Bài: THỰC HÀNH MỔ CÁ.
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này hs đạt được các mục tiêu sau:
- Giúp hs đạt được vị trí và nêu rõ vai trò của 1 số cơ quan của cá trên mẫu
mổ.
- Rèn luỵện cho hs kĩ năng mổ trên ĐVCXS và trình bày mẫu mổ.
- Giáo dục cho hs thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
B. Phương pháp: Quan sát, thực hành…
C. Phương tiện, chuẩn bị:
1. GV: Mẫu cá chép, bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim ( đủ cho các nhóm)
Tranh hình: 32.1, 32.2 SGK và Mô hình não ( mẫu não mổ sẵn)
2: HS: Mỗi nhóm 4 - 6 em: ( 1 con cá chép hoặc cá giếc và khăn lau, xà
phòng)
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức: 7A: 7B:
II. Kiểm tra bài cũ: ( 3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Chúng ta đã nghiên cứu đời sống và cấu tạo ngoài của cá.
Vậy cấu tạo trong của nó ra sao? Hôm nay chúng ta cùng thực nghiệm điều
này.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: ( 5’) Tổ chức thực hành.
- GV phân chia nhóm thực hành.
- Nêu y/c của tiết thực hành ( như sgk)
Hoạt động 2: ( 28’) Tiến trình thực hành.( Gồm 3 bước)
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
1. Cách mổ:
- GV trình bày kĩ thuật giải phẩu ( như SGK T 106) chú ý vị trí đường cắt để
nhìn rõ nội quan của cá.
- Biểu diễn thao tác mổ ( Dựa vào hình 32.1 SGK)
- Sau khi mổ cho hs quan sát rõ vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
2. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ.
- Hướng dẫn hs xác định vị trí của các nội quan.
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan ( như SGK)
- Quan sát mẫu bộ não cá nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.
3. Hướng dẫn viết tường trình.
- Hướng dẫn hs cách điền vào bảng các nội quan của cá.
+ Trao đổi nhóm: Nhận xét vị trí vai trò của các cơ quan.
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan.
+ Kết quả bảng 1 ( bài tường trình của bài thực hành)
Bước 2: Thực hành của học sinh.
- HS thực hành theo nhóm 4 - 6 HS.
- Mỗi nhóm cử ra : + Nhóm trưởng : điều hành
+ Thư kí: Ghi chép kết quả quan sát.
-Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Mổ cá: Lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt các cơ quan bên trong.
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi nêu nhận xét vị trí và vai trò của
từng cơ quan điền bảng sgk ( T107)
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của học sinh.
- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm.
- GV vhấn chỉnh những sai sót của hs khi xác định tên và vai trò của từng cơ
quan.
- GV thông báo đáp án chuẩn các nhóm đối chiếu, sữa chữa sai sót.
Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò.
- Mang( hệ hô
hấp)
- Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các
lá mang gần các xương cung mang , có vai trò trao đổi
khí.
Tim(hệ tuần - Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp
hoàn) để đẩy máu vào ĐM giúp cho sự tuần hoàn máu.
Hệ tiêu hoá
(tq,dd,r,gan)
- Phân hoá rõ rệt thành TQ, DD, R, có gan tiết mật giúp
cho sự tiêu hoá thức ăn.
Thận( hệ bài tiết) - Hai dải, sát cột sống, lọc từ máu các chất không cần
thiết đổ ra ngoài.
Tuyến SD( hệ
SD)
- Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, cá cái
có 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
Não( hệ thần
kinh)
- Nằm trong hộp sọ, ngoài ra có tuỷ sống nằm trong các
cung đốt sống điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.
Bước 4: GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan không bị nát, trình
bày đẹp.
- GV nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.
IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm
- GV cho hs trình bày các nội dung đã quan sát được.
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.
- Kết quả bảng phải điền( kết quả tường trình) GV cho điểm
V. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Câú tạo trong của cá chép