PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
“ PHỐI HỢP CÁC TEST KIỂM TRA THỂ
LỰC VỚI CÁC BÀI TẬP KỸ THUẬT Ở
NỘI DUNG THỂ THAO TỰ CHỌN
(BÓNG RỔ ) ”
Họ tên tác giả : DƯƠNG PHƯỚC LỘC
Chức vụ : Giáo Viên - Môn dạy : Thể Dục
NĂM HỌC : 2006 – 2007
Tên đơn vị : Trường THCS Tân Bình
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2006 – 2007
– Tên tác giả: Dương Phước Lộc
– Chức vụ : Giáo Viên Bộ môn công tác : Tổ Văn Thể Mỹ
– Lớp dạy : khối 8 + khối 9 Môn dạy : Thể Dục
– Các lớp dạy : 8.2, 8.5, 8.10, 8.14, 8.15, 9.6, 9.11, 9.13
– Trình độ văn hóa : 12/12
– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Cử Nhân Cao Đẳng
– Tên đề tài đăng ký : Phối hợp các test kiểm tra thể lực với các bài
tập kỹ thuật ở nội dung thể thao tự chọn ( Bóng Rổ )
– Phạm vi áp dụng : Cấp Trường và Cấp Quận
– Sáng kiến kinh nghiệm đã áp dụng tai đơn vị trường THCS Tân Bình,
thời gian áp dụng : Từ năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006, 2006 – 2007
– Mục đích ( hoặc yêu cầu ) thực trạng liên quan đến đề tài :
+ Tạo sự hứng thú cho các em khi học thể thao tự chọn ( Bóng Rổ )
+ Phát hiện và bồi dưỡng các em có năng khiếu để đưa vào đội tuyển
của trường
+ Giúp các em biết chơi thêm một môn thể thao
– Dự kiến các biện pháp, các giải pháp :
* Biện pháp :
– Dựa vào các test kiểm tra về chạy 30m, bật cao tại chổ
– Các bài tập kỹ thuật như dằn bóng, dẫn bóng, chuyền bóng…
* Giải pháp :
– Tách các em có tố chất để đưa vào đội tuyển và có chế độ tập luyện
riêng
– Những em không có tố chất thì giảng dạy theo chương trình thống nhất
trong tổ bộ môn
Xác nhận của đơn vị Ngày 07 tháng 04 năm 2007
Người đăng ký
Dương Phước Lộc
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Bóng Rổ là môn Thể Thao khá phổ biến ở các nước trên thế giới,
ngay cả ở các nước trong khu vực Bóng Rổ cũng được đưa vào giảng dạy ở
bộ môn thể dục.
Ở nước ta từ khi thực hiện chương trình thay sách ở bộ môn thể dục đã đưa
môn TTTC ( Thể Thao Tự Chọn ) vào trong chương trình và tùy theo tình
hình của từng địa phương, từng trường mà lựa chọn môn Thể Thao để đưa
vào giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ năng lực của GV cũng như HS .
Sau khi tham mưu, hội ý cùng với BGH nhà trường cũng như các anh
em đồng nghiệp trong Tổ, Trường chúng tôi đã chọn môn Bóng Rổ để đưa
vào giảng dạy trong phần TTTC vì những lý do sau :
Sân bãi của trường đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, cụ thể :
+ Trường có trang bị 4 trụ Bóng Rổ đạt tiêu chuẩn
+ Kích thước sân trường đủ để thực hiện giảng dạy bộ môn
Ở bậc Cao Đẳng, Đại học hầu hết các GV đều được đào tạo cơ
bản bộ môn Bóng Rổ.
Bóng Rổ là môn Thể Thao phát triển chiều cao tốt nhất ở lứa tuổi
các em và phù hợp với lứa tuổi HS Trung Học .
Đây là đề tài dành cho HS THCS cho nên phần nội dung trình bài là
những phần cơ bản của bộ môn mà tôi đã áp dụng trong những năm học gần
đây.
B/ NỘI DUNG :
Lứa tuổi các em ở bậc học này còn nhỏ ( khối 6,7 ) hầu hết các em chưa
từng tiếp xúc với trái Bóng Rổ nên chúng ta dễ nhận ra cảm xúc của các em,
có những em cảm thấy thích thú khi được tiêp xúc với trái bóng, được làm
quen với một môn Thể Thao mới ( ở cảm xúc này ta thương thấy ở đa số các
em Nam). Một số em thì có cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với bóng ta thường
thấy ở các em Nữ. Vì vậy chúng ta phải làm sao giúp cho các em xóa tan sự
sợ hải nơi các em và kích thích sự hưng phấn của các em. Muốn vậy chúng
ta có thể đưa ra một số bài tập cơ bản của bộ môn như dằn bóng thuận tay
và nghịch tay ở 2 tư thế trọng tâm cao và trọng tâm thấp, dẫn bóng đi đường
thẳng về đường vòng, chuyền bóng trực tiếp và gián tiếp, ném rổ …, Ngoài
các bài tập trên chúng ta còn đưa ra một số test để kiểm tra Tốc độ và Độ
bật nhảy của các em cụ thể như sau :
C/ NỘI DUNG 1: CÁC TEST KIỂM TRA:
1/ Test chạy 30m (tố chất nhanh)
TEST CHỈ TIÊU
NAM NỮ
11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi
Chạy 30m xuất
phát cao (tính
bằng giây)
Dưới
5”10
Dưới
4”90
Dưới
4”75
Dưới
5”70
Dưới
5”50
Dưới
5”35
Biện pháp:
Khi các em xuất phát ra khỏi vạch xuất phát thì chúng ta
mới bấm giờ
Yêu cấu các em tự xuất phát không cần đợi lệnh của giáo
viên
Cho các em chạy 2 – 3 lần (chú ý thành tích cao nhất)
Giải pháp:
Dựa vào thành tích của các em (đối chiếu với test
30m)chúng ta tách những em có thành tích tốt để đào tạo các
em thành những VĐV Bóng Rổ
Những em có thành tích trồi sụt bất thường (thành tích
không đồng đều)chúng ta tập thêm về thể lực cho các em
trước khi đưa các em vào đội tuyển
Những em không có tố chất nhanh (thành tích không đạt)
chúng ta cho các em học tập bình thường.
2/ Test bật cao tại chỗ: (tố chất mạnh)
TEST CHỈ TIÊU
NAM NỮ
11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi
Bật cao tại chỗ
bằng 2 chân
(Đo kiểu
ABLACOP)
(tính bằng cm)
45 – 50 50 – 55 55 – 60 35 – 40 40 – 45 45 - 50
Biện pháp:
Cho các em thực hiện 3 lần
Bật cao tại chổ bằng 2 chân đo kiểu ABLACOP là cho các em
đứng áp vai vào tường, đồng thời đưa tay thẳng lên cao và áp
sát tường bằng tay thuận để làm mốc ban đầu (mũi bàn tay) sau
đó u cầu các em bỏ tay xuống dọc thân, khuỵu gối thấp rồi
bật lên cao bằng 2 chân chạm mũi tay vào tường, sau đó rơi
xuống bằng 2 chân hơi khuỵu gối để tránh chấn thương. (thành
tích : lấy điểm sau khi bật lên trừ đi móc ban đầu)
Ví Dụ:
Mốc ban đầu là 2m00
Sau khi bật lên là 2m50
Thành tích là 2m50 - 2m00 = 50 cm
Giải pháp:
Dựa vào tành tích tốt nhất của các em (theo test bật cao tại chỗ)
tách những em có thành tích ổn định nhất để đào tạo VĐV
Những em có thành tích khơng ổn định, thì chúng ta tập thêm
các bài tập bổ trợ sức mạnh trước khi đào tạo VĐV
Những em khơng có tố chất mạnh (thành tích khơng đạt) thì
chúng ta cho các em học tập bình thường.
C/ NỘI DUNG 2: CÁC BÀI TẬP CHUN MƠN
1/ DẰN BÓNG :
Chúng ta cho 2 em đứng trên cùng 1 số, yêu cầu em trước dằn bóng
thì em còn lại đứng ở phía sau quan sát, khi chúng ta hô em thứ 2 chuẩn
bò nhận bóng thì lúc đó em thứ 2 sẽ tiến lên gần em thứ 1. Khi chúng ta
hô “nhận bóng” thì em thứ 1 thôi dằn bóng và yêu cầu em thứ 2 dùng tay
để nhận bóng nhưng không được chộp bóng bằng 2 tay .
Đưa bài tập này vào chúng ta sẽ tạo được sự hứng thú ở các em đó là
sự phối hợp giữa 2 người và thời gian bóng chết sẽ không có.
A B C D
X X X X
1° 1° 1° 1°
2° 2° 2° 2°
2 / Dẫn bóng đi đường thẳng về đường vòng :
Chúng ta cho từ 3 – 4 em đứng trên cùng 1 ô và cho các em thực
hiện bài tập dẫn bóng( đi thẳng về vòng qua các cọc) yêu cầu các em
là trước khi qua cọc thì phải đổi tay dằn bóng để tránh không cho đối
phương cướp bóng. khi em trước dẫn bóng về đến vạch cuối thì yêu
cầu em tiếp theo nhận bóng bằng 1 tay và dẫn bóng đi tiếp ( Các em
không được chộp bóng bằng 2 tay )
Thực hiện nội dung này giúp các em có thể làm chủ được quả bóng
trong khi di chuyển và phát triển khả năng phối hợp giữa các bạn
trong lớp.
X X X
X X X
3/ Chuyền bóng : ( Trực tiếp và Gián tiếp )
Nếu chúng tachỉ cho 2 em đứng đối diện nhau và chuyền bóng cho
nhau thì bài tập sẽ trở nên nhàm chán, chúng ta có thể thay đổi bằng cách
cho các em chuyền bóng đổi vò trí cho nhau hoặc là chuyền bóng đổi chổ
cho nhau.
+ Chuyền bóng đổi vò trí :
1
°
°
2
3
°
°
4
+ Số 1 chuyền bóng cho số 3
+ Số 3 chuyền bóng cho số 2
+ Số 2 chuyền bóng cho số 4
+ Số 4 chuyền bóng cho số 1
●
3 4
° °
3 4
° °
2 1
+ Chuyền bóng đổi chổ :
Số 1 chuyền bóng cho số 3, sau đó chạy ra sau em số 2 , em số 2
sẽ lên thay vò trí em số 1 để nhận bóng từ số 3, em số 3 sau khi
nhận bóng từ số 1 sẽ chuyền bóng cho em số 2 và bài tập cứ
thực hiện liên tục cho tới khi GV kêu dừng.
4/ Ném Rổ:
Nếu chúng ta chỉ cho các em thực hiện ném bóng vào rổ bình
thường thì sẽ không gây hứng thú cho tất cả các em ( vì không phải
em nào cũng ném bóng vào rổ được ) mà chúng ta cho các em thi đua
( thi đấu với nhau) có tính điểm (Vào rổ 2 điểm, vào vành rổ 1 điểm )
để cho những em có ném bóng không vào rổ cũng không chán nản khi
thực hiện bài tập này.
D/ KẾT QUẢ:
1/ Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 6, 7, 8 Trường THCS Tân Bình
2/ Thời gian: 3 năm học 2004 – 2005, 2005 – 2006, 2006 – 2007
3/ Kết quả cụ thể:
Kết Quả:
• Lần đầu tiên trường đưa nội dung Bóng Rổ là môn thể thao tự chọn
(chưa áp dụngSKKN)
NĂM HỌC
SỐ HỌC SINH
THAM GIA ĐỘI
TUYỂN
THÀNH TÍCH
2003 - 2004
Cấp Quận T/ Phố
0 0
• Khi áp dụng SKKN: Ở 3 năm học 2004 – 2005, 2005- 2006, 2006
– 2007
NĂM HỌC
SỐ HỌC SINH
THANH GIA ĐỘI
TUYỂN
THÀNH TÍCH
Cấp Quận
Cấp thành
phố
Vàng Bạc Đồng
2004 – 2005 28 0 0 0 0 0
2005 – 2006 54 0 2 0 0 0
2006 – 2007 88 0 2 2 0 0
E/ HIỆU QUẢ VỀ CHẤT LƯỢNG
Qua bảng thống kê chúng ta có thể thấy rằng : khi đưa nội dung Bóng
Rổ vào chương trình môn thể thao tự chọn ở năm học đầu tiên thì chúng
ta không có một em học sinh nào tham gia tập trong đội tuyển (và tất
nhiên là không có thành tích) vì chúng ta chưa có một chương trình giảng
dạy thống nhất trong cả tổ nên chưa thu hút được các em.
Qua những năm học sau, từ năm học 2004 – 2005 cho tới năm học
này 2006 – 2007. chúng ta đã thấy số lượng học sinh nằm trong đội tuyển
ngày càng tăng từ 28 em ở năm 2004 cho đến 2007 đă tăng lên 88 em,
thành tích cũng đă tăng dần từ 2 huy chương bạc 2005 – 2006 lên 2 huy
chương bạc và 2 huy chương đồng ở năm học 2007 (chỉ đứng sau trường
Ngô Sỹ Liên) đều này chứng tỏ qua việc sử dụng các test kiểm tra cộng
với việc thống nhất các nội dung giảng dạy trong tổ bộ môn đã giúp
chúng ta đi đúng hướng trong việc giảng dạy kết hợp với việc tuyển chọn
học sinh có năng khiếu bộ môn Bóng Rổ, từ đó giúp các em yêu thích
hơn và tham gia tập luyện nhiều hơn.
F/ ĐỀ NGHỊ :
1/ Ph ạm vi áp dụng : Áp dụng tại các trường mà nội dung tự chọn là
môn Bóng Rổ
2/ Điều kiện áp dụng SKKN :
- Phải có trụ Bóng Rổ
- Giáo viên phải có kiến thức cơ bản về lý thuyết cũng như thực
hành.
H/ KEÁT LUAÄN :
Lồng ghép các test kiểm tra phối hợp với các bài tập kỹ thuật sẽ giúp
học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học tập môn thể thao tự chọn mà ở
đây là môn Bóng Rổ. Cũng qua các test này sẽ giúp chúng ta phát hiện
những em có tố chất về bộ môn từ đó chúng ta sẽ đưa ra một số bài tập
riêng, phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi. Có như thế chúng ta
mới đạt được mục tiêu là giúp các em yêu thích hơn bộ môn thể dục, cụ
thể là môn Bóng Rổ, qua đó giúp các em phát triển về thể lực, về chiều
cao và mục đích cuối cùng là giúp các em biết “chơi ” một môn thể thao
phù hợp với thể và tố chất của mình.
PHÒNG GIÁO DỤC TÂN BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài (SKKN) : Phối hợp các test kiểm tra với các bài tập kỹ thuật ở
nội dung môn thể thao tự chọn (Bóng Rổ).
Họ tên tác giả : Dương Phước Lộc
Bộ môn : Thể dục
I. Điểm số
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
ĐIỂM
QUY
ĐỊNH
CHẤM
1. Chọn đề tài phù hợp với nhiệm vụ hoặc công tác đang thực
hiện, đề tài mang tính cấp thiết, biết giới hạn đề tài phù hợp
với thực tế và điều kiện thực hiện
1
2. Nêu được các nội dung bảo đảm 3 nguyên tắc: khoa học,
sư phạm và khả thi
5
3. Đă được ứng dụng và mang lại hiệu quả cụ thể trong giảng
dạy và trong công tác
a Nếu là đề tài về giảng dạy thì nêu tiến trình vận dụng ở lớp
nào, trường nào, hiệu quả mang lại : có số liệu so sánh trước
khi áp dụng và sau khi áp dụng SKKN, so sánh lớp này với
lớp khác, năm này với năm trước
b Nếu là đề tài công tác quản lý thì nêu tiến trình thực hiện,
phạm vi thực hiện, kết quả mang lại, so sánh số liệu nhiều
năm áp dụng
3
4. Hình thức thể hiện : thể hiện sự chân trọng với bài viết của
mình, có thể in vi tính hay viết tay nhưng đảm bảo có sự đầu
tư và không làm cho có
1
Cộng 10
II. NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO
.
.
.
III. GÓP Ý CỦA BAN GIÁM KHẢO (NẾU CÓ)
.
.
.
Xếp loại cấp: ……………………………………….
Ghi chú:
Cấp trường : từ 5 điểm đến 7 điểm
Cấp quận : từ 7.5 điểm trở lên
Tân Bình, Ngày Tháng Năm 2007
GIÁM KHẢO
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP TRƯỜNG :
Đã thông qua xét duyệt của hội đồng SKKN cấp trường với những nhận
xét và đề nghị như sau:
SKKN có giá trị:
.
.
.
.
Đã tiến hành kiểm nghiệm tại:
.
.
.
.
Và mang lại hiệu quả:
.
.
.
.
Đề nghị Hội Đồng SKKN quận công nhận SKKN đạt cấp……………
Năm học 2006 – 2007
Tân Bình, Ngày Tháng Năm 2007
TM Hội Đồng SKKN
Chủ Tịch