protein tái tổ hợp HA và M2
của virus cúm gia cầm H5N1
trong vi khuẩn E.coli
Bư
ớc đầu thu nhận một số kết quả
biểu hiện protein tái tổ hợp HA và
M2 của virus cúm gia cầm H5N1
trong vi khuẩn E.coli
Kể từ cuối năm 2003 đến nay, dịch
cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt hại
về tài sản và con người ở nhiều nơi
trên thế giới. Hàng trăm triệu gia
c
ầm, động vật bị chết do virus H5N1
hoặc bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lan
rộng của dịch cúm. Theo Tổ chức Y
t
ế thế giới (WHO), trong tổng số 328
ca được ghi nhận bị nhiễm cúm là đ
ã
có 200 ca bị tử vong, trong đó Việt
Nam đứng thứ hai trên thế giới, sau
Indonesia, có số người tử vong do
cúm H5N1 là 46 ca (theo ghi
nhận của WHOđến
ngày10/09/2007). Hi
ện nay, chúng ta
đang phải đối phó với một thử thách
rất lớn do dịch cúm gia cầm H5N1
gây ra. Một đại dịch cúm do H5N1
có thể xảy ra do con người không có
kháng th
ể tồn tại đối với virus H5N1
này và do độc lực cao của chúng mà
hiện nay vẫn chưa sẵn có vaccine
phòng bệnh cúm H5N1. Trước tình
hình cấp thiết đó, chúng tôi tiế
n hành
nghiên cứu “Tạo kháng nguyên tái
tổ hợp HA, NA, M2 và NS1 của
virus cúm gia cầm H5N1 và thử
nghiệm đáp ứng miễn dịch”. Mục
tiêu của chúng tôi là tạo 4 protein
biến đổi (ký hiệu là HAP, NAP, M2
và NS1) của virus cúm H5N1 làm
kháng nguyên. Bốn protein này đư
ợc
nhân dòng và biểu hiện
trong E.coli
BL21 thông qua plasmid
biểu hiện pGEX 4T-3. Bước đầu đã
có một số kết quả khả quan. Chúng
tôi đã biểu hiện th
ành công 2 protein
tái tổ hợp HAP và M2 (có trọng
lượng tương ứng 46 kDa và 37 kDa)
trong E.coli BL21. K
ết quả biểu hiện
đã được kiểm tra bằng điện di SDS-
PAGE và Western blot. Hàm lượng
protein biểu hiện khá cao.
Hình: Kết quả cảm ứng biểu hiện
protein HAP và M2
Giếng 1: BL21 sau 6 giờ cảm ứng
IPTG 0.5mM (ph
ần không tan)
Giếng 2: BL21 sau 6 giờ cảm ứng
IPTG 0.5mM (ph
ần tan)
Giếng 3: BL21-pGEX 4T-3 sau 6 gi
ờ
cảm ứng IPTG 0.5mM (phần không
tan)
Giếng 4: BL21-pGEX 4T-3 sau 6 gi
ờ
cảm ứng IPTG 0.5mM (phần tan)
Giếng 5: BL21-HAP sau 6 giờ cảm
ứng IPTG 0.5mM (phần không tan)
Giếng 6: BL21-HAP sau 6 giờ cảm
ứng IPTG 0.5mM (phần tan)
Giếng 7: BL21-M2 sau 6 giờ cảm
ứng IPTG 0.5mM (phần không tan)
Giếng 8: BL21-M2 sau 6 giờ cảm
ứng IPTG 0.5mM (phần tan)
Giếng 9: BL21-HAP sau 6 giờ cảm
ứng IPTG 0.5mM (trước khi phá vở
tế bào)
M: thang protein (2-212 kDa, NEB)
Khi chúng tôi so sánh kết quả giải
trình tự của protein tái tổ hợp HAP,
M2 với dữ liệu của GeneBank cho
thấy đoạn protein mà chúng tôi thiết
kế có độ tương đồng rất cao (100%)
so với các chủng thuộc clade 1 (ở
Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,
Lào) và một số chủng thuộc clade 2
(ở Hàn Quốc, Trung Quốc). Với kết
quả ghi nhận được cho chúng tôi hy
vọng là sử dụng các protein này làm
kháng nguyên thì tiềm năng rất lớn
tạo được đáp ứng miễn dịch của các
kháng nguyên là trên phổ rộng,
kháng lại nhiều chủng cúm H5N1
gây độc cao. Đây là một kết quả thật
có ý nghĩa, mở ra triển vọng rất lớn
trong nghiên cứu vaccine phòng
bệnh cúm gia cầm H5N1. Nếu việc
nghiên cứu sản xuất vaccine protein
tái tổ hợp này phòng được bệnh cúm
H5N1 là thành công, sẽ góp phần rất
lớn trong việc giảm bớt thiệt hại về
tài sản và con người do virus H5N1
gây ra.