Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

áp dụng seo vào kinh doanh thế nào là hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.34 KB, 3 trang )

Áp dụng SEO vào kinh doanh: Thế nào là hiệu quả?
Gần như 99% các yêu cầu dịch vụ SEO mà chúng tôi nhận được đều bắt đầu
bằng câu hỏi “tôi muốn các từ khóa x, y, z lên top 5 Google, giá bao nhiêu
và thời gian bao lâu?”. Cũng dễ hiểu, vì đây là cách tiếp cận đơn giản nhất
đối với SEO cho những khách hàng mới bắt đầu có nhu cầu áp dụng SEO
vào kinh doanh. Và sau khi dự án hoàn thành, đa phần những khách hàng đó
vào Google search các từ x, y, z và thấy website mình nằm đúng vị trí mong
muốn. Thế là yên tâm, và nghĩ rằng mình đã “SEO” xong. Nhưng thực chất,
kết quả có được từ SEO không đơn giản như vậy.
Một ví dụ điển hình về thành công trong SEO mà chúng tôi muốn dẫn chứng
là 1 website quy mô nhỏ nhưng có gần 90% tổng số lượt thăm (visit) đến từ
Google, khoảng hơn 200.000 visit/tháng. Và 200.000 visit đó đến từ…
104.000 từ khóa (tất nhiên là những từ khóa liên quan đến lĩnh vực hoạt
động). Từ đó bạn sẽ thấy rằng khách hàng đến với dịch vụ của bạn bằng rất
nhiều tên gọi khác nhau, suy nghĩ khác nhau và nhất là cách họ tìm kiếm
trên internet cũng rất khác. Do đó, đa phần những từ khóa này là đúng thông
tin cụ thể mà khách hàng cần và là thông tin có trên site của bạn. Do đó nếu
site bạn được tối ưu hóa tốt và có nội dung tốt sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện
trong top kết quả tìm kiếm.
Từ đây chúng ta có được 1 kinh nghiệm trong việc chọn từ khóa cho website
khi thực hiện SEO. Thử xét 1 ví dụ: Nếu bạn là 1 công ty chuyên kinh doanh
và phân phối điện thoại iPhone thì khoan hãy đến với các dịch vụ SEO để
nói rằng “tôi muốn website công ty lên top 5 với từ khóa ‘dtdd’ hay
‘iPhone’. Vì những từ khóa “chung chung” và ngắn này (short-tail keyword)
có sức cạnh tranh rất cao, bạn sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để dịch vụ thực hiện
SEO nhưng kết quả mang lại chưa chắc đã khả quan, mà hãy xét đến mục
tiêu của bạn (goal). Với ví dụ này thì mục tiêu dễ thấy nhất của bạn chính là
để khách hàng biết đến sản phẩm bạn đang phân phối, và đặt hàng. Như vậy
thì bạn có chắc rằng những người tìm “dtdd” hay “iPhone” trên Google đều
người đang cần mua điện thoại (là khách hàng tiềm năng) hay chỉ là những
người đang nghiên cứu về điện thoại, hay chỉ là những người muốn tìm tin


tức về iPhone. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những từ khóa dài (long-tail
keyword). Đây là những từ liên quan đến từ gốc, nhưng sẽ cụ thể và chính
xác hơn. Ví dụ: “giá điện thoại iPhone”, “iPhone 3GS 16GB”, “cửa hàng
bán iPhone”. Đây là những từ khóa rất cụ thể, số lượng tìm kiếm của mỗi từ
này sẽ ít hơn rất nhiều so với short-tail keyword, nhưng lợi thế của nó thì
không kém, vì bạn có thể nói 80% những người tìm kiếm các từ khóa này là
khách hàng tiềm năng của bạn – những người cần mua iPhone, hơn nữa số
lượng long-tail keyword rất phong phú và ít cạnh tranh.
Như vậy có thể nói rằng trừ những trường hợp đặc biệt hoặc ngân sách dồi
dào, bạn nên tập trung vào tối ưu “long-tail keyword” trên site của mình hơn
là bỏ tiền ra để đưa 1 vài từ khóa lên top. Nhưng như đã nói ở trên, số lượng
từ khóa “long-tail” mà khách hàng có thể tìm đến là rất nhiều, làm thế nào
để có thể tối ưu tất cả? Câu trả lời là hãy làm cho website của bạn thân thiện
với máy tìm kiếm (on-page SEO). Có nghĩa máy tìm kiếm có thể dễ dàng
đọc và ghi nhận nội dung trên site, khi đó nếu có những từ khóa liên quan
đến nội dung của bạn được tìm kiếm thì khả năng site được xếp hạng top là
rất cao. Để làm được điều này cần có nhiều tối ưu hóa về kỹ thuật và nội
dung trên site mà bạn sẽ phải nhờ đến các dịch vụ tư vấn SEO.
Do đó khi muốn mở rộng kinh doanh trên môi trường internet, trước tiên bạn
hãy có 1 website thân thiện với máy tìm kiếm, sau đó nghĩ đến những cách
mà khách hàng sẽ nói về lĩnh vực kinh doanh của bạn và đầu tư vào phần nội
dung để viết về những chủ đề đó trên site. Nên nhớ rằng bạn sẽ chỉ được
xuất hiện trong kết quả tìm kiếm nếu như site bạn có nói về vấn đề mà người
dùng đang tìm.

×