ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM sinh học đại cương lớp k2.405
Thời gian làm bài 60 phút
Đánh dấu X vào câu đúng
Đề 1 (đề lẻ)
1. Chuỗi pôlipeptit được mọc dài ra trong quá trình
A. giải mã B. tổng hợp mARN C. hoạt hóa axits amin D. sao mã
2. Cặp nào đúng cho giảm phân mà kết quả từ một tế bào … tạo ra 4 tế
bào … ?
A. đơn bội….lưỡng bội B. lưỡng bội……….đơn bội
C. gen………Giao tử D. Sinh dục……… Sôma
3. Trong kỳ trung gian, tế bào …
A. chịu sự phân chia tế bào chất B. Sao chép ADN của nó
C. Các nhiễm sắc thể đóng soắn tối đa D. Đang hoán vị gen
4. Trong các cặp bazơ nitric sau, cặp nào đồng thời hiển diện ở cả ADNvà
ARN?
A. T và U B. A và T C. G và T D. A và G
5. Kiểu hình sinh sản hữu tính có đặc điểm:
A. Do giảm phân B. Thế hệ con đa dạng
C. Thế hệ con giống mẹ D. Do giảm phân và tạo sự đa dạng
6. Vật chất di truyền của các sinh vật chưa có nhân thuộc loại nào ?
A. Một phân tử ADN với histôn B. Nhiều phân tử ADN thẳng
C. Một phân tử ADN vòng tròn
D. Một phân tử ADN vòng tròn với protein histon
7. Tổ hợp 3 nuclêootit ứng với 1 axit amin là :
A. Gen cấu trúc B. Sự mã hóa bộ 3 C. Phiên mã D. Đơn vị mã
8. Kiểu sinh sản vô tính có đặc điểm :
A. Do nguyên phân B. Thế hệ con khác mẹ
C. Thế hệ con giống mẹ D. Do nguyên phân và thế hệ con giống mẹ
9. Ở kỳ nào các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách nhau và mỗi nhiễm
sắc thể tương đồng kép di chuyển về 1 cực của tế bào?
A. Kỳ sau I B. Kỳ cuối I C. Kỳ giữa I D. Kỳ trước I
10. Ở bào quan nào xảy ra sự bắt cặp của bộ 3 đối mã với bộ 3 mã của axit
amin tương ứng?
A. Ribôsôm B. Màng nhân C. Lưới nội chất D. Ti thể
11. Axit nuclêit được tạo nên từ các đơn phân được gọi là:
A. Bazơ nitric B. Axit phôtphoric C. Peptit D.Nuclêôtit
12. Trường hợp nào sau đây là đúng đối với phân tử ADN mạch đôi?
A. Tất cả các nhóm hydroxyl của phân tử pentose liên kết với nhau
B. Các bazơ có mặt phẳng vuông góc với trục chính (trục của chuỗi ADN)
C. Mỗi mạch đơn song song với nhau theo chiều 5’ -> 3’
D. A bắt cặp bổ sung với G
13. Ở ruồi giấm, kỳ nào của phân bào diễn ra với 1 tế bào có 16 crômatit và
tạo ra 2 tế bào con mà mỗi cái có 4 nhiễm sắc thể kép?
A. Kỳ cuối II B. Kỳ cuối I
C. Kỳ trước II D. Kỳ cuối của nguyên phân
14. Quá trình, mà trong đó ADN làm khuôn tổng hợp nên 1 loại phân tử
khác nó, để truyền đạt thông tin quy định của cấu trúc protein là:
A. Giải mã B. Sao chép ADN
C. Chuyển năng lượng ATP cho axit amin D. Tổng hợp mARN
15. Ở bắp bố mẹ P và C
1
C
1
RR x vàng CCrr .F
1
: vàng C
1
CRr.
F
2:
13 vàng (9 C
1
-R- + 3 C
1
-rr + 1CCrr): 3 đỏ thẫm CCR Đây là kiểu tương
tác gen gì?
A. Tương tác bổ trợ B. Tương tác át chế
C. Tương tác cộng gộp D. Tác động đa hiệu
16. Ở ruồi giấm gen nào sau đây có sự di truyền liên kết với giới tính?
A. Gen thanh xám B B. Gen mắt trắng w
C. Gen cánh cụt v D. Gen cánh dài V
17. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình sẽ thế nào ở các con nếu giao phối
giữa bố mẹ mà cả 2 đều Ab/aB. ( Giả sử không có hoán vị gen, nhưng biểu
hiện trội hoàn toàn).
A. Kiểu gen và kiểu hình 3:1 B. Kiểu gen 1:2:1, kiểu hình 3:1
C. Kiểu gen và kiểu hình 1:2:1 D. Kiểu gen và kiểu hình 9:3:3:1
18. Mục nào không thuộc điều kiện nghiệm đúng của định luật Menden 1 và
2?
A. Cặp bố mẹ thuần chủng B. Số cá thể phân tích phải lớn
C. Tính trạng phải trội hoàn toàn D. Nhiều gen xác định 1 tính trạng
19. Ở châu chấu con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính:
A. XX B. XO C. XY D. YO
20. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể dựa trên nhiều chứng cứ, trừ
A. Sự liên kết gen B. Hoán vị gen có cơ sở tế bào học
C. Số nhóm liên kết gen = n nhiễm sắc thể
D. Hiện tượng trội – lặn các cặp tính trạng.
21. Kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau
(các gen không alen) làm xuất hiện tính trạng mới là:
A. Tác động bổ trợ B. Tác động át chế
C. tác động cộng gộp D. Tác động đa hiệu
22. Cơ chế xác định giới tính ở chim là:
A. Con trống đồng giao tử XX B. Con trống dị giao tử XO
C. Con trống dị giao tử XY D. Con mái dị giao tử XO
23. Các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen được gọi là:
A. tính trội B. Các alen
C. tính lặn D. Các gen
24. Đột biến nào chỉ ảnh hưởng tới 1 axit amin trong chuỗi polipeptit?
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit B. Mất 1 cặp nuclêôtit
C. thêm 1 cặp nuclêôtit D. Đột biến xôma
25. Ở người, bệnh nào sau đây do thể nhị bội?
A. bạch tạng B. Máu khó đông
C. Hội chứng Đao D. Ung thư máu do sai hỏng ở nhiễm sắc thể 21.
26. quá trình nào được thực hiện ở tế bào chất?
A. Sao chép ADN B. Tạo nhân con
C. giải mã D. Tổng hợp ARN
27. Trong giảm phân, sự giảm số lượng nhiễm sắc thể xảy ra lần đầu tiên ở
kỳ nào?
A. Kỳ trước II B. Kỳ cuối I
C. kỳ giữa I D. Kỳ sau I
28. Có 3 codon không xác định axit amin nào, chúng làm nhiệm vụ gì?
A. đối mã B. Mã mở đầu C. Mã nối dài D. mã kết thúc
29. Quá trình ADN tháo xoắn và truyền đạt thông tin cho mARN gọi là:
A. hoạt hóa axit amin B. giải mã
C. Sao mã D. tự nhân đôi
30. Nhóm sinh vật nào có vật chất di truyền là ARN?
A. virut B.vi khuẩn C. thực vật D. Động vật
31. Một đoạn ADN chứa khoảng bao nhiêu cặp nuclêôtit quấn quanh mỗi
nuclêôxôm?
A. 100 B. 140 C. 200 D. 250
32. Nếu có 10 NST ở tế bào vừa xong giảm phân, số nhiễm sắc thể 2n của
sinh vật đó là:
A. 5 B. 10 C. 20 D. 40
33. Nhóm sinh vật nào có NST chỉ gồm 1 phân tử ADN dạng vòng tròn:
A. Vi khuẩn B. Thực vật C. Động vật D. Nấm
34. Yếu tố nào không liên quan đến giải mã?
A. ribôxôm B. ARN-plôlimêraza C. tARN D. rARN
35. Tính đa dạng và đặc thù của axit nulêic được xác định do:
A. tất cả các mục được nêu B. Số lượng các nulêôtit
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit D. Thành phần các nulêôtit
36. Tên của cacbôhidrat có trong thành phần của ARN là
A. đêrôxiribô B ribô C. Lactô D. Glucô
37. Ở thời điểm đầu tiên của sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi ribôxôm dịch
chuyển đi một bộ 3 trên mARN, nó làm cho:
A. riboxom thứ hai tiêp xúc với mARN B. tARN mở đầu rời khỏi riboxom
C. tARN mở đầu mang axit amin vào D. enzim tạo liên kết peptit.
38. Ở người sự xác định giới tính theo cơ chế nào?
A. đàn ông đồng giao tử B. Đàn bà dị giao tử
C. đàn ông dị giao tử D. Cả 2 giới tính như nhau
39. Ở người gen nào không liên quan đến sự di truyền liên kết với giới tính?
A. gen bạch tạng B. Gen máu khó đông
C. gen xác định túm lông trên tai D. Gen mù màu
40. Mắt nâu là trội, mắt xanh thì lặn. Nếu người đàn ông mắt nâu kết hôn với
người mắt xanh và họ có 2 con mắt xanh, sẽ có xác xuất bao nhiêu để người
con kế tiếp mắt xanh?
A. 0% B. 50% C.25% D. 75%
41. Các định luật Memđen nghiệm đúng khi các gen nằm:
A. trên nhiễm sắc thể thường B. Trên nhiễm sắc thể bất kỳ
C. trên nhiễm sắc thể giới tính D. Trên nhiễm sắc thể có tâm động ở giữa
42. Kết quả nào để tần số hoán vị gen giữa 2 gen A và B dưới đây chắc chắn
sai?
A. 51% B.25% C. 35% D. 15%
43. Sự di truyền nào có kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau?
A. Sự di truyền liên kết hoàn toàn B. Sự di truyền có hoán vị gen
C. sự di truyền liên kết giới tính D. Sự di truyền do tác động bổ trợ
44. Trong trường hợp nào có hiện tượng di truyền chéo?
A. sự di truyền liên kết hoàn toàn B. Sự di truyền có hoán vị gen
C. sự di truyền liên kết giới tính D. Sự di truyền có tác động bổ trợ
45. Đột biến Bar ở ruồi giấm Drosophila melanogaster thuộc loại nào?
A. chuyển đoạn B. Thể đa bội C. Lập đoạn D. Mất đoạn giữa
46. Đột biến nhiễm sắc thể nào có thể giúp người ta đưa những gen mong
muốn từ nhiễm sắc thể của loài này sang nhiễm sắc thể của loài khác?
A. đảo đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn D. Mất đoạn
47. là giới hạn của 1 kiểu gen trước những biểu hiện môi trường khác
nhau:
A. thường biến B. Mức phản ứng C. Kỹ thuật sản xuất D. Giống
48. Đột biến nào sẽ làm thay đổi các bộ 3 mã hóa trên ADN từ điểm xảy ra
đột biến cho đến cuối gen?
A. giao tử B. Thay thế 1 cặp nulêôtit
C. thêm 1 cặp nulêôtit D. Đảo vị trí 1 cặp nulêôtit
49. Trong thiên nhiên đột biến nhiễm sắc thể nào khá phổ biến ở các loài
chuối, đậu, lúa?
A. đảo đoạn B. Chuyển đoạn C. Lặp đoạn D. Mất đoạn
50. Biến đổi nào sau đây có hiệu quả nặng nhất?
A. đột biến thay thế 1 bazơ ở giữa gen
B. Đột biến thay thế 1 bazơ ở cuối gen
C. đột biến xen nulêôtit ở đầu gen D. Đột biến mất nulêôtit ở cuối gen