Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Công trình thế kỷ- Kênh đào Suez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.79 KB, 4 trang )

Công trình thế kỷ- Kênh đào Suez
Từ 4000 năm về trước, người Ai Cập đã có ước mơ mở một kênh đào trên dải đất Suez khi Vua
Pharaoh cho đào một con kênh đầu tiên nối giòng sông Nile với hồ lớn Bitter. Cũng vì chưa có kênh
đào Suez nên trong nhiều thế kỷ, việc thương mại của miền Trung Đông với châu Âu phải đi qua
phần đất liền của châu Á rồi sau đó, các con tầu biển chở hàng hóa từ Hồng Hải đã phải dương
buồm qua mỏm cực nam của châu Phi để đi tới biển Địa Trung Hải.
Vì kênh đào chỉ có thể dùng cho các tàu chạy bằng máy mà tới năm 1860 chỉ có 5% thuyền chạy
bằng hơi nước nên việc xây kênh xem như một cá cược. Nhưng trong thập niên tiếp theo, số tàu
buôn đã tăng lên nhanh chóng.
Mỗi ngày, trên kênh đào có hai đoàn tầu đi từ phía nam lên mạn bắc và một đoàn tầu đi từ phía bắc
xuống, với tổng số tầu bè qua lại vào khoảng 80 chiếc. Hàng năm, khoảng 20,000 con tầu chuyên
chở từ 300 tới 400 triệu tấn hàng, với một nửa là tầu chở dầu và chở hàng hóa. Tầu đi lên mạn bắc
chở theo dầu lửa từ Vịnh Ba Tư để tới các nước Tây Âu, còn xuôi về nam là các con tầu chở sản
phẩm kỹ nghệ và ngũ cốc, từ châu Âu và Bắc Mỹ, để đi tới miền nam châu Á và Viễn Đông. Ngoài
ra còn có các con tầu chiến và tầu du lịch viễn duyên. Nhờ có kênh đào Suez, con đường biển từ
thành phố London, nước Anh, tới thành phố Bombay, Ấn Độ, đã tiết kiệm được 11,670 cây số so
với hải lộ qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.
Kênh đào Suez dài gấp hai lần kênh đào Panama nhưng lại dễ thực hiện hơn nhiều vì đi qua một
miền đất bằng phẳng, ngang với mặt nước biển nên không cần loại cửa cống khóa nước (lock).
Thế kỷ thứ 13 trước Công nguyên: Một kênh đào được xây giữa châu thổ sông Nile và biển Đỏ
(Red Sea) . Những thế kỷ tiếp theo, chỉ một phần của kênh được coi ngó.
Thế kỷ 8 TCN: kênh không còn được giữ gìn và tàu bè không còn qua lại được.

Hành trình Km vòng qua
châu phi
Km qua kênh Giảm %
London - Bombay 17.400 10.100 42
Marseile- Bombay 16.000 7.400 54
NewYork-Bombay 19.000 13.000 31
Odessa-Bombay 19.000 6.800 64
Từ cuối thế kỷ XVIII Pháp đã có ý định tìm đường từ Địa Trung Hải qua Hồng Hải để sang


phương Đông nên khi Napoleon Bonaparte chiếm đóng Ai cập, ông đã phái công trình sư
đến thăm dò khả năng đào kênh qua eo biển Suez. Đến giữa thế kỷ XIX, công trình sư
Fecdinan Doletxev vốn là cựu Lãnh sự Pháp ở Ai cập rất nhiệt tình với kế hoạch đào
kênh. Ông đã thuyết phục tổng thống Ai cập Xait ký một hợp đồng cho thuê đào và sử
dụng kênh Suez. Hợp đồng ký kết ngày 23 tháng 10 năm 1854. Đến ngày 5 tháng 1 năm
1856, hai bên ký một hợp đồng bổ sung quy định: Pháp cung cấp kỹ thuật, Ai cập cung
cấp không bồi hoàn những đất đai dùng để đào kênh và 4/5 nhân công lao động. Mức
lương trả cho nhân công sẽ do công ty đào kênh quyết định. Sau khi đào xong, Pháp
được quyền thuê 99 năm. Ai cập sẽ được hưởng 15% thu nhập hàng năm của con kênh.
Năm 1857, Lexev bất chấp sự phản đối của Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập công ty quốc
tế vận chuyển biển kênh đào Suez, với số vốn 200 triệu franc, mở rộng cho bất cứ người
nước nào muốn đầu tư. Do sự bài xích của Anh, nên rất ít nước hưởng ứng, cuối cùng
người Pháp mua 207.111 cổ phần chiếm 44% còn lại 4% cổ phần thuộc về người Tây
Ban Nha, Hà Lan, Tuynisie, Italia.
Sau khi chuẩn bị xong ngày 25 tháng 4 năm 1859 bắt đầu khởi công, eo biển Suez, vốn là
đất cồn bãi, khí hậu khô nóng ít mưa, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, điều kiện lao động
cực nhọc, lại thêm dịch bệnh hoành hành khiến người Ai cập chết rất nhiều.
Ngày 17 tháng 11 năm 1869, kênh đào Suez đã hoàn thành. Trải qua 10 năm đào kênh,
Ai cập phải huy động tới mấy chục vạn nhân công đào trên 720 triệu khối đất, hy sinh
120.000 người, hao phí 16.860.000 Bảng Anh. Sự tốn kém trên đã làm cho tài chính Ai
Cập suy sụp.

Sau khi kênh Suez khai thông, việc quản lý con kênh nằm trong tay công ty, dưới sự
khống chế của Pháp. Về sau, Anh lợi dụng tài chính Ai cập khó khăn đã mua lại 44% cổ
phần với giá 4 triệu Bảng Anh. Năm 1882 nước Anh đem quân chiếm đóng Ai Cập khống
chế luôn kênh đào.
Năm 1888, các cường quốc Châu Âu (không có Anh) họp ở Constantin ra công bố: Phải
đảm bảo an toàn và tự do đi lại trên kênh.
Năm 1922 Anh rút quân ra khỏi Ai cập nhưng vẫn đóng quân ở kênh Suez. Năm 1936, lấy
cớ bảo vệ kênh Suez, Anh buộc Ai Cập ký kết điều ước Đồng minh Anh – Ai Cập để Anh

đóng quân tại đây 20 năm. Trong đại chiến thế giới thứ II, kênh Suez trở thành căn cứ
quân sự của Anh ở Ai cập.
Năm 1956, quân Anh rút khỏi kênh đào Suez kết thúc 74 năm chiếm đóng Ai cập.
Nhưng quyền kinh doanh con kênh vẫn nằm trong tay công ty của người nước ngoài.
Ngày 26 tháng 7 năm 1956. Tổng thống Ai Cập Naxe tuyên bố quốc hữu hóa kênh đào
Suez. Anh, Pháp muốn giành lại quyền khống chế con kênh nên đã lôi kéo Israel đem
quân tấn công Ai cập vào ngày 29 tháng 10 năm 1956. Do sự can thiệp của Liên hợp
quốc, chiến tranh buộc phải kết thúc. Theo quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc
ngày 7 tháng 11 năm 1956, Anh, Pháp, Israel buộc phải rút quân. Tàu thuyền các nước
qua kênh đều phải nộp thuế theo quy định của chính phủ Ai cập.
Kênh suez xuyên qua eo biển Suez lãnh thổ Ai cập nối giữa địa trung Hải và Hồng Hải
được đào vào giữa thế kỷ XIX. Đây là điểm giao thông trọng yếu nhất giữa Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kênh dài 162,5 km nếu kể cả đoạn mở ra Địa Trung Hải và Hồng Hải là 174 km. Năm
1869, mặt kênh rộng 58m, đáy kênh rộng 22m sâu 6m tàu bè qua lạimất 48 giờ. Qua
nhiều lần tu sửa và nạo vét năm 1955 mặt kênh rộng 135m, đáy rộng 50m và sâu 13 m,
tàu thuyền đi qua chỉ mất 14 tiếng.

Tổng hợp

×