Điều tra thực trạng công
nghệ sinh học tại thành phố
Hồ Chí Minh
Điều tra thực trạng công nghệ
sinh học tại thành phố Hồ Chí
Minh
(20/03/06)
Đề tài điều tra thực trạng công
nghệ sinh học tại thành ph
ố Hồ Chí
Minh được thực hiện nhằm nắm
được danh sách các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực CNSH, nhân
sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị
nghiên cứu cũng như thành quả
nghiên cứu CNSH trong các lĩnh
vực Nông nghiệp, Môi trường,
Thủy sản, Y dư
ợc trong những năm
gần đây. Từ đó, cung cấp những
thông tin ban đầu cần thiết giúp
phát huy những mặt mạnh, hạn chế
các m
ặt yếu kém, kịp thời có những
giải pháp thích hợp để phát triển
CNSH trên địa bàn Thành phố
được bền vững.
Nội dung nghiên cứu: đề tài
tập trung điều tra thực trạng CNSH
ở các Viện, Trường, Doanh nghi
ệp,
Trung tâm thông qua bi
ểu mẫu điều
tra và phỏng vấn trực tiếp.
Thời gian thực hiện: 1 năm
(2005)
Kết quả đạt được:
K
ết quả cho thấy, trong những năm
gần đây Thành phố Hồ Chí Minh
có đầu tư thích đáng về cơ sở vật
chất và phát triển nhân sự về
CNSH. Trong thời gian tới để đáp
ứng tiềm năng kinh tế của cả khu
vực phía NamThành phố cần:
Ở lĩnh vực cây trồng: tiếp tục
nghiên cứu, sưu tập, chọn tạo
những giống có giá trị kinh tế cao;
nghiên cứu tạo các thuốc bảo vệ
thực vật vi sinh, thảo mộc và phân
bón hữu cơ; đưa chương trình cây
chuyển gen vào nghiên cứu và sản
xuất; đào tạo nhân lực sinh học
phân tử thực vật.
Ở lĩnh vực chăn nuôi – thú y:
cần đầu tư thêm trang thiết bị và
nguồn nhân lực; nghiên cứu sản
xuất các thiết bị chuẩn đoán sớm
bệnh cũng như các vaccine phòng
bệnh.
Ở lĩnh vực thủy sản: cần đầu t
ư,
trang bị thêm các thiết bị hiện đại;
nghiên cứu chọn tạo các con giống
có khả năng chống chịu và kháng
bệnh; đầu tư sản xuất các kit phát
hiện bệnh, các chế phẩm phòng trị
bệnh cũng như thức ăn trong nuôi
trồng thủy sản.
Ở lĩnh vực môi trường: cần đầu
tư các trang thiết bị cũng như
nguồn nhân lực cho nghiên cứu và
phân tích, xử lý môi trường. Đặc
biệt là đầu tư kinh phí cho công tác
nghiên cứu xử lý nước thải.
Ở lĩnh vực thực phẩm: cần đầu
tư nguồn kinh phí, trang thiết bị
cũng như đào tạo nguồn nhân lực
hơn nữa cho lĩnh vực này vì đây là
lĩnh vực nhiều tiềm năng tại thành
phố.
Ở lĩnh vực y tế: cần có chính
sách và kế hoạch đầu t
ư lâu dài cho
lĩnh vực này, chấp nhận rủi ro cao
với mục tiêu thu được hiệu quả sau
10-20 năm.
Hà Thị Loan