Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận về GIÁO SƯ ARSENE WENGER pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.24 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
o0o
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
GIÁO SƯ ARSENE WENGER
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ
GV :
SV : Nguyễn Lê Kỳ Anh
Lớp : 56 K35
MSSV: 310 910 202 16
Tp Hồ Chí Minh, ngày 18/9/2010
MỤC LỤC:
I. Sơ lược về Arsene Wenger: 4
II. Quá trình gắn bó của Arsene Wenger và Arsenal: 4
Màn tình diễn của Wenger: 4
Chặng đường nhiều thành công và cũng lắm thất bại từ năm 1996-2005: 6
Thời kỳ khó khăn: 8
Vượt qua khó khăn: 9
Giai đoạn thành công sắp đến: 10
III. Bài học: 11
LI NI ĐU
Đối với tôi, bóng đá là môn thể thao giải trí hấp dẫn nhất trong cuộc sống. Sau
một tuần học hành mệt mỏi và căng thẳng lại háo hức để đón xem các trân đấu
kịch tính của giải bóng đá Ngoại Hạng Anh. Có thể nói giải Ngoại Hạng Anh là
giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất hành tinh bởi lẽ các đội bóng không có sự
chênh lệch quá lớn về chất lượng làm cho các trận đấu trở nên giằng co, tấn công
qua lại liên tục, cộng thêm đặc trưng của bóng đá Anh là tốc độ đã đẩy các trận
đấu lên như một trận chiến thực sự. Đăc biệt là các trận đấu của nhóm những đội
bóng dẫn đầu Chelsea, Manchester United, Manchester City, Totenham, Liverpool
và đội bóng tôi yêu thích nhất – Arsenal.
Tôi thích Arsenal về cả lối chơi và cách hoạt động phát triển của nó. Với một
huấn luyện viên tài năng về cả hai lĩnh vực bóng đá và kinh doanh đó chính là


Arsene Wenger, Arsenal đang đi theo hướng bóng đá bền vững mà rất nhiều đội
bóng lớn khác không làm được. Khi Arsene Wenger vừa mới đến London, Arsenal
vẫn đang chỉ là một đội bóng nhỏ với nguồn tài chính rất hạn chế và một sân vận
động nhỏ ở phía Bắc thủ đô London. Sau 14 năm với không ít những khó khăn và
thách thức, giờ đây Arsenal đang là đội bóng có tiềm lực về kinh tế ổn định bậc
nhất với sân vận động lớn và hiện đại hàng đầu nước Anh. Một điều đặc biệt nữa
là Arsenal có lượng cổ động viên cực lớn sẵn sàng lấp kín khán đài sân vận động
trong mọi trận đấu trên sân nhà – sân Emirates. Với cái tên thường gọi là “Pháo
thủ thành London”, Arsenal đang thể hiện mình là đội bóng có tầm vóc lớn trong
nước và cả đấu trường châu Âu. Arsene Wenger cũng được người hâm mộ đặt cho
một tên gọi thể hiện sự kính trọng là “Giáo Sư”
Sự cống hiến của Giáo Sư cho Arsenal được nhiều người ví như một công trình
vĩ đại. Có thể nó vẫn chưa thực sự hoàn tất, nhưng chúng ta hãy đi tìm điều gì đã
làm nên một thương hiệu “Giáo Sư” được nhiều người mến mộ đến như vậy.
Trong bài viết này tôi chỉ muốn nói đến tài quản lý đội bóng của Wenger chứ
không nói đến khả năng điều khiển các trận đấu của ông ấy.
I. Sơ lược về Arsene Wenger:
Arsene Wenger (sinh ngày 22 tháng 10 năm 1949 tại Strasbourg) là huấn
luyện viên người Pháp. Ông hiện là huấn luyện viên của câu lạc bộ Arsenal. Ông
là huấn luyện viên thành công nhất của câu lạc bộ nếu so về thành tích và là huấn
luyện viên có thời gian huấn luyện lâu nhất nếu tính theo số trận đấu mà ông dẫn
dắt. Wenger là huấn luyện không phải người Anh duy nhất giành được cú ăn hai ở
Anh, hai lần vào năm 1998 và 2002. Trong năm 2004, ông trở thành huấn luyện
duy nhất trong lịch sử giải Ngoại hạng Anh trải qua một mùa bóng bất bại.
Wenger có bằng kỹ sư và bằng thạc sỹ kinh tế của Đại học Strasbourg và
thành thạo tiếng Pháp, tiếng Alsatian, tiếng Đức và tiếng Anh; ông cũng nói được
một ít tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật.
II. Quá trình gắn bó của Arsene Wenger và Arsenal:
Arsenal trình diễn thứ bóng đá tấn công cống hiến siêu hạng. Họ như làm xiếc
trước các đối thủ bằng lối chơi phối hợp nhóm bật tường một chạm tinh tế, với

tính chính xác cao và tốc độ lên bóng chóng mặt. Cả tập thể Arsenal trở thành một
ngôi sao, trong đó Vieira và Henry vụt sáng thành những cầu thủ hàng đầu thế
giới.
Đội bóng “Pháp thủ” đã vươn lên một tầm cao mới. Họ chơi để chiến thắng và
hầu như không có nhu cầu phòng thủ thận trọng, một chiến thuật phổ biến trong
bóng đá hiện đại. Arsenal bận thể hiện ở phần sân của đối thủ. Với Wenger, chiến
thắng chỉ có ý nghĩa khi bạn chơi tấn công. Đó là thứ bóng đá chưa từng thấy ở
Anh, thứ bóng đá của vẻ đẹp làm mê đắm lòng người.
Màn tình diễn của Wenger:
Tất cả bắt đầu từ sự phóng khoáng trong triết lý bóng đá và tài phát huy năng
lực từng cầu thủ của Wenger. Các cầu thủ tự do bay bổng và yêu cầu duy nhất là
phải hoàn thành nhiệm vụ. Ngay các cầu thủ trong phòng ngự cũng vậy.
Wenger thấu hiểu thực tế là huấn luyện viên phải chấp nhận những hạn chế
trong việc thể hiện vai trò của mình. Một khi các cầu thủ đã ở trong sân, một lằn
sơn trắng mong manh đủ để ngăn cách huấn luyện viên với các cầu thủ. Huấn
luyện viên nắm quyền chỉ đạo đội bóng nhưng số phận trận đấu phụ thuộc vào một
loạt “biến số”, những thứ mà huấn luyện viên không thể kiểm soát nổi: sự may
mắn, trọng tài, mặt sân, tâm trạng của các cầu thủ đội nhà và của đối thủ, khả năng
kết hợp sức mạnh của 11 cá nhân thành một tập thể… Công việc của huấn luyện
viên là giảm thiểu ảnh hưởng của những “biến số” đó. Và có vẻ không huấn luyện
viên nào vất vả như Wenger ở điểm này.
Cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng của những “biến số” đó là mua các cầu thủ
giỏi để dễ dàng đối phó với đối phương. Trong thực tế, điều này thường bị giới
hạn bởi khả năng tài chính. Cách thứ hai là khôn khéo sử dụng nguồn lực sẵn có.
Chính khả năng này đã góp phần tạo dựng danh tiếng của Wenger như một huấn
luyện viên có biệt tài mua cầu thủ.
Công việc huấn luyện viên ở Arsenal đến với Wenger vào một thời điểm đặc
biệt trong lịch sử bóng đá thể giới, khi cả một thế hệ cầu thủ Pháp được chăm bẵm
kỹ càng đã trở thành những nhà vô địch thế giới. Một số trong đó được Wenger
rèn luyện từ thời ở Monaco. Thế hệ trẻ này muốn theo đuổi tham vọng với các câu

lạc bộ lớn ở nước ngoài, được hưởng lương cao hơn và chơi trước nhiều khán giả
hơn. Vì thế, mặc dù không thể có được siêu sao Zidane, cầu thủ tốt nhất và cũng
đắt nhất trong số họ, Wenger đã mua được những cầu thủ tương đối rẻ so với chất
lượng của họ và tạo cơ hội cho họ phát triển. Tới thời điểm phải bán những cầu
thủ muốn ra đi, ông đã kịp biến họ thành các ngôi sao và đem lại cho câu lạc bộ
những khoản lãi lớn. Điển hình là vụ mua Anelka 500.000 bảng và bán lại 2 năm
sau đó với giá 23 triệu bảng.
Có những huấn luyện viên có tài năng vượt trội về khả năng đánh giá năng lực
cầu thủ và Wenger ở trong số đó. Ông không chỉ hiểu phẩm chất các cầu thủ mà
còn cả hoàn cảnh của họ. Ông nhận thấy rằng Vieira và Henry đã rời Pháp quá
sớm để tới một môi trường bóng đá khắc nghiệt như Italia khi còn quá trẻ. Thật
khó có cơ hội, nhất là khi họ tới một câu lạc bộ đầy ngôi sao. Nhưng mặt khác, họ
đã tiến bộ bởi được ở bên cạnh các cầu thủ lớn. Patrick Vieira là hình mẫu cho các
vụ mua cầu thủ (gần như đều thành công) của Wenger. Ông luôn để mắt tới thị
trường chuyển nhượng, biết nhằm vào những cầu thủ có năng lực nhưng không
phát huy được ở câu lạc bộ của mình (Vieira ở Milan, Henry ở Juventus, Pires ở
Marseille, Anelka ở PSG). Vẫn chiến thuật đó, Wenger có cầu thủ bị Inter gạt ra vì
bệnh tim, Nwankwo Kanu, và cầu thủ thất sủng ở Real Madrid, Davor Suker.
Wenger cũng đã chú tâm theo dõi Pires một thời gian trước khi mua cầu thủ này
vào đúng thời điểm anh có giá thấp nhất.
Từ thời còn ở Nancy, Wenger đã bắt đầu thử đổi vị trí thi đấu của cầu thủ để
tìm sở trường thật sự của họ. Theo ông, vị trí chơi bóng không phải là bất di bất
dịch và ông nhìn thấy nơi cầu thủ phẩm chất họ chưa từng được khuyến khích bộc
lộ.
Ở Arsenal, Petit bắt đầu đá ở vị trí hậu vệ trái giống như hồi còn ở Monaco.
Như một quân mã trên bàn cờ, Petit được đẩy lên và dịch vào chơi như một tiền vệ
trung tâm. Cầu thủ người Pháp này nhanh chóng trở thành một tiền vệ trung tâm
hàng đầu và thậm chí đã trở thành một ngôi sao ở World Cup 1998. Overmars
cũng được đào tạo để từ một tiền đạo cánh kiểu Hà Lan truyền thống thành một
tiền vệ trái biết hỗ trợ phòng thủ và đột nhập vào trung lộ. Khi đến Highbury,

Henry cũng là một tiền đạo cánh. Nhưng anh đã được Wenger đẩy vào giữa khi
cần người có tốc độ để thay thế Anelka. Wenger kiên nhẫn chờ nửa mùa bóng cho
tới khi Henry thật sự nhận ra rằng anh hợp với vai trò trung phong nhất. Sau này,
Wenger cũng đã thử cho một loạt tiền vệ đa năng đá trung vệ như Lauren, Toure
và cũng đạt hiệu quả.
Những chỉ thị cho đội bóng, cả trên sân tập và trong phòng thay đồ, giảm
xuống mức tối thiểu để chỉ còn là những lưu ý cần thiết. Một thành viên ban huấn
luyện của Arsenal nhận xét: “Quá nhiều huấn luyện viên cần 20 phút để trình bày
ý đồ. Wenger chỉ làm điều đó trong một câu”. Wenger cũng không mấy khi nói về
đối thủ. Nếu có gì cần lưu ý với các cầu thủ, ông sẽ nói một cách ngắn gọn, chẳng
hạn: “Trung phong của họ chuyên nhả bóng ra biên cho tiền đạo cánh có tốc độ
băng xuống đấy”.
Các cuộc họp của đội trước trận đấu kéo dài không quá 5 phút và đôi khi
Wenger sử dụng luôn các tình huống ở trận trước đó để minh họa. Rất cô đọng và
đi thẳng vào trọng tâm, ông nhấn mạnh những điểm nóng cần chú ý trong phòng
ngự và tấn công. Với Wenger, bóng đá phải trở thành môn chơi đơn giản để mọi
người đều có thể hiểu.
Chặng đường nhiều thành công và cũng lắm thất bại từ năm 1996-2005:
Cuối mùa bóng đầu tiên 1996-1997 mà Wenger tới nửa chừng, Arsenal mất vị
trí thứ hai ở Premiership kèm một suất dự Champions League do kém Newcastle
về hiệu số bàn thắng-bại. Ngoại trừ mùa giải đó, Arsenal đã liên tục có mặt trong
hai vị trí đầu ở cả 8 mùa giải kế tiếp.
Trong mùa 1997-1998, mùa bóng trọn vẹn đầu tiên của mình ở Highbury,
Wenger đã cùng các cầu thủ giành cú đúp: Vô địch Premier League và Cúp FA.
Đặc biệt, ở trận chung kết Cúp FA, Arsenal đã trả được món nơ bị Newcastle
qua mặt ở giải vô địch mùa bóng trước đó.
Mùa bóng 1998-1999, Arsenal bị M.U vượt qua chỉ với 1 điểm mong manh. Sự
ra đi của Anelka khiến Arsenal lao đao mất nửa đầu mùa bóng 1999-2000 nhưng 8
trận thắng liên tiếp đã giúp họ vươn từ vị trí thứ tư (vào mùa Đông) lên vị trí thứ
hai khi giải vô địch quốc gia kết thúc

Mùa hè năm 2000, khi Pháp đoạt chức vô địch châu Âu, thêm 2 cầu thủ nữa bỏ
sang Tây Ban Nha. Đó là Petit và Overmars, những người đã cùng tới Arsenal 3
mùa bóng trước. Họ cùng sang Barcelona với tổng số tiền chuyển nhượng 26 triệu
bảng. Vụ này một lần nữa khẳng định Wenger là nhà đầu tư đại tài nhưng đội
bóng của ông lại thêm một lần xáo trộn. Vì thế, 2001 là năm thứ ba liên tiếp
Arsenal chịu xếp sau M.U ở giải trong nước. Mùa đó, Wenger cũng dẫn dắt
Arsenal tới chung kết Cúp FA. Đối thủ ở chung kết là Liverpool của người bạn cũ
Gerard Houllier. Arsenal vượt lên bằng bàn thắng của Ljungberg nhưng đã bị
Liverpool lội ngược dòng với 2 bàn của Owen chỉ trong chưa đầy 10 phút cuối.
Trong 2 năm đầu dự Champions League, ban lãnh đạo Arsenal quyết định tối
đa hóa doanh thu bằng cách chơi bóng ở sân Wembley có sức chứa gần gấp đôi
sân nhà Highbury vì vì thế có gần 70.000 cổ động viên Arsenal có cơ hội vào sân.
Nhưng có vẻ điều đó đã phản tác dụng khi Arsenal có “thói quen” hòa ở các trận
đấu cần phải thắng. Cả 2 lần họ đều không vượt qua vòng bảng thứ nhất
Champions League.
“Arsenal đã tồn tại 120 năm. Người Anh ủng hộ câu lạc bộ của họ ngay trong
từng lời nói. Sự trung thành có ý nghĩa nhất trong bóng đá Anh. Công chúng
không bao giờ huýt sáo hoặc tấn công cầu thủ của họ. Câu lạc bộ là tình yêu cho
đến trọn đời và là chủ đề trò chuyện hàng ngày của các cổ động viên. Khi đội
bóng của tôi thua, tôi không thể không nghĩ đến nỗi buồn mà chúng tôi tạo ra cho
quá nhiều gia đình”
Sau khi rời khỏi Champions League mùa giải 1999-2000, Arsenal xuống chơi
ở Cúp UEFA và đã tiến vào đến chung kết gặp Galatasaray. Lần này, các cầu thủ
Arsenal bị “cóng” bởi bầu không khí hăm dọa bao trùm sân vận động mà các cổ
động viên Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra. Trận đấu phải phân định ở loạt sút luân lưu và phần
thắng thuộc về Galatasaray với tỷ số 4-1.
Mùa thu 2000, Arsenal quyết định trở về sân nhà Highbury để chơi các trận ở
Champions League. Họ lọt vào đến tứ kết gặp Valencia. Sau trận thắng 2-1 trên
sân nhà ở lượt đi, “Các Pháo thủ” thua 0-1 ở lượt về và bị loại vì luật bàn thắng
trên sân đối phương.

Tính đến đầu mùa bóng 2001-2002, Wenger và Arsenal đã không đoạt danh
hiệu nào trong 3 năm trừ một chiếc Siêu Cúp Anh. Đã thế, cầu thủ quan trọng nhất
là Vieira còn bị Real Madrid, Juventus và cả M.U nhòm ngó. Wenger đã mạnh dạn
trao băng đội trưởng cho tiền vệ này để “trói” anh bằng trách nhiệm và cũng
“nghiến răng” chi một khoản lớn để mua hậu vệ Sol Campbell. Arsenal một lần
nữa giành cú đúp ở trong nước (vô địch Premiership và Cúp FA) dù thất bại ở
Champions League.
Mùa bóng 2003-2004 là đỉnh cao của Arsenal dưới thời Wenger. Họ bất bại
trong cả mùa giải Premier League (38 trận), thành tích mà trong lịch sử mới chỉ có
Burnley làm được ở mùa bóng 1920-1921 (nhưng chỉ đá có 30 trận). Thành tích
này góp phần đưa tổng số trận bất bại của Arsenal ở giải vô địch quốc gia lên con
số kỷ lục 49 (vắt qua 3 mùa bóng).
Wenger đã trở thành huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử Arsenal với
cả thảy 11 danh hiệu: 3 chức Vô địch quốc gia, 3 Cúp FA, 4 Siêu cúp Anh. Thế
nhưng, Wenger vẫn chưa có duyên ở đấu trường Champions League. Không ít
mùa bóng Arsenal được xem là ứng cử viên cho ngôi vô địch nhưng rồi đều không
thành công. Đó là trăn trở lớn nhất của Wenger.
Đến thời điểm này Arsenal đang là một đội bóng mạnh nhất nhì châu Âu
nhưng sân vận động họ đang sở hữu lại quá nhỏ bé so với tầm vóc của họ. Nhu
cầu của khán giả vào sân xem họ đá lớn hơn rất nhiều so với sức chứa 38000 chỗ
ngồi của sân Highbury. Wenger đã thuyết phục ban lãnh đạo đội bóng xây sân vận
động mới. Với những đóng góp to lớn của mình, tiếng nói ông có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến ban lãnh đạo câu lạc bộ.
Tháng 2/2004, sân vận động mới chính thức được khởi công. Sân có cái tên
mang tính chất thương mại – Emirates Stadium. Sở dĩ có cái tên này là Arsenal sẽ
có một khoản thu không nhỏ sau khi ký kết hợp đồng với hãng hàng không nổi
tiếng Ả Rập, hãng Fly Emirates. Sức chứa của nó lên đến 60000 chỗ ngồi. Là sân
vận động hiện đại nhất nước Anh. Tổng số tiền đầu tư cho dự án là 390 triệu bảng
Anh. Với số tiền lớn đến như vậy, về ngắn hạn đang là cho câu lạc bộ chìm trong
nợ nần chồng chất, nhưng về dài hạn thì làm doanh thu cua câu lạc bộ tăng lên rất

đáng kể. Đó cũng là lý do kể từ mùa giải 2005-2006 tới nay Arsenal gặp rất nhiều
khó khăn trong việc chinh phục các danh hiệu.
Thời kỳ khó khăn:
Sự ra đi của thủ lĩnh Vieira đầu mùa bóng 2005-2006 đã đẩy câu lạc bộ vào
tình thế khó khăn hơn trước. Sự xuất hiện của ông tỷ phú người Nga Abramovich
làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của đối thủ Chelsea. Chelsea liên tục mua sắm các
cầu thủ có đẳng cấp nhờ được bơm tiền từ nguồn dầu mỏ vô hạn của ông tỷ phú
“chịu chơi thứ thiệt ” này. Arsenal đang sa sút ở Premier League nhưng lại chơi rất
hay ở Champions League. Năm đó Arsenal đã lọt vào trận chung kết Champion
League và để thua Barcelona.
Arsenal đang dần mất đi các trụ cột, một số do độ tuổi quá cao không đáp ứng
được lối chơi nhanh của đội bóng, một số khác do không kìm lòng được trước sức
nặng của đồng tiền và dứt áo ra đi để tìm đến những danh hiệu. Giai đoạn này nền
kinh tế Thế Giới đang trong giai đoạn phát triển rất hưng thịnh nên các đối thủ như
Manchester United, Liverpool, Real Marid và Barcelona đang làm ăn rất khấm
khá. Quỹ lương của các đội bóng cao ngất ngưởng. Trong khi đó mức lương của
Arsenal có thể coi là thấp nhất trong nhóm 10 đội bóng hàng đầu châu Âu.
Wenger buộc lòng phải bán đi một số tài năng đang chơi rất hay của mình do họ
không muốn cống hiến cho đội bóng và cố gắng lấy các lý do để được giải phóng
hợp đồng. Động thái này được dư luận xem là hành động “bán máu trả nợ” của
Giáo Sư sau khi xây dựng sân Emirates
Nhận thấy đội bóng của mình không thể đua tranh với các đội bóng khác về
khả năng mua sắm. Nếu cứ chạy đua tăng tiền lương cho cầu thủ và chi nhiều tiền
vào mua sắm sẽ đưa câu lạc bộ lâm vào khủng hoảng tài chính trầm trọng. Arsenal
đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. Vươn tới một đội bóng lớn đã khó, bảo vệ
được thành quả lại còn khó hơn. Đứng trước tình cảnh như thế này Arsene Wenger
đã quyết định chọn cho đội bóng mình một lối đi riêng.
Vượt qua khó khăn:
Bắt đầu dẫn dắt đội bóng từ năm 1996, đến thời điểm này cũng đã 10 năm.
Arsene Wenger đã tạo cho đội bóng một bản sắc riêng, đó là lối chơi quyến rũ, đẹp

mắt với những pha bóng phối hợp nhỏ chính xác tuyệt hảo. Mặc dù lối chơi này
không phải bao giờ cũng đưa đến chiến thắng nhưng dù thua trận Arsenal vẫn
nhận được những tràng pháo tay và không bao giờ phải chịu những la ó từ khán
đài. Arsene Wenger đã quyết giữ bằng được nét đặc trưng riêng đó của đội bóng.
Và chính nét đặc trưng đó là phương thuốc giúp Arsenal cầm cự qua thời kỳ rất
khó khăn này. Kể từ mùa giải 2004-2005 đến nay Arsenal không thể vô địch
nhưng vẫn nằm trong nhóm 4 độ dẫn đầu Ngoại Hạng Anh. Lần cuối cùng Arsenal
có một danh hiệu là mùa giải 2004-2005 với chiếc cúp FA. Nhưng dù từ đó đến
nay không có một danh hiệu nào thì lượng người hâm mộ đội bóng này vẫn không
hề giảm đi. Quan điểm của Wenger là “bản chất của bóng đá là một trò giải trí” vì
vậy ông đã không đi theo lối bóng đá thực dụng, thiếu cống hiến, chỉ nhằm tìm
kiếm những danh hiệu mà quên đi bóng đá là phải phục vụ khán giả.
Wenger bắt đầu cuộc cách mạng mới bằng cách chú trọng hơn việc đào tạo lứa
cầu thủ trẻ. Nhưng Arsenal đã không có một lò đào tạo nổi tiếng và lâu đời như lò
đào tạo Massa của Barcelona. Việc bắt đầu thu nhặt những em từ 9-10 tuổi để đến
năm 20 tuổi mới thi đấu chuyên nghiệp quả thật là khoảng thời gian đủ để khiến
mọi người phải nản lòng. Wenger đã dùng con mắt nhìn người của mình để khỏa
lấp thiếu sót của một thế hệ. Ông đã xây dựng được một đội ngũ tuyển trạch viên
chuyên đi săn lùng những tiềm năng trẻ ở độ tuổi chủ yếu là 16-17 có giá thấp với
một câu lạc bộ như Arsenal nhưng lại chấp nhận được với các đội bóng ít tên tuổi.
Trong 3-4 năm gần đây, Arsenal vẫn đều đặn mất một vài ngôi sao của mình
qua từng mùa bóng. Nhưng với một thạc sỹ kinh tế học, ông không cho phép mình
phải chịu thiệt trong các vụ mua bán. Ông rất biết cách làm cho giá trị chuyển
nhượng tăng lên bằng cách chọn đúng thời điểm để bán. Khoản lợi đem về từ các
vụ chuyển nhượng là rất đáng kể, một phần làm giảm bớt gánh nặng nợ nần cho
đội bóng, phần còn lại dùng để tái thiết đội bóng.
Mùa giải 2009-2010 vừa rồi. Arsenal đã nhóm lên một tia hi vọng khi mùa giải
trôi qua được 3/4 quãng đường và các Pháo Thủ trẻ có lợi thế để cán đích đầu
tiên. Nhưng tâm lý thi đấu của các cầu thủ trẻ trong giai đoạn nước rút không vững
vàng nên đã để đội bóng giàu kinh nghiệm Chelsea qua mặt và cướp mất ngôi vô

địch. Nó để lại cho người hâm mộ nhiều tiếc nuối nhưng cũng phần nào chứng tỏ
được sự trưởng thành của các cầu thủ trẻ.
Giai đoạn thành công sắp đến:
Trải qua thời kỳ trồng cây dường như Giáo Sư đang tiến đến ngày hái quả.
Trong giai đoạn Arsenal gặp khó khăn thì các đội bóng khác tích cực cạnh tranh
những danh hiệu bằng việc bỏ ra tiền tấn để đưa về những cầu thủ đẳng cấp, kèm
theo đó là các hoạt động làm ăn khác không hiệu quả dẫn đến tình cảnh nợ nần bê
bết của hầu hết các đội bóng lớn ở châu Âu. Liên Đoàn bóng đá Thế giới FIFA
cũng phải lên tiếng cảnh báo các đội bóng và đưa ra quyết định không cho đội
bóng nào làm ăn thua lỗ được tham dự giải đấu danh giá nhất châu Âu ở mùa giải
2012-2013. Kết quả này cũng có phần tác động không nhỏ của nền kinh tế chung
Thế Giới.
Trong khi Arsenal đang làm ăn có lãi hãy nhìn sang đối thủ lâu đời Manchester
United(MU), mặc dù đã được Cristiano Ronaldo cứu một bàn thua trông thấy nhờ
việc bán thân với giá kỷ lục 80 triệu bảng Anh. MU vẫn đứng trước nguy cơ bị
bán lại toàn đội bóng do khả năng trả nợ là rất nhỏ. Tình hình Liverpool cũng
tương tự MU. Chelsea may mắn hơn do được ông chủ giàu có gánh nợ nhưng đội
bóng này đang phải cố gắng cắt giảm quỹ lương quá cao của mình để được thi đấu
ở Champions League. Đó cũng là lý do khiến Chelsea không dám mua sắm mạnh
tay như những mùa giải trước.
Mùa giải 2010-2011 bắt đầu với Arsenal không dễ dàng khi Arsenal phải gặp
những đội bóng có lối chơi thiên về sức mạnh cơ bắp nhưng họ đã có những màn
trình diễn ấn tượng thể hiện sự chững chạc về bản lĩnh thi đấu. Mùa hè vừa rồi
Wenger đã không phải bán thêm trụ cột nào nữa nhờ tình hình tài chính đang rất
ổn định của Arsenal. Đội hình Arsenal lúc này đang có đủ về cả số lượng và chất
lượng nhờ bàn tay rèn dũa của Giáo Sư. Với những điểm tích cực như vậy hứa hẹn
sẽ đem lại một mùa giải thành công cho thầy trò Arsene Wenger
III. Bài học:
1. Việc xây sân vận động Emirates cho ta bài học: Bỏ qua cái lợi trước mắt,
hướng tới cái lợi lâu dài. Chấp nhận những khó khăn để đạt được thành quả to

lớn. Lùi một bước để tiến hai, ba bước.
2. Biết thời biết thế là kẻ anh hùng. Khi không đủ điều kiện vượt qua đối thủ
thì không nên nóng vội. Biết kiên nhẫn để đánh đúng lúc và đúng chỗ yếu của các
đối thủ.
3. Biết tạo dựng truyền thống và bản sắc cho tổ chức của mình. Đó chính là
phong cách, là đặc trưng, là văn hóa giúp cho tổ chức có dấu ấn riêng của mình
trong tâm trí mọi người.
4. Biết phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình
5. Biết xây dựng và phát triển các nguồn tiềm lực vững chắc. Có nguồn
tiềm lực vững chắc sẽ là cơ sở cho hoạt động của tổ chức luôn được suôn sẻ
Tài liệu tham khảo: arsenal.com.vn

×