Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sinh học 10 nâng cao - GIỚI ĐỘNG VẬT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.57 KB, 12 trang )

Tiết … (bài 5)
GIỚI ĐỘNG VẬT

I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
a/ Cơ bản
Học xong bài này, học sinh phải:
-Nêu được các đặc điểm của giới động vật, liệt kê được các ngành thuộc
giới Động vật cũng như đặc điểm của chúng.
-Chứng minh được tính đa dạng của giới Động vật và vai trò của chúng.
b/ Trọng tâm
-Đặc điểm chung của giới Thực vật.
-Các ngành của giới Thực vật.
2/ Thái độ
Học xong bài này, hình thành trong mỗi học sinh ý thức bảo vệ tài
nguyên động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
-Hình 4 sách giáo viên (sơ đồ cây phát sinh).
-Hình 5 sách giáo khoa.
-Phiếu học tập: So sánh giới động vật và giới thực vật
Thực vật Động vật
Cấu tạo:
-Tế bào
-Hệ vận động
-Hệ thần kinh

Lối sống
Dinh dưỡng
2/ Học sinh
-Đặc điểm của giới Động vật và các ngành của giới Động vật.


-Sự đa dạng của giới Động vật.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
Trình bày các đặc điểm của giới Thực vật và các ngành của giới Thực
vật.
2/ Bài học
Các em hãy kể tên một số loài động vật mà em biết. Chúng khác với
Thực vật ở những điểm nào?
Giáo viên dựa vào câu trả lời của học sinh mà dẫn vào bài mới.

Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của giới Động vật và những khác
biệt cơ bản giữa giới Động vật và Thực vật.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu
sách giáo khoa và tìm những đặc
điểm chung của giới động vật.
Học sinh nghiên cứu sách giáo
khoa và tìm ra những đặc điểm
chung của giới động vật.







-GV: Vậy giữa động vật và thực

vật khác nhau ở những điểm nào?
Để so sánh giới thực vật và giới
động vật, các em hoạt động nhóm
I/ Đặc điểm chung của giới động
vật


1/ Đặc điểm về mặt cấu tạo
-Gồm những sinh vật đa bào, nhân
thực, các tế bào của cơ thể phân hóa
thành cơ quan, hệ cơ quan.
-Có hệ cơ quan vận động và hệ
thần kinh.
2/ Đặc điểm về dinh dưỡng và
lối sống
-Không có khả năng quang hợp,
sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có
sẵn.
-Di chuyển tích cực để tìm thức
ăn.
-Có khả năng phản ứng nhanh,
trong vòng 4 phút để hoàn thành
phiếu học tập.
Các nhóm thảo luận, đại diện các
nhóm trình bày sản phẩm, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét kết quả làm
việc của các nhóm, bổ sung hoàn
thiện kiến thức.
-GV: Sự giống và khác nhau giữa

động vật và thực vật nói lên điều gì?
Học sinh thảo luận trả lời (Động
vật và thực vật có chung nguồn gốc
nhưng phát triển theo hai hướng khác
nhau).
điều chỉnh được mọi hoạt động, thích
ứng cao với môi trường.







Đáp án phiếu học tập:
Thực vật Động vật
Cấu tạo:
-Tế bào
-Hệ vận

-Có thành xenlulôzơ, có lục
lạp.

-Không có thành xenlulôzơ,
lục lạp.
động
-Hệ thần
kinh
-Không
-Không

-Có
-Có, phát triển.
Lối sống -Cố định, phản ứng chậm, -Di chuyển tích cực để tìm
thức ăn, phản ứng nhanh.
Dinh dưỡng -Tự dưỡng. -Dị dưỡng


Hoạt động 2: CÁC NGÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được đặc điểm của các ngành thuộc giới Động vật
và mối quan hệ giữa các ngành trong giới Động vật.


Giáo viên cho học sinh quan
sát sơ đồ cây phát sinh động vật,
hình 4 sách giáo khoa để trả lời
câu hỏi:
-Giới động vật có nguồn gốc
từ đâu và được phân chia như thế
nào? Chỉ ra điểm sai khác giữa
các nhóm?
Học sinh nghiên cứu SGK và
trả lời:
-Giới Động vật có nguồn gốc
từ tập đoàn đơn bào dạng trùng
roi nguyên thủy và được chia
thành 2 nhóm chủ yếu là động
II/ Các ngành của giới động vật









-Động vật có nguồn gốc từ tập đoàn
đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy và
được chia thành 2 nhóm chủ yếu là động
vật không xương sống và động vật có
xương sống.
(đáp án phiếu học tập)
vật không xương sống và động
vật có xương sống.
-Học sinh trình bày sự sai
khác về bộ xương, hô hấp, thần
kinh, …
-GV: Ngành động vật có
xương sống được chia thành các
lớp: Nửa dây sống, Cá miệng
tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư,
bò sát, chim, thú.
GV bổ sung và hoàn thiện
kiến thức về phần so sánh của
học sinh.

ĐV không xương sống ĐV có xương sống
Bộ xương

-Không có bộ xương trong.
-Bộ xương ngoài (nếu có) bằng

kitin.
-Bộ xương trong bằng sụn hoặc
bằng xương với dây sống hoặc
cột sống làm trụ.
Hô hấp
-Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống
khí.
-Bằng mang hay bằng phổi.
Thần
kinh
-Dạng hạch, chuỗi hạch ở mặt
bụng.
-Dạng ống ở mặt lưng.
Đại diện
Ngành thân lỗ, ruột khoang, giun
dẹp, giun tròn, giun đốt, chân khớp,
da gai, thân mềm.
Nửa dây sống, cá miệng tròn, cá
sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát,
chim, thú.

Hoạt động 3: ĐA DẠNG GIỚI ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự đa dạng giới Động vật và vai trò của giới
Động vật trong tự nhiên cũng như với đời sống con người.


-Sự đa dạng của giới Động vật
được thể hiện như thế nào?
-Động vật có vai trò như thế nào
đối với thiên nhiên và đời sống con

người?
-Cho biết thực trạng khai thác động
vật ở Việt Nam và trên thế giới.
-Ở địa phương của em, việc bảo vệ
nguồn lợi tài nguyên động vật được
III/ Đa dạng giới động vật








-Sự đa dạng của giới Động vật
tiến hành như thế nào?
Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ
để trả lời các câu hỏi.
-Đa dạng về loài, lối sống.
-Vai trò của động vật trong hệ
sinh thái bảo đảm sự cân bằng trong
chuỗi và lưới thức ăn.
-Đối với đời sống: cung cấp
nguồn thục phẩm, dược phẩm quý,
sản phẩm công nghiệp, … bên cạnh
đó là một số tác hại như gây hại cho
mùa màng, gây bệnh cho người và
động vật.
-Các quốc gia trên thế giới đã xây
dựng được các khu bảo tồn để bảo vệ

động vật, đặc biệt là động vật quý
hiếm.
Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn
thiện kiến thức.
được thể hiện:
+Số lượng loài rất lớn: trên một
triệu loài.
+Số lượng cá thể trong loài lớn.
+Cấu tạo cơ thể thích nghi với
mọi môi trường sống khác nhau.
-Vai trò:
+Trong tự nhiên: là thành phần
chủ yếu của chuỗi và lưới thức ăn,
tham gia vào các chu trình sinh địa
hóa.
+Trong đời sống: là nguồn được
phẩm, thực phẩm, … cho con người.


3/ Củng cố
-So sánh giới động vật và thực vật.
-So sánh động vật có xương sống và không có xương sống.
-Kết luận SGK.
4/ Dặn dò
-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Xem trước bài 6, chuẩn bị thí nghiệm.
5/ Nhận xét – đánh giá tiết học
6/ Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
















×