua sinh đẻ. Nếu việc thay thế về số lượng không phù hợp sẽ ảnh
hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Quá trình thay thế của
một xã hội thông qua sinh đẻ là một quá trình rất phức tạp. Ngoài các giới hạn
về mặt sinh học thì hàng loạt các yếu tố về kinh tế, xã hội tôn giáo, quan
niệm, địa vị của phụ nữ đều có ảnh hưởng cà quyết định đến mức sinh.
Trong những năm 1960, người ta nhận thấy rõ là nhân tố chịu trách
nhiệm chính trong sự gia tăng dân số là tỷ lệ sinh. Do dân số tập trung chủ
yếu vào các nước đang phát triển với một đặc điểm chính của thời kỳ này là
mức độ chết giảm rất nhanh chóng trong khi tỷ lệ sinh lại không giảm một
cách tương ứng đã dẫn đến quy mô dân số của toàn cầu tăng quá nhanh. Việc
gia tăng dân số quá nhanh như vậy là mối đe doạ quá trình phát triển kinh tế
và xã hội.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
11
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
3.2. Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số
Hiện tượng chết là một trong ba thành phần của biến động dân số. Vì
vậy việc làm tăng hay giảm yếu tố này cũng làm thay đổi cả quy mô, cơ cấu
và cả tới mức sinh. Tác động của mức chết có hai mặt: Vừa thay đổi sự phát
triển của dân số vừa thay đổi mức sinh. Chết nhiều dù bất cứ nguyên nhân nào
đều buộc con người sinh bù để thay thế sự mất mát hay giảm sự rủi ro. Lịc sử
phát triển dân số cho hay cứ sau một cuộc chiến tranh lại có một cuộc bùng
nổ dân số, dường như mức sinh tăng lên một cách chóng mặt để bù lại sự mất
mát vè người sau chiến tranh và tạo ra một trào lưu sau đó. Mức chết của trẻ

em nói chung và mức chết của trẻ em sơ sinh nói riêng cao sẽ gây ra một tâm
lý "sinh bù", "sinh dự trữ" hay "sinh đề phòng" để đảm bảo ssó con mong
muốn trong thực tế.
3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số
Người ta thấy ngay được rằng di dân tác động trực tiếp đến quy mô dân
số. Sự xuất cư của một bộ phận dân số từ một vùng nào đó làm cho quy mô
dân số của nó giảm đi, và ngược lại, số người nhập cư nhiều sẽ làm cho quy
mô dân số tăng lên. Mặt khác số lượng di dân thuần tuý có thể không lớn,
song nếu số xuất và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng của dân số có nhiều
thay đổi, sự hiện diện của những người mới đến sinh sống mang theo những
đặc điểm khác những người đã di dời đi nơi khác sinh sống.
Các cơ cấu tuổi và giới tính của dân số cungtx chịu ảnh hưởng nhiều
của di dân. Tỷ lệ giới tính giữa các độ tuổi khác nhau trong dân số có nhiều
trường hợp có những chênh lệch đãng kể do cường độ và tính chất chọn lọc
của di dân.
Có thể khẳng định rằng, sự biến động quy mô dân số của bất kỳ quốc
gia nào cũng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố trên. Nhưng tuỳ thuộc vào các
điều kiện kinh tế, xã hội mà sự tác động của các yếu tố đối với mỗi vùng, mỗi
quốc gia khác nhau là khác nhau.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
12
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
II. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Một số khái niệm và phạm trù có liên quan.
Người lao động là lực lượng về con người và được nghiên cứu dưới
nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã
hội, bao gồm toàn bộ dân số có thể phát triển bình thường cả về thể lực lẫn trí
lực (không bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh).
Nguồn lao động với tư cách là nguồn lực cách mạng nhất, quan trọng
nhất quyết định tới sự phát triển kinh tế, xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn,

bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ số lượng và chất lượng.
Số lượng nguồn lao động được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như
quy mô và tốc độ phát triển nguồn lao động
Chất lượng nguồn lao động được xem xét trên các mặt: Sức khoẻ, trình
độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất.
2. Phương pháp xác định nguồn lao động
Việc xác điịnh quy mô, cơ cấu nguồn lao động được thực hiện thông
qua các cuộc tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động và việc
làm hàng năm. Phương pháp xác định cũng được quy định cụ thể và áp dụng
cho từng thời kỳ.
2.1. Dân số trong độ tuổi lao động.
Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùng một lượng của
cải nhất định dưới nhiều dạng như: lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà cửa,
phương tiện thông tin liên lạc những tư liệu sinh hoạt này không phải là quà
tặng của tự nhiên mà ro con người sáng tạo ra thông qua quá trình lao động.
Tuy vậy không phải toàn bộ dân số tham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ
một bộ phận có đủ sức khoẻ và trí tuệ mà thôi. Khả năng đó chỉ gắn với một
giới hạn tuổi nhất định, gọi là "độ tuổi lao động". Một số nước quy định "độ
tuổi lao động" đối với nam từ 15 đến 64 tuổi, một số nước khác lại từ 15 đến
59 tuổi, thậm chí từ 10 đến 59 tuổi tuỳ theo trình độ phát triển về thể lực cũng
như trí lực của người dân mỗi nước và nhu cầu về lao động của nước họ. Đối
với lao động nữ giới hạn trên về độ tuổi lao động thường ngắn hơn. Hiện nay
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
13
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
bộ luật Lao động của nước Việt nam ban hành năm 1994 quy định về "độ tuổi
lao động" nam từ đủ 15 đến 60 tuổi, nữ đủ từ 15 đến 55 tuổi. Tuy nhiên không
phải mọi người trong độ tuổi lao động đều tham gia hoạt động kinh tế. Việc
quy đổi người trên và dưới độ tuổi lao động thành người lao động như sau: cứ

hai người trên tuổi lao động được tính bằng một người lao động, ba người
dưới độ tuổi lao động được tính bằng một người trong độ tuổi lao động.
2.2. Dân số hoạt động kinh tế.
Trong nghiên cứu nguồn lao động, các thuật ngữ sau đây được sử dụng
theo nghĩa tương tự: Lực lượng lao động, dân số làm việc và "dân số hoạt
động kinh tế" thông thường, người ta phải chia dân số thành hai khối lớn: Một
khối là những người tích cực với các hoạt động kinh tế. Khuyến nghị của Liên
hợp quốc đối với các cuộc điều tra dân số, hai bộ phận này được tách bạch
như sau: Dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người không phân
biệt giới, có thể cung cấp sức lao động cho các hoạt động sản xuất ra các hàng
hoá kinh tế hoặc các hoạt động trong lĩnh vực hoạt động dân sự hopặc những
người hoạt động trong lĩnh vực vũ trang; khi phân tích số liệu, nhóm người
làm việc trong lĩnh vực vũ trang có thể tách riêng không tính vào "lực lượng
lao động". Như thế, lực lượng nhân sự bao gồm:
- Những người đang có việc làm: Là những người làm việc trong
khoảng thời gian xác định trong cuộc điều tra, kể cả làm việc cho gia đình
được trả công hoặc tạm thời nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, tranh chấp lao động
hoặc nghỉ lễ hoặc ngừng việc tạm thời do thời tiết xấu, trục trặc dây truyền
sản xuất
- Không có việc làm, thất nghiệp: Gồm những người trong khoảng thời
gian xác định của cuộc điều tra không có việc làm. Nó cũng bao gồm cả
những người trước đó không tìm được việc làm vì lý do ốm đau, tai nạn tạm
thời mà họ không có thoả thuận sẽ bắt đầu công việc mới ngay sau khoảng
thời gian xác định ở trên, hoặc họ tạm thời nghỉ hoặc nghỉ không có thời hạn
mà không được trả công ở những nơi mà cơ hội kiếm việc làm rất hạn hẹp.
Khối thất nghiệp cũng bao gồm những người không có việc làm, có khả năng
lao động mặc dù họ không tích cực kiếm việc làm vì họ tin rằng không có cơ
hội làm việc nào mở ra đối với họ.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
14

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
2.3. Dân số không hoạt động kinh tế.
Khối này bao gồm các nhóm sau:
Người làm việc nhà: Bao gồm những người không phân biệt giới tính,
không thuộc dân số hoạt động kinh tế, tham gia vào các hoạt động trong phạm
vi gia đình của chính họ. Ví dụ người làm việc nội trợ hoặc trông nom nhà
cửa con cái (những người được thuê giúp việc nhà có trả công thì lại được coi
là có hoạt động kinh tế).
- Học sinh, sinh viên: Bao gồm tất cả mọi người không phân biệt giới
tính đang tham gia học tập thường xuyên, không kể trường công trường tư
hay các khoá huấn luyện ở bất kỳ cấp giáo dục nào.
- Người hưởng lợi tức, hưởng thu nhập mà không làm việc. Bao gồm
tất cả những người không phân biệt giới tính, không thuộc khối dân số hoạt
động kinh tế, nhưng thu nhập do đầu tư, do có tài sản cho thuê, do tiền bản
quyền hay phát minh sáng chế, tiền tác giả, tiền lương hưu do các năm làm
việc trước đó.
- Các người khác: Bao gồm tất cả những người khác không phân biệt
giới tính, không thuộc khối dân số hoạt động kinh tế nhưng được trợ cấp hoặc
được nhận các khoản hỗ trợ có tính tư nhân khác và những người không thuộc
bất kỳ một diện nào trong các diện kể trên, chẳng hạn như trẻ em không hoặc
chưa đi học.
2.4. Người thất nghiệp.
Là người có tuổi nằm trong tuổi lao động, có khả năng lao động và có
nhu cầu lao động nhưng không có việc làm trong thời điểm xác định của cuộc
điều tra.
3. Việc làm.
3.1. Việc làm, phân loại việc làm.
Nói đến việc làm là nói đến vai trò của con người trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, người lao
động phải thông qua hoạt động sản xuất, chính là người lao động có việc làm.

Tuy vậy khái niệm về việc làm lại có sự khác nhau, tuỳ vào từng thời kỳ, từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
15
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
Trước đây trong chế độ quan liêu bao cấp, ở nước ta thì việc làm được
xem là những hoạt động lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác
xã và các đơn vị kinh tế tập thể. Tức là người lao động phải nằm trong biên
chế nhà nước thì mới được xem là người có việc làm.
Tuy nhiên khi nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và định hướng của Nhà nước thì quan
niệm việc làm có thay đổi cho phù hợp hơn với cơ chế mới. Ngày nay Nhà
nước ta quy định rất rõ về việc làm trong bộ luật Lao động là: "Việc làm là
những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho
người lao động". Vậy, theo quan niệm mới này thì tất cả các hoạt động lao
động trong mọi thành phần kinh tế, không bị pháp luật cấm và tạo ra thu nhập
từ hoạt động đó được coi là việc làm.
Việc làm là hoạt động tạo ra giá trị, của cải vật chất chỉ thông qua hoạt
động sản xuất con người mới có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng
cuộc sống. "Lao động là nguồn gốc của mọi của cải lao động là điều kiện cơ
bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người." Ta có thể thấy việc làm được
thể hiện dưới các dạng sau:
- Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời
gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn các công việc khác.
- Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian
nhất sau công việc chính.
- Việc làm hợp lý: Là công việc mà người thực hiện nhận thấy phù hợp
với điều kiện và năng lực của bản thân.
- Việc làm hiệu quả: Là công việc mà đem lại hiệu quả cao nhất đối với
người lao động.

Cũng từ cách phân chia như vậy, người ta phân chia:
- Việc làm đầy đủ: Là những người có việc làm ổn định và sử dụng hết
thời gian làm việc theo mức chuẩn quy định có thu nhậo cao từ việc làm đó.
- Thiếu việc làm: Bao gồm những người có việc làm bấp bênh (không
ổn định) hoặc đang có việc làm (40 giờ trong 5 ngày trở lên) trong tuần lễ
tham gia không đầy đủ thời gian làm trong ngày, trong năm và hưởng thu
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
16
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
nhập rất thấp không đủ sống từ việc làm đó nhưng không thể kiếm được việc
làm khác.
- Thất nghiệp: Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định: người thất
nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế mà trong tuần
lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
3.2. Tạo việc làm.
Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Giải quyết
việc làm cho người lao động vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Đảng
và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề việc làm cho người lao động.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định việc giải quyết việc làm cho người lao
động "Giải quyết việc làm và đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động
đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp và
toàn xã hội". Nhà nước hàng năm đang nỗ lực tạo những điều kiện cần thiết,
hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc miễn, giảm thuế và áp dụng các biện pháp
khuyến khích để người lao động có khả năng tự giải quyết việc làm, để các tổ
chức, đơn vị và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển theo cả
chiều rộng và chiều sâu nhằm tạo việc làm cho ngày càng nhiều người lao
động có việc làm.
Như vậy, để có việc làm trước hết cần hai yếu tố là sức lao động và
điều kiện cần thết để sử dụng sức lao động, trong đó bao gồm cả yếu tố xã
hội. Như vậy, việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp với sức lao

động và những điều kiện sử dụng sức lao động đó. Trạng thái phù hợp thể
hiện thông qua tỷ lệ chi phí ban đầu với chi phí lao động. Quan hệ tỷ lệ này
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ đó thay
đổi thì tỷ lệ đó cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm là quá
trình tạo ra của cải vật chất. Có thể mô phỏng quy mô tạo việc làm theo
phương trình sau:
Y = f (C,V,X )
Trong đó:
Y: Số lượng việc làm được tạo ra.
C: Vốn đầu tư.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
17
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
V: Sức lao động.
X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Chẳng hạn muốn tạo việc làm cho lao động trong lĩnh vực công nghiệp
thì cần thiết phải bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị,
công cụ, nguyên vật liệu, thuê công nhân và thị trường cho sản phẩm đầu ra
và sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Hoặc tạo việc làm trong nông
nghiệp cần tổ chức sản xuất thâm canh tăng vụ, sản xuất thâm canh trồng màu
và làm các ngành nghề truyền thống khi nông nhàn, tất nhiên các hoạt động
này cũng rất cần đến vốn, thị trường tiêu thụ.
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN SỐ, LAO
ĐỘNG TỪNG BƯỚC GIẢI QUYẾT CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG .
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển dân số, lao động.
1.1. Dân số
Ngay từ những năm 60 Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề
dân số. Song nó chưa thực sự được coi trọng, bởi vì mức độ gia tăng dân số ở
nước ta vẫn còn khá cao cho tới ngày nay, tỷ lệ này hiện nay hàng năm

khoảng 1,8%/năm. Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số lại cao trong
điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm và thấp kém đang đặt ra cho chúng ta
những vấn đề kinh tế - xã hội hết sức gay gắt cần giải quyết trước mắt cũng
như lâu dài dân số và phát triển là hai mặt của vấn đề và có ảnh hưởng qua lại
sâu sắc với nhau. Do vậy chúng ta cần phải điều chỉnh sự phát triển dân số
sao cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển ở hiện tại và lâu dài.
1.2. Nguồn lao động.
Tăng dân số nhanh một mặt làm dồi dào thêm nguồn nhân lực, nguồn
vốn vô cùng to lớn và quý giá nhất của đất nước. Song mặt khác nó lại đặt ra
hàng loạt các vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ bảo đảm y tế, giáo dục, đào
tạo nghề, và giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống vật chất và tinh
thần. Dân số gia tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sự biến thiên của quy mô
nguồn lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động. Khi dân số tăng nhanh
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
18
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
nguồn lao động, nguồn lao động bổ xung ngày càng lớn trong khi nguồn lao
động hiện thời vẫn chưa giải quyết hết việc làm. Về mặt chất lượng thì sự gia
tăng dân số nói chung và lực lượng lao động nói riêng làm chất lượng giảm
sút. Mặc dù chúng ta đã thành công trong việc xoá mù chữ. Song tỷ lệ lao
động có tay nghề, qua đào tạo còn rất thấp và bất hợp lý so với yêu cầu của
công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Vấn đề tạo việc làm, thu hút con người tham gia vào quá trình lao
động, phát triển kinh tế có tầm quan trọng lớn, đặc biệt là ở nứoc ta với đặc
trưng của nền kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên muốn tạo việc làm thu hút
con người vào quá trình lao động phải xét đến hàng loạt các vấn đề có liên
quan.
Đối tượng của tạo việc làm là những người thiếu việc làm, những người
thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm việc. Hiện tượng tồn tại một lực lượng lao

động tihếu việc làm và thất nghiệp với tỷ lệ cao biểu hiện sự lãng phí nguồn
lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Hơn nữa thiếu việc làm
và thất nghiệp còn gây ra một áp lực lớn đối với sự ổn định chính trị và tiến
bộ xã hội. Trong những năm gần đây, khi nước ta đang tiến hành công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước thì việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực bên trong được xem là mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt là nguồn lực
con người cần tạo việc làm, thu hút lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống,
giảm tới mức thấp nhất lực lượng thất nghiệp.
Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo. Tỷ lệ thất
nghiệp cao không những gây tổn thất lớn cho nền kinh tế mà còn gây ra nhiều
khó khăn cho cuộc sống cá nhân người lao động. Những người thất nghiệp,
họ không sản xuất ra sản phẩm nhưng họ vẫn phải tiêu dùng một nguồn lực
nhất định của xã hội đặc biệt ở tuổi trưởng thành, mức tiêu dùng thường lớn
hơn các độ tuổi khác. Đối với nước ta, những người thất nghiệp là những
người không có thu nhập và sống nhờ vào nguồn thu nhập của người khác
trong gia đình. Hơn nữa thường những người thất nghiệp là những người chủ
gia đình, nguồn thu nhập của họ có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các
thành viên trong gia đình, khi đời sống kinh tế của gia đình khó khăn thì nó
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
19
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
lại ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống gia đình. Đây chính là những nguyên
nhân sâu xa, phức tạp của những rối ren cho xã hội.
Trên góc độ quản lý Nhà nước, hiện tượng tồn tại thất nghiệp lớn chính
là chúng ta không phát huy hết nội lực những tiềm năng vô cùng to lớn, quý
giá, sáng tạo ra giá trị và sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội. Ở nước ta hiện
nay tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6% đến 7% lực lượng lao động và chủ yếu là
thất nghiệp theo cơ cấu (có ngành cần lao động thì không có, ngành cần ít lao
động thì lại thừa nhiều). Đó là hiện tượmg hệ thống đào tạo không gắn với
cầu về lao động trên thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng lao

động, phần lớn sinh viên ra trường đều vấp phải một khó khăn đó là việc làm.
Họ là những người được đào tạo và có trình độ chuyên môn những mong khi
ra trường đem hết hiểu biết, tài năng của mình để phục vụ đất nước, phục vụ
quê hương và ổn định cuộc sống cá nhân, vậy mà phần lớn trong số họ phải ra
nhập đội quân thất nghiệp. Như thế, việc đầu tư cho giáo dục có nên không?
Làm thế nào để sử dụng họ có hiệu quả nhất cả về số lượng lẫn chất lượng?
Câu hỏi này không phải ngày một ngày hai mà có thể trả lời được. Đó là một
vấn đề khó khăn mang tính phức tạp và thời sự đối với tất cả các ngành và các
cấp lãnh đạo. Do tầm quan trọng cũng như sự ảnh hưởng lớn lao của vấn đề
việc làm và thất nghiệp những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã phối hợp
giữa các ngành các cấp để đưa ra phương án khả dĩ nhằm giảm đến mức thấp
nhất số người thất nghiệp nhưng do tính phức tạp của vấn đề nên kết quả đạt
được còn rất nhiều hạn chế. Chương trình trong những năm tới là phải đưa
vấn đề tạo việc làm cho người lao động mang tính quốc sách hàng đầu không
chỉ đối với lao động công nghiệp đo thị mà cả lao động nông nghiệp nông
thôn vì lao động nước ta trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng sấp xỉ 80%.
Về mặt xã hội, thất nghiệp gây nên những hậu quả nặng nề, khi xét đến
nguyên nhân của các tệ nạn xã hội, người ta nhận thấy rằng, những người thất
nghiệp tham gia vào các tệ nạn này chiếm tỷ trọng đáng kể. Những người thất
nghiệp tham gia vào các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, trộm cắp, mại dâm,
đâm thuê, chém mướn trong xã hội đen đều đem lại thu nhập ít nhiều cho
người tham gia. Trong lúc các con đường khác tạo việc làm một cách chân
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
20
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
chính bị khép lại, thì con đường đến với các tệ nạn xã hội lại thường mở ra và
khó kiểm soát.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
21
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến

PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG
VÀ VIỆC LÀM Ở HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH
VĨNH PHÚC.
1. Vị trí địa lý.
Huyện Lập Thạch là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh
Vĩnh Phúc. Toàn huyện có 39 xã và một thị trấn, trong đó có 28 xã miền núi,
đặc điểm địa hình đa dạng, toà huyện được chia thành ba vùng kinh tế rõ rệt
là vùng ven sông, vùng đất giữa và vùng đồi núi.
Về vị trí địa lý: Toạ độ: 105
0
30' - 105
0
45' độ kinh đông; 21
0
20 - 21
0
30
độ vĩ bắc.
- Phía bắc giáp tỉnh Tuyê Quang.
- Phía nam giáp thành phố Việt Trì.
- Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía đông giáp huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 41.474 ha, đất nông nghiệp là
15.448,9 ha.
Là một huyện gần kề với đỉnh của đồng bằng châu thổ sông Hồng có
địa hình đa dạng - ba mặt gắp sông, Lập Thạch thực sự biệt lập, giao thông
không thuận tiện, sự giao lưu kinh tế hàng hoá ít.
Khí hậu Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đời gió mùa tuy vậy khí

hậu rất khác biệt giữa các mùa, mùa hè nắng nóng có ngày lên tới 40
0
C, mùa
đông giá rét có khi tụt xuống 6
0
C. Lượng mưa trung bình khoảng 1.730
mm/năm. Có hai mùa gió chính là gió bắc và gió nam, mùa hè có gió tây.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Huyện Lập Thạch có dân số tương đối đông. Theo kết quả của cuộc
tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 dân số của toàn huyện là 223.153
người. Trong đó dân số nam là 104.087 người chiến 46,64%, dân số nữ là
119.066 người chiến 53,56%. Dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
22
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
với 216.641 người chiến 97,08% dân số của huyện. Nguồn lao động của
huyện là 123.647 người. Trong đó hoạt động lao động trong các lĩnh vực kinh
tế là 109.222 người bao gồm nông nghiệp là 86.285 người chiếm 79%, lao
động thương nghiệp, dịch vụ là 6.902 người, doanh nghiệp tư nhân là 94
người chiếm 0,086%, lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp là 2.615
người chiến 2,39% còn lại là 13.612 lao động thiếu và không có việc làm.
Huyện Lập Thạch với đặc điểm sản xuất thuần nông, tiểu thủ công
nghiệp nhỏ bé, chưa phát huy được thế mạnh của các làng nghề truyền thống
của các địa phương, công nghiệp chưa có gì.
Tình hình đời sống nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn có
trên 8.000 hộ nông dân thuộc diện đói nghèo chiếm 17,2%. Sản lượng lương
thực năm đạt cao nhất là **** nghìn tấn, bình quân đầu người là
300kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 1.624.000
đồng/người/năm. Trong đó dân số tăng nhanh, mức gia tăng bình quân mỗi
năm là 3.500 người do vậy nguồn lao động cũng tăng theo hàng năm khoảng

2.000 người.
Nhìn chung Lập Thạch là một huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, cơ sở
hạ tầng còn rất kém. Hệ thống điện, trường, trạm còn thiếu và yếu, chưa đủ
tiêu chuẩn để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông
nghiệp hoá nông thôn.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH.
Năm 2000 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 - 2000). Với
tinh thần phấn đấu để hoàn thành toàn diện các mục tiêu do Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ 16 ddề ra, bằng nhiều biện pháp, chủ trương chính sách cụ thể
trong việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Do sự cố gắng vượt bậc của
các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã khắc phục được mọi khó khăn để hoàn
thành các mục tiêu tạo điều kiện tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
23
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
1. Về kinh tế.
1.1. Sản xuất nông nghiệp.
- Tổng diện tích gieo trồng là 24.808 ha, tăng 658,35 ha bằng 101,26%
kế hoạch và 102,7% so với cùng kỳ năm 1999. Năng suất lúa đạt 37,47 tạ/ha
tăng so với năm 1999 là 35,4 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc cả
năm là 60.218.000 tấn bằng 103,8% kế hoạch và 125,5% so với năm 1999.
Diện tích ngô, khoai, sắn là 7.512 ha đạt kế hoạch về sản lượng.
- Chăn nuôi:
Đầu trâu có 13.344 con tăng 287 con so với năm 1999, đàn bò có
31.624 con tăng 498 con so với năm 1999 và đạt 98% kế hoạch, tổng đàn lợn
có 96.594 con tăng 6.234 con so với năm 1999, tổng đàn gia cầm là 1.274.400
con tăng 46.800 con so với năm 1999, so với kế hoạch đạt 100%.
Kết quả phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi có tăng nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động giá

sản phẩm chăn nuôi thấp. Tuy vậy vẫn có nhiều hộ chăn nuôi đạt hiệu quả
cao.
- Thuỷ sản: Diện tích nuôi cá khoán cho hộ, nhóm hộ nông dân vẫn duy
trì ổn định 1.054,7 ha. Sản lượng đánh bắt là 430 tấn, sản lượng tăng không
đáng kể do hậu quả của đợt hạn hán năm 1999.
1.2. Sản xuất lâm nghiệp, kinh tế trang trại về dự án trồng cây ăn quả.
a. Về lâm nghiệp.
Diện tích trồng rừng tập trung 500 ha đạt 100% kế hoạch trong đó rừng
sản xuất là 250 ha, rừng phòng hộ là 250. Công tác bảo vệ rừng đã được tăng
cường thôg qua sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với lực lượng kiểm
lâm. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, vận chuyển buôn bán lâm sản trái phép
còn diễn biến phức tạp nhất là ở khu vườnn Quốc gia Tam Đảo.
b. Phong trào cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả.
Tiếp tục được thực hiện dự ánhà nước trồng cây ăn quả đã tranh thủ
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển 6 tỷ đồng, vốn từ dự án 120 giải quyết
việc làm tạo điều kiện cho nông hộ có vốn mua cây giống, phân bón tổ
chức tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả, hỗ trợ cây giống cho hộ đói nghèo
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
24
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Mạnh Tiến
Kết quả trong năm trồng mới 180 ha chăm sóc diện tích trồng các năm
trước. Kết quả trên còn rất hạn chế, chỉ tiêu trồng mới đạt 60% kế hoạch. Nó
cho thấy một số hộ vay vốn còn sử dụng chưa đúng mục đích, sự chỉ đạo của
các cấp uỷ Đảng và chính quyền cơ sở chưa tích cực đối với dự án này.
1.3. Công tác giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản và tiểu thủ công
nghiệp.
a. Giao thông.
Tổng vốn đầu tư cho giao thông ước 9.063 triệu đồng bằng 135,17% so
với năm 1999, vốn nâng cấp đường 305 ước thực hiện 3000/kế hoạch 5000
triệu đồng.

- Đường 307: Tại thị trấn 500 triệu đồng.
- Vốn giao thông nông thôn của Ngân hàng thế giới WB cho 7 tuyến
4.263 triệu đồng.
- Vốn từ ngân sách huyện và các xã đầu tư: 1.300 triệu đồng.
b. Thuỷ lợi.
Vốn đầu tư cho thuỷ lợi: Ước thực hiện đạt: 6.300 triệu đồng.
Cứng hoá kênh mương: 2.950 triệu. Trong đó vốn tỉnh hỗ trợ 2.890
triệu, vốn huyện đầu tư từ 4 nguồn 500 triệu đồng, vốn huy động 1.060 triệu,
vốn tỉnh đầu tư cho các công trình thuỷ lợi trong huyện, nâng cấp đê: 1.850
triệu.
c. Xây dựng thuỷ điện.
Trong năng được hỗ trợ xây dựng điện cho các xã Bồ Lý 3 trạm biến
áp, đường dây cao hạ thế bằng nguồn vốn DECF kinh phí 1.000 triệu đồng,
tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng điện cho các xã Tam Sơnhà nước, Quang Yên
mỗi xã 200 triệu, trạm điện Vĩnh Thành xã Đạo Trù 120 triệu đồng.
Tổng kinh phí xây dựng điện ước tính 1.602 triệu trong đó vốn ngân
sách đầu tư 1.520 triệu.
d. Xây dựng trường học.
Trong năm triển khai xây dựng các trường tầng: PTTH Sáng Sơn, Trần
Nguyên Hán, các trường PTTH cơ sở Vân Trục, Phương Khoan, Yên Dương,
Khoa: Kinh tế lao động và dân số
25

×