Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Bài giảng Đại cương về thuế ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.94 KB, 25 trang )


THUẾ
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ

NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Đặc trưng và bản chất của thuế
3. Vai trò của thuế
4. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế
5. Phân loại thuế

1. Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá nhân cho nhà
nước theo luật định.
Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành
(quốc hội).
Điểm 4, điều 84 Hiến pháp 1992 quy định nhiệm vụ quyền
hạn của quốc hội:“Quyết định chính sách tài chính, tiền
tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và
phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán
ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ
các thứ thuế“

1. Khái niệm (tt)
Cho đến hiện nay chưa xác định được quốc gia hay vùng
lãnh thổ nào là nơi khai sinh ra thuế.
Các nhà kinh tế đều đồng ý rằng thuế gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của nhà nước
Thuế là công cụ của nhà nước.
Đánh thuế là đặc quyền của nhà nước.
Đánh thuế không phải lúc nào cũng là mong muốn của dân


chúng.
Thường xuyên xảy ra tranh luận và xung đột giữa chính
phủ và công dân về vấn đề đánh thuế.

2.1 Đặc trưng
+ Tính bắt buộc
Người dân bắt buộc phải nộp thuế theo đúng quy định
Thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của
Nhà nước
Nộp thuế là một trách nhiệm.
+ Không hoàn trả trực tiếp
Thuế được tập trung vào NSNN
NN chi trả cho người dân một cách gián tiếp thông qua
chi tiêu công.
Thuế đánh trên cá nhân còn dịch vụ công lại mang tính
cung cấp tập thể.
Dịch vụ công mà người trả thuế sử dụng không nhất
thiết tương thích với thuế mà họ đã trả.
2. Đặc trưng và bản chất của thuế:

2.1 Đặc trưng (tt)
+ Dùng vào chi tiêu công
Chi bộ máy nhà nước.
Chi phúc lợi công cộng (bệnh viện, trường học, đường
xá, công viên…  phục vụ lợi ích cộng đồng.
2.2 Bản chất
+ Thuế thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức
và xã hội
+ Phát sinh trong quá trình nhà nước bằng quyền lực của
mình tham gia phân phối tổng sản phẩm xã hội,

2. Đặc trưng và bản chất của thuế:

(1) Công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập
trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân
sách Nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
Thông qua thuế, nhà nước thực hiện chức năng tái phân
phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Để thực hiện tốt vai trò này cần chú ý:
- Khả năng chịu thuế của người dân
- Công bằng trong điều tiết thu nhập
- Góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
3. Vai trò:

(2) Công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền
kinh tế - xã hội.
+ C/s thuế góp phần định hướng đầu tư trong nước:
thực hiện ưu đãi theo ngành nghề hay vùng lãnh thổ 
tái cấu trúc nền kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ.
+ Thông qua thuế suất, khuyến khích hoặc hạn chế hoạt
động kinh doanh xác lập quan hệ cân đối giữa cung
và cầu hàng hóa.
+ Góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của
nhà nước (xây dựng lộ trình giảm thuế khi gia nhập
WTO)
3. Vai trò:

(3) Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội trong phân phối.
Do các khiếm khuyết của thị trường, các nguồn lực của

XH có thể sẽ không được phân bố hiệu quả.
Các chính sách thuế tác động đến cung cầu nguyên vật
liệu, hàng hóa,…điều chỉnh quá trình phân phối của các
lực thị trường, điều chỉnh quá trình tái sản xuất
 Thuế góp phần điều chỉnh quá trình phân phối nguồn
lực này.
Thuế tham gia vào quá trình phân phối thu nhập xã hội
từ kết quả kinh doanh.
Đối với người có thu nhập thấp sẽ không phải chịu
thuế. Người có thu nhập càng cao phải đóng thuế càng
nhiều - theo biểu thuế lũy tiến từng phần (Bình đẳng
theo chiều dọc)
3. Vai trò:

(1) Theo phương thức huy động: thuế trực thu và
thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà Nhà nước sử dụng
nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu
dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu
thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.
Tính chất gián thu thể hiện ở chổ người nộp thuế và
người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Thuế
gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng
hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh
doanh nộp cho nhà nước nhưng người tiêu dùng lại
là người phải chịu thuế.
Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế GTGT,
thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Phân loại thuế


4. Phân loại thuế (tt)
Thuế trực thu là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp
vào phần thu nhập của các pháp nhân hoặc thể nhân.
Tính chất trực thu thể hiện ở chổ người nộp thuế theo
quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế.
Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của
người chịu thuế.
Ở Việt Nam, thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sự phân loại thuế thành thuế trực thu và thuế gián thu có
ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chính sách
pháp luật thuế.

4. Phân loại thuế (tt)
(2) Căn cứ vào đối tượng đánh thuế:
Thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
như thuế giá trị gia tăng.
Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như thuế xuất nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất.
Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài
sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử
dụng vốn của ngân sách Nhà nước.

4. Phân loại thuế (tt)
(3) Căn cứ vào tính chất thuế: Thuế lũy tiến và thuế lũy

thoái
(4) Căn cứ vào phân cấp quản lý: Thuế trung ương và
thuế địa phương
Ví dụ:
Các khoản thuế do TW thu 100%
a) Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
b) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch
toán toàn ngành.
đ) Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm
dò, khai thác dầu, khí, kể cả thuế chuyển thu nhập ra
nước ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
………

4. Phân loại thuế (tt)
Các khoản thuế do địa phương thu 100%
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt
động dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
………………
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
………

4. Phân loại thuế (tt)

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng
hoá nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập
doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và
thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất
trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt
động xổ số kiến thiết;
đ) Phí xăng, dầu.

5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế
5 1. Tên gọi của luật thuế. Tên Luật thuế thường
được xác định trên cơ sở tên gọi loại thuế được quy
định. Tên gọi của một Luật thuế được xác định theo
đối tượng tính thuế hoặc nội dung và tính chất của các
hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng.
5.2. Ðối tượng nộp thuế là các tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước theo luật
định.

5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
5.3. Căn cứ tính thuế
Ðối tượng tính thuế: là căn cứ quan trọng nhất để
tính số thuế phải nộp.
Các đối tượng tính thuế: Giá trị hàng hóa được tạo

ra bởi hoạt động kinh tế; giá trị tài sản; thu nhập của
doanh nghiệp hay cá nhân.
Các Luật thuế quy định đối tượng tính thuế của mỗi
loại thuế có tính độc lập. Ví dụ, đối tượng của thuế
TNDN là thu nhập chịu thuế, đối tượng tính thuế của
thuế TNCN là thu nhập chịu thuế


5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
5.3. Căn cứ tính thuế (tt)
Biểu thuế:
Là bảng tập hợp các thuế suất hoặc các mức thuế
nhất định trong một Luật thuế được áp dụng để thu
thuế đối với từng quan hệ cụ thể cụ thể.
Thuế suất:
Là mức thu hay suất thu thuế được ấn định trên đối
tượng tính thuế.

5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
Thuế suất (tt)
+ Thuế suất tuyệt đối: được quy định bằng con
số tuyệt đối, với đơn vị tính bằng tiền như thuế
môn bài, thuế nhập khẩu đối với ôtô đã qua sử
dụng…
Ưu điểm là mức thu ổn định; cách tính đơn
giản dễ hiểu và dễ tính;
Chưa công bằng.
Không phản ánh chính xác tình hình hoạt động
kinh tế của quốc gia và doanh nghiệp. Có thể gây
thiệt hại cho doanh nghiệp hay nhà nước


5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
Thuế suất (tt)
+ Thuế suất tỷ lệ cố định:
Thuế suất quy định bằng tỷ lệ % trên đối tượng
tính thuế.
VD: thuế suất tỷ lệ 5%, 10%, 15%
Được sử dụng khá phổ biến trong nhiều sắc
thuế như thuế TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…)
Ưu điểm: rất linh hoạt và phù hợp với nền kinh tế
nhiều biến động


5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
Thuế suất (tt)
+ Thuế suất tỷ lệ lũy tiến:
Thuế suất quy định bằng tỷ lệ % và tăng dần theo sự
gia tăng của căn cứ tính thuế.
Gồm có:
- Thuế lũy tiến toàn phần; lấy toàn bộ thu nhập nhân
với thuế suất tương ứng.
- Thuế lũy tiến từng phần: phân chia thu nhập ra từng
phần (ứng với các bậc thuế với thuế suất khác nhau) để
tính số thuế phải nộp.
VD: thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập đến 5tr/tháng:
5%; từ trên 5 đến 10tr/tháng: thuế suất 10%; trên 10
đến 18tr: 15%; …

5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)

Thuế suất (tt)
+ Thuế suất tỷ lệ lũy tiến từng phần(tt):
Có ưu điểm là công bằng hơn.
Chú trọng đến nhân thân, gia cảnh người nộp thuế
Nhưng phức tạp trong cách tính toán, dễ gây ngộ
nhận là thuế cao.
Việc ấn định thuế suất cần chú ý đến 2 nguyên tắc cơ
bản sau:

Thuế suất phải phù hợp với khả năng chịu thuế của
người dân và khuyến khích hoạt động kinh doanh.

Đáp ứng đồng thời 2 mục tiêu: đảm bảo nguồn thu
NSNN nhưng không cản trở mà còn phải kích thích
tăng trưởng kinh tế.

5. Các yếu tố cơ bản hợp thành luật thuế (tt)
5.4 Miễn giảm thuế
Số thuế được miễn giảm thực chất là số thuế phải nộp,
nhưng được để lại cho người nộp thuế
Mục đích miễn giảm nhằm hỗ trợ người nộp thuế gặp khó
khăn
Khuyến khích đầu tư mới hay đầu tư theo chiều sâu; đầu
tư vào các ngành nghề hay vùng lãnh thổ.
Khuyến khích xuất khẩu…

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THUẾ VIỆT
NAM


5. Sinh viên tự tìm hiểu thêm.

×