Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án Sinh 11 (NC) - CÁC CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.75 KB, 7 trang )


Bài 35:
CÁC CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Hiểu được phitôhoocmôn là các chất điều hòa hoạt động sinh
trưởng.
- Phân biệt được 2 nhóm phitôhoocmôn: nhóm kích thích sinh trưởng và
nhóm kìm hãm sinh trưởng.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích so sánh, suy luận, quan sát hình vẽ và nhận
xét.
3. Thái độ: - Nắm được các ứng dụng trong nông nghiệp của các phitôhoocmôn.
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Phần I chất điều hòa sinh trưởng.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, SGV, hình 35.1 và 35.2 phóng to, phiếu học tập.
2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài mới.
D. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: Giảng giải, vấn đáp gợi mở, phân tích qua kênh
chữ và kênh hình, hoạt động nhóm.
E. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1. Ổn định:
2. KTBC: Câu 2, 3/119 SGK
3. Bài mới:


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV cho HS đọc SGK và trả lời
câu hỏi:
- Em hiểu ntn về phitôhoocmôn?
- Phitôhoocmôn được chia mấy
nhóm? Kể tên các chất trong mỗi
nhóm?


Cho HS tham khảo SGK, thảo
luận nhóm, điền vào phiếu học
tập theo bảng 1 (SGK trang
114). Đồng thời cho HS QS
H.35.1, 35.2 SGK.
- Auxin có những dạng chính
nào?
- Auxin được tổng hợp ở các cơ
quan nào?
- Auxin có tác dụng gì?


- Gibêrelin được tổng hợp ở các
cơ quan nào?
- Gibêrelin có tác dụng gì?
I. CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
(Phitôhoocmôn):
Phitôhoocmôn là các chất hữu cơ có trong cây với 1 lượng
rất nhỏ, gồm 2 nhóm:
+ Nhóm các chất kích thích sinh trưởng: auxin, gibêrelin,
xitôkinin
+ Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng: axit abxixic, êtilen,
chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
1. Nhóm các chất kích thích sinh trưởng:
a. Auxin:
- Có 3 dạng auxin chính: auxin a, auxin b và heterôauxin
(AIA-axit indôl axêtic).
- Auxin được tổng hợp ở các cơ quan non như: mô phân
sinh chồi, lá mầm và rễ, nhiều nhất là ở chồi ngọn.
- Auxin tác dụng kích thích chồi ngọn và rễ sinh trưởng

mạnh, tác động đến tính hướng sáng và hướng đất, kích
thích sự ra hoa và tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng hoa
quả hạt.
b. Gibêrelin:
- Cũng được tạo ra ở các cơ quan non.
- Tác dụng kích thích thân mọc cao, dài, các lóng dài ra,



- Xitôkinin được tổng hợp ở các
cơ quan nào?
- Xitôkinin có tác dụng gì?

GV phát phiếu học tập cho HS
vận dụng SGK điền vào phiếu
dựa trên nội dung các câu hỏi
sau:
- Axit abxixic được tổng hợp ở
các cơ quan nào?
- Axit abxixic tác dụng gì?
- Etilen được tổng hợp ở các cơ
quan nào?
- Etilen có tác dụng gì?

- Nguồn gốc chất làm chậm sinh
trưởng?
- Chất làm chậm sinh trưởng có
tác dụng gì? Nguồn gốc?
- Chất diệt cỏ có tác dụng gì?
kích thích ra hoa tạo quả sớm và không hạt, kích thích nảy

mầm của hạt, củ và thân ngầm.
c. Xitôkinin:
- Cũng được tổng hợp ở các cơ quan non.
- Tác dụng tăng quá trình phân chia tế bào hình thành cơ
quan mới, ngăn chặn sự hóa già.

2. Các chất kìm hãm sinh trưởng:
a. Axit abxixic:
- Được tổng hợp ở các cơ quan già, cơ quan sinh sản, cơ
quan dự trữ
- Tác dụng kìm hãm sinh trưởng của cành lóng, gây trạng
thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng.
b. Etilen:
- Dạng khí cũng được tổng hợp ở các cơ quan già, cơ quan
sinh sản, cơ quan dự trữ.
- Tác dụng tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá,
quả, làm chậm sinh trưởng của các mầm thân củ.
c. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ:
- Chất làm chậm sinh trưởng được tổng hợp nhân tạo tác
dụng ức chế sinh trưởng, dùng để làm thấp cây, cứng cây.
- Chất diệt cỏ phá hoạt màng tế bào và màng sinh chất, kìm


- Sự cân bằng giữa 2 tác dụng
kích thích và kìm hãm diễn ra lúc
nào trong đời sống của cây?



GV vấn đáp:

- Nêu những nguyên tắt cần chú
ý khi sử dụng các chất điều hoà
sinh trưởng trong nông nghiệp?
hãm quang hợp, ngừng trệ quá trình phân bào.
3. Sự cân bằng phitôhoocmôn:
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây đều được
điều chỉnh bởi tác động của enzim và hoocmôn.
- Sự cân bằng giữa 2 tác dụng kích thích và kìm hãm diễn ra
lúc chuyển từ pha sinh dưỡng sang pha sinh sản thể hiện là
sự phân hóa mầm hoa và tạo hoa.
II. ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP:
1. Nguyên tắc:
- Nồng độ sử dụng tối thích.
- Thoả mãn nhu cầu về nước, phân bón và khí hậu.
- Chú ý tính đối kháng, hỗ trợ của các phitôhoocmôn.
2. Lưu ý:
- Nồng độ tối thích của chất kích thích sinh trưởng. Nếu
nồng độ thấp thì hiệu quả thấp, nếu nồng độ cao quá sẽ ức
chế sự phát triển, thậm chí còn phá hủy hay gây chết mô và
tế bào.

4. Củng cố: Cho học sinh tóm tắt trong khung.
5. Dặn dò: Học theo PHT, câu hỏi SGK, soạn bài mới.
F. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Câu 4 trang 123 SGK.
G. RÚT KINH NGHIỆM:

Phiếu học tập:
Tên Phitohoocmon Đặc điểm Tác động sinh lý
Nhóm kích thích
Auxin

Gibêrelin
Xitôkinin
Nhóm kìm hãm
Axit abxixic
Etilen
Chất làm chậm sinh trưởng
Phiếu học tập bài 35: các chất điều hoà sinh trưởng

Tên
Phitohoocmon

Đặc điểm Tác động sinh lý
Nhóm kích
thích


Auxin


Gibêrelin


Xitôkinin


Nhóm kìm hãm



Axit abxixic



Etilen


Chất làm
chậm sinh
trưởng



Phiếu học tập bài 35: các chất điều hoà sinh trưởng

Tên
Phitohoocmon

Đặc điểm Tác động sinh lý
Nhóm kích
thích


Auxin


Gibêrelin


Xitôkinin



Nhóm kìm hãm



Axit abxixic


Etilen


Chất làm
chậm sinh
trưởng




×