Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người già hay bị gãy cổ xương đùi, vì sao? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.64 KB, 3 trang )

Người già hay bị gãy cổ xương đùi, vì
sao?

Gãy cổ xương đùi là kiểu gãy nội khớp của xương lớn nhất cơ thể. Đối với trẻ em và
người lớn trẻ tuổi, gãy cổ xương đùi thường xảy ra sau một chấn thương mạnh. Nhưng ở
người cao tuổi, loại gãy này có thể xảy ra chỉ do một chấn thương nhẹ như trượt chân,
ngã đập vùng chậu hông xuống nền cứng, đây là loại gãy xương nặng có thể dẫn đến tử
vong.
Vì sao hay bị gãy cổ xương đùi?
Cấu tạo các bè xương vùng cổ xương đùi chia hai bè cung nhọn và nan quạt, tiếp giáp
giữa hai bè này là điểm yếu gọi là cổ phẫu thuật, vì vậy mọi trường hợp gãy cổ xương đùi
thường xảy ra ở điểm yếu này. Do cấu tạo của mạch máu nuôi dưỡng nhiều ít khác nhau,
nên khi gãy xương càng sát chỏm thì nguy cơ hoại tử chỏm càng lớn vì ở đây ít mạch
máu nuôi dưỡng. Ngược lại gãy ở xa chỏm, nhờ dinh dưỡng tốt hơn bởi có nhiều mạch
máu nên ít bị hoại tử. Gãy cổ xương đùi là gãy xương phạm khớp làm máu từ ổ gãy chảy
vào khớp, vì vậy nếu bất động lâu sẽ dẫn đến thoái hoá và dính khớp do khớp được nuôi
bởi dịch khớp nhờ thẩm thấu, khi máu tràn vào khớp làm thay đổi dịch khớp, nên việc
nuôi dưỡng kém và gây dính khớp. Cho nên các trường hợp gãy cổ xương đùi cần điều trị
sớm, phẫu thuật sớm, cố định tốt, vận động sớm để tránh dính khớp.
Có 2 nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm gãy cổ xương đùi: trực tiếp do chấn thương
đập mạnh vùng mấu chuyển lớn và cổ xương đùi gây ra gãy dạng; gián tiếp do bị ngã mà
bàn chân, đầu gối đập xuống nền cứng, trọng lượng cơ thể dồn từ trên xuống và phản lực
từ dưới lên gây nên cơ chế “cắt kéo” làm gãy cổ xương đùi. Mặt khác loãng xương cũng
làm tăng tỷ lệ gãy cổ xương đùi.

Tổn thương gãy cổ xương đùi.
Phát hiện gãy cổ xương đùi
Nhiều thống kê cho thấy: đa số trường hợp gãy cổ xương đùi là người già, nữ nhiều hơn
nam. Các dấu hiệu cần chú ý để phát hiện gãy cổ xương đùi là: sau một chấn thương,
bệnh nhân thấy đau chói tại khớp háng, đau vùng nếp bẹn; Nếu bất lực vận động một
phần: bệnh nhân còn cử động được một số động tác của khớp háng, khớp gối, có khi còn


tự đứng dậy và đi được vài bước; Nếu bất lực vận động hoàn toàn: bệnh nhân hoàn toàn
không cử động được. Trường hợp điển hình thấy chi bị biến dạng, sưng nề, nếu đo chu vi
vùng đùi nghi ngờ thấy lớn hơn bên lành là có gãy; đo chiều dài chi bên gãy ngắn hơn
bên lành; trục chi gãy thay đổi; cổ và bàn chân bên gãy xoay ngoài, ngả xuống mặt
giường; để chân gãy duỗi thẳng tác động nhẹ vào gót chân bệnh nhân thấy đau ở khớp
háng. Ấn vào trên cung đùi vùng mạch máu, bệnh nhân kêu đau chói ở ổ gãy. Dấu hiệu
đặc trưng là bàn chân xoay ngoài chừng 60o, trong khi bên lành bàn chân chỉ xoay ngoài
được khoảng 30o. Nếu ổ gãy nội khớp thì gốc chi không sưng nề, không có máu tụ bầm
tím. Trường hợp gãy ngoại khớp thì gốc chi sưng nề to, máu tụ bầm tím lan toả. Chụp
Xquang có thể thấy rõ đường gãy.
Cách xử lý khi bị gãy cổ xương đùi
- Sơ cứu: giảm đau cho bệnh nhân bằng thuốc uống hay tiêm; cố định xương dùng nẹp cố
định của y tế (nẹp Cramer) hay nẹp tự tạo; vận chuyển bệnh nhân về cơ sở y tế trên ván
cứng.
- Điều trị: hiện nay không dùng bảo tồn bằng nắn chỉnh bó bột do nặng nề, nhiều biến
chứng. Phẫu thuật kết hợp xương bằng những chùm đinh nhỏ; các vít xương xốp tự do có
ép hoặc không ép; các phương tiện kết hợp xương vững chắc như nẹp một khối, nẹp hai
khối; kết xương bằng nẹp DHS (Dynamic hip sereust) vít vùng khớp háng có sức ép là
biện pháp tốt nhất hiện nay nhờ các ưu điểm như sức ép tốt, chống xoay tốt, kết xương
xong tập vận động được ngay. Phương pháp thay chỏm xương, thay ổ khớp cũng là cách
điều trị tiên tiến.
Nếu điều trị bảo tồn, bất động nằm lâu có thể gặp các biến chứng: viêm phổi, viêm tiết
niệu, loét do tỳ đè, suy kiệt, hoại tử chỏm, khớp giả, liền lệch trục, thoái hoá khớp háng,
teo cơ cứng khớp háng
Phòng chống loãng xương ở người già
Chống loãng xương bằng cách dùng thực phẩm tốt cho xương như
sữa và các chế phẩm từ sữa; ăn cá thay cho thịt mỗi ngày, ăn các loại
rau xanh đậm màu như: cải xoăn, súp lơ xanh, cà rốt, củ cải, lòng đỏ
trứng gà, nước cam tươi, nước dâu tây, sữa tươi ít béo Phòng tránh
ngã cho người già bằng cách điều trị tích cực các bệnh viêm phổi, nhồi

máu cơ tim, các bệnh gây kém mắt, kém tai, đeo kính và dùng máy trợ
thính để cải thiện thị lực và thính lực. Khắc phục các yếu tố dễ gây ngã
bằng cách san phẳng những chỗ mấp mô, lấp hố sâu trên lối đi, mắc
thêm đèn ở những chỗ tối, làm thêm lan can vịn tay ở những chỗ cần
thiết; bỏ bớt bàn ghế và những thứ không cần thiết trong nhà để việc đi
lại được dễ dàng; dùng thảm không trơn trượt trong sàn nhà, sàn
phòng vệ sinh; dùng giầy dép có đế vững chắc, không trơn trượt, không
đi guốc cao gót.
ThS. Trần Ngọc Hương


×