Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vì sao người già hay mất ngủ? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.96 KB, 4 trang )

Vì sao người già hay mất ngủ?
Tỉ lệ những người già phàn nàn về giấc ngủ ngày càng tăng lên và cao hơn hẳn so với
những đối tượng ở lứa tuổi khác. Người ta ước tính rằng khoảng 48% những người
trên 50 tuổi bị mất ngủ với các biểu hiện khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào
buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau giấc ngủ
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ?
Quá trình lão hoá liên quan đến sự thay
đổi một cách tự nhiên của hệ thống sinh
lý kiểm soát giấc ngủ và hành vi. Gần đây
người ta đánh giá cao vai trò của loại
hormon melatonin trong sự liên quan với
mất ngủ ở người già. Melatonin là một
loại hormon thần kinh của tuyến yên và
được sản xuất dưới sự kiểm soát của vùng
dưới đồi. Serotonin được chuyển hoá
thành melatonin thông qua hai emzym ở tế bào tuyến yên. Thông thường loại hormon
này được tạo ra nhiều về ban đêm, khi mức cường độ ánh sáng giảm. Sự sản xuất loại
hormon này giảm đi vào ban đêm khi tuổi ngày một cao vì vậy sự giảm này song song
với việc giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ. Người ta đã thừa nhận rằng sự giảm
melatonin ảnh hưởng tới sự gián đoạn khi ngủ. Hệ thống sinh học thần kinh kiểm soát
nhịp sinh học trong ngày của cơ thể bao gồm cả chu kỳ thức ngủ có thể trở nên kém hiệu
quả khi người ta già đi và giảm sự thích ứng đối với những thay đổi. Có bằng chứng chỉ
ra rằng hoạt động chu kỳ ngày đêm bị suy giảm đi khi tuổi cao và sự điều hoà nhiệt độ
cũng bị giảm đi tương tự. Vì vậy chu kỳ ngày đêm ở những người già có thể bị ảnh
hưởng và dễ dàng bị gián đoạn giấc ngủ.
Những vấn đề rối loạn giấc ngủ đặc biệt ví dụ như rối loạn vận động có chu kỳ, ngừng
thở khi ngủ hoặc rối loạn hành vi trong khi ngủ dường như là tăng lên theo tuổi. Điều này
làm cho người già có tỉ lệ mất ngủ tăng cao, đặc biệt là với chứng ngừng thở khi ngủ gặp

ở người già với một tỉ lệ cao vì đối tượng này là những người thường có những bệnh lý
về đường hô hấp ví dụ như tâm phế mạn hoặc viêm phổi tắc nghẽn mạn tính…


Những rối loạn tâm thần và cơ thể có thể bất lợi đối với giấc ngủ đặc biệt là ở người già,
tỉ lệ mắc những rối loạn này thường tăng cao.
Tình trạng bệnh lý cơ thể, đặc biệt là liên quan đến đau mạn tính (ví dụ bệnh viêm xương
khớp) thường gặp ở người già và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đối với người già, tỉ lệ mắc
các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, bệnh lý đường hô hấp như viêm phế
quản, phổi, đái tháo đường, sa sút trí tuệ. Điều này khiến những người già thường sử
dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau và nó có thể xảy ra tương tác hoặc tác động khác
nhau đến giấc ngủ. Hậu quả là thay đổi về giấc ngủ. Người già thường có xu hướng sử
dụng nhiều loại thuốc có thể là do bác sỹ kê đơn hoặc tự mua về dùng và những thuốc
này có thể gây ra mất ngủ. Những loại thuốc gây ra mất ngủ có thể là methyserginde,
nicotin, scopolamine; thuốc giảm xung huyết ở mũi; các dẫn chất của xanthine, thuốc
chống tăng huyết áp, steroid, thuốc kích thích tâm thần, hormon tuyến giáp và một số
chất kích thích như rượu, caffeine.
Một vấn đề ngày càng gặp nhiều, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay, đó là ở
những người già phải đối mặt với tình trạng cô đơn, thiếu thốn tình cảm và những người
già có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề về kinh tế, tài sản, sự mất mát người thân, và
tang tóc, con cái hư hỏng đó cũng chính những nguyên nhân gây ra các tình trạng bệnh
lý như là lo âu và trầm cảm, là điều kiện gây nên mất ngủ ở lứa tuổi này.
Và điều trị
Việc trước tiên là cần phải xác định nguyên nhân gây mất ngủ, ví dụ như những bệnh lý
xảy ra đồng thời như đau, rối loạn vận động chi có chu kỳ, trầm cảm, và việc điều trị tập
trung vào điều trị nguyên nhân này. Khi đã xác định được nguyên nhân thì việc điều trị
bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trong đó biện pháp không dùng
thuốc có vai trò cực kỳ quan trọng.
Việc điều trị không dùng thuốc bao gồm các vấn đề cần được thực hiện một cách nghiêm
túc để đảm bảo vệ sinh giấc ngủ:
- Đi ngủ và thức giấc đúng giờ, đặc biệt là thức giấc vào buổi sáng đều đặn vào một giờ
nhất định, không nên thức giấc vào lúc 6giờ khi phải đi làm và những ngày cuối tuần thì
ngủ đến tận chiều.
- Phòng ngủ phải yên tĩnh, mát mẻ, nên tắt ti vi hoặc đài trước khi lên giường đi ngủ vì

việc để ý đến những thông tin trên ti vi có thể làm cho người bệnh lo lắng và khó đi vào
giấc ngủ.
- Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, không làm việc khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, tránh các sự
việc gây căng thẳng, chuyển sang các hoạt động khác có lợi hơn cho giấc ngủ như đọc
sách báo, nghe nhạc.
- Không nên uống rượu, bia, caffein, tranh luận những vấn đề gây căng thẳng trước khi đi
ngủ.
- Bệnh nhân được khuyên là không nên lo lắng khi đi ngủ là mình sẽ không ngủ được
hoặc lo lắng về kế hoạch làm việc cho ngày mai. Nếu bệnh nhân cảm thấy không ngủ
được sau 30 phút thì họ nên ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm một việc gì đó , sau đó
quay trở lại giường khi họ cảm thấy buồn ngủ vì nếu cứ tiếp tục nằm trên giường khi
chưa ngủ được chỉ làm tăng thêm sự kích thích, gây khó ngủ.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, khoảng từ 30- 40 phút một ngày, mỗi tuần
khoảng 3-4 lần sẽ giúp ngủ tốt hơn.
- Những thuốc giảm đau không cần phải kê đơn nên được sử dụng một cách hạn chế.
Khi phải dùng đến thuốc thì cần phải lưu ý những vấn đề sau đây ở người già:
Một bệnh nhân có thể được điều trị bởi nhiều bác sỹ trong những lĩnh vực khác nhau và
được sử dụng số lượng đơn tương ứng với từng bệnh lý trong những phạm vi đó. Một
điều cần thiết là một bác sỹ nên quản lý tất cả các loại thuốc để biết được tình trạng bệnh
lý của bệnh nhân một cách tổng hợp nhất. Các cụ ta có câu “ăn được ngủ được là tiên”, vì
vậy chúng ta cần có một thói quen tốt để có giấc ngủ tốt, không nên lạm dụng nhiều loại
thuốc, tránh lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
BS. Trịnh Thị Bích Huyền

×