Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

U xơ tuyến tiền liệt: Nỗi khổ của nam giới doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.5 KB, 3 trang )

U xơ tuyến tiền liệt: Nỗi khổ của nam giới

Khoảng 90% nam giới trong độ tuổi từ 40 - 50 mắc u xơ tiền liệt tuyến (TLT) (còn
gọi là phì đại tiền liệt tuyến), trong đó có tới 1/2 là u xơ TLT lành tính. Tại Việt
Nam, tỷ lệ nam giới trong độ tuổi từ 45 - 75 mắc bệnh này chiếm 45 - 70% và phần
lớn trong số họ đã trải qua một lần phẫu thuật. Bệnh ít khi biến chứng thành ác tính
nhưng gây giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tuổi càng cao càng dễ bị u xơ TLT
Vị trí của TLT là nằm ở vùng cổ bàng quang, bao quanh gốc của niệu đạo, nằm sau
xương mu, trước trực tràng. TLT tạo ra chất nhày để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng.
Cho đến nay, người ta chưa hoàn toàn khẳng định nguyên nhân chính của u xơ TLT là gì
nhưng người ta thấy hormon sinh dục nam giới có vai trò khá rõ rệt trong bệnh u xơ TLT.
Càng cao tuổi thì hormon sinh dục nam càng có vai trò tác động mạnh vào TLT làm cho
TLT phì đại. Ngoài ra người thấy tỷ lệ người có TLT to hơn bình thường hay gặp ở người
cao tuổi có thói quen dùng các loại có tính kích thích mạnh như rượu, bia, thuốc lá. Như
vậy tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh u xơ TLT càng nhiều.

Nhận diện u xơ TLT
Khi bị u xơ TLT thì luôn có 2 hiện tượng xảy ra, đó là u xơ TLT sẽ kích thích đi tiểu và
hiện tượng chèn ép gây nên một số triệu chứng khi đi tiểu. Biểu hiện của u xơ TLT là tiểu
khó, tiểu dắt, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu ra yếu, có khi bị ngắt quãng, thậm chí gây bí
đái. Người bị u xơ TLT cũng hay mắc chứng đi tiểu đêm gây mất ngủ, đặc biệt ở người
cao tuổi sẽ làm rối loạn giấc ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Nếu để hiện
tượng rối loạn tiểu tiện kéo dài làm ứ đọng nước tiểu trong bàng quang có thể làm viêm
nhiễm đường tiết niệu và nguy hiểm hơn là làm ảnh hưởng đến chức năng của thận gây
suy thận.
Để chẩn đoán bệnh của TLT hiện nay gặp khá thuận lợi do kỹ thuật y tế ngày một nâng
cao. Đối với các nhà ngoại khoa thì thăm trực tràng là một động tác đơn giản, không tốn
kém và nhanh giúp cho việc xác định khối lượng mang tính chất tương đối về TLT. Siêu
âm là một kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất hiện nay nhưng đòi hỏi người siêu âm cần
có những kiến thức cơ bản về y học cũng như phải được đào tạo bài bản về kỹ thuật siêu


âm. Khi có nghi ngờ về TLT và nếu có điều kiện người ta có thể chụp cắt lớp hoặc cộng
hưởng từ. Bên cạnh đó có thể làm xét nghiệm máu định lượng PSA (prostatic specific
antigen). PSA là kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến có nhiều trong TLT và tinh
dịch. Chỉ số PSA trong máu của người đàn ông bình thường là < 4nanogam/ml. PSA sẽ
tăng nhẹ trong bệnh u xơ TLT nhưng sẽ tăng cao trong ung thư TLT. Tuy vậy, do PSA là
kháng nguyên đặc hiệu cho tổ chức TLT chứ không đặc hiệu cho ung thư TLT cho nên
độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này là thấp, vì vậy có tới 35% bệnh nhân ung
thư TLT trong giai đoạn đầu thì chỉ số PSA vẫn ở trong giới hạn bình thường và PSA
cũng thấy tăng cả ở bệnh nhân bị viêm TLT hoặc tăng sản lành tính TLT.

Khi nghi bị u xơ TLT nên làm gì?
Trước hết, khi nghi ngờ bị u xơ TLT hay nói đúng hơn là có rối loạn tiểu tiện
cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tiết niệu để được chẩn
đoán sớm và có hướng khắc phục. Như trên đã trình bày, bệnh u xơ TLT phụ
thuộc rất nhiều vào tuổi tác, tức là phụ thuộc vào hormon sinh dục nam. Vì vậy
phòng bệnh u xơ TLT sẽ gặp không ít khó khăn. Cần bỏ hẳn rượu, bia, thuốc lá.
Để hạn chế tăng nhanh kích thước TLT, có thể có một số biện pháp hỗ trợ như
tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày hoặc đi bộ. Về Đông y, người ta
khuyên nên xoa bụng dưới bằng cách dùng 2 tay chồng lên nhau xoa bụng dưới
theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải và khoảng 30 vòng khi tại chỗ xoa ấm
lên là được. Cũng có thể dùng máy rung cho rung vào vùng bụng dưới khoảng từ
10 - 15 phút với tốc độ rung nhỏ nhất. Nếu có điều kiện nên được day bấm huyệt
dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Đông y có kiến thức y học và có kinh nghiệm.
PGS.TS Bùi Khắc Hậu

×