Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ MẶT HÀNG CÁ TRA , BASA VÀ TÔM CỦA MỸ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.69 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
Khoa: Thủy Sản
Lớp: DH08CT
BÁO CÁO VỀ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ
MẶT HÀNG CÁ TRA, BASA VÀ TÔM
CỦA MỸ
SV: Nguyễn Tấn Thành
MSSV: 08117174
Tháng 10/2009
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÁ TRA, BASA
VÀ TÔM XUẤT KHẨU
Cùng với lúa gạo, thủy sản nước ngọt cũng là một lợi thế trong phát triển kinh tế
vùng ĐBSCL… Bộ Thủy sản (cũ) cũng đánh giá ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã
đóng vai trò làm tăng nhanh giá trị xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, cá tra và basa đã trở
thành hàng xuất khẩu chủ lực. Toàn vùng hiện có 27 nhà máy chế biến với tổng công suất
hơn 1.100 tấn cá nguyên liệu/ngày. Nhiều doanh nhân thuần túy kinh doanh các mặt hàng
thủy sản khác cũng tham gia xuất khẩu cá tra và basa. Kim ngạch xuất khẩu cá tra và basa
năm 2004 đã đạt 125 triệu USD, tăng 2.2 lần so với năm 2003.
Bên cạnh mặt hàng cá tra và basa thì Việt Nam cũng có mặt hàng tôm với kim
ngạch xuất khẩu khá lớn. Năm 2003 thị trường Mỹ đã nhập khẩu hơn 500 nghìn tấn tôm
các loại, tăng 17,5% so với năm 2002( 430 nghìn tấn).
Tôm hiện là nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị trường Hoa
Kỳ (chiếm 2/3 trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường này). Năm 2000,
Việt Nam xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ tăng hơn hai lần so với năm 1999, đạt
giá trị hơn 200 triệu USD năm 2001.
Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 50 nước cung cấp tôm cho thị trường này, và
thường xuất khẩu dưới dạng tôm vỏ (khoảng 8 triệu pound) và tôm thịt (trên 10 triệu
pound), riêng mặt tôm luộc Việt Nam đứng thứ 3 trong các nước cung cấp tôm cho Hoa


Kỳ, đạt 1.360 tấn năm 2000.
Mặt hàng này được tiêu thụ với khối lượng lớn do dân chúng Hoa Kỳ ưa thích
nhất. Từ năm 1998 đến năm 2000, nước này nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ USD mỗi năm, 5%
khối lượng được nhập từ châu Á, lượng tôm nhập qua các năm là:
Năm 1997 1998 1999
Đơn vị tấn 236.000 288.928 300.000
(Nguồn: uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ)
Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2002:
Thị trường Khối lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỉ trọng (%)
Nhật Bản 96.251 537,968 26,6
Trung Quốc 77.175 302,261 14,9
EU 31.368 84,404 4,2
ESEAN 29.183 79,529 3,9
Mỹ 98.665 656,655 32,4
Các nước khác 111.400 363,005 17,9
(Nguồn: Bộ Thuỷ sản năm 2002)
Qua bảng trên ta thấy thị trường Mỹ có rất nhiều triển vọng. Đây là cơ hội lớn cho các
nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới.
Năm 2007 xuất khẩu cá tra và basa đạt 0,97 tỉ USD đạt 25,72%. Tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2007 đạt 3,8 tỉ đến năm 2008 đạt 4,5 tỉ.
Nhiều chuyên gia trong ngành còn dự báo trong năm nay mặt hàng này sẽ về đích với
kim ngạch 1,2 tỷ USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết: xuất khẩu cá tra, basa
trong tháng 6 đạt 57.918 tấn, trị giá 126,873 triệu USD, tăng 7,4% về khối lượng và 4,5%
về giá trị. Như vậy, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra, basa đạt sản lượng 266.258 tấn, trị
giá 604,749 triệu USD.
Trong đó, đứng đầu vẫn là thị trường Mỹ với mức tăng trưởng 60,4%; đứng thứ
hai là Mêhicô với 39,9% và kế đến là Hà Lan với 39,7%. Một trong những doanh nghiệp
đi đầu trong việc xuất khẩu cá tra, ba sa phải kể tới Công ty Vĩnh Hoàn với 46,6 triệu
USD, Công ty Hùng Vương 45,2 triệu USD và Công ty Navico 37,6 triệu USD

Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra và ba sa dần hồi phục là do nhu
cầu cá tra tại thị trường EU tăng trở lại sau nhiều tháng sụt giảm. Chỉ tính riêng tháng 6,
xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường này đã đạt 20.644 tấn, trị giá 51,585 triệu USD,
tăng 26,7% và 19,4% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Thêm vào đó, giá cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong 2
tháng gần đây đã tăng so với các tháng đầu năm. Đặc biệt, sau hội chợ Vietfish vừa qua,
Việt Nam đã ký được thỏa thuận với phía Nga sẽ tăng sản lượng xuất khẩu cá tra vào thị
trường này thêm 10.000 tấn trong bốn tháng cuối năm 2009.
Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) sẽ xuất khẩu trên 50 container cá
tra đông lạnh sang Mỹ trong tháng 8 năm nay. Từ những tín hiệu khả quan này, Hiệp hội
Vasep dự báo, năm nay kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ đạt mức 1.2 tỷ USD.
Tuy nhiên hiện nay, việc nuôi và chế biến cá tra, ba sa vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn về giá cả thức ăn chăn nuôi tăng liên tục cũng như nhiều hộ nông dân nuôi khó
tiếp cận nguồn vốn vay cho sản xuất.
Điều này đã khiến cho các hộ nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL chỉ thả cá với mật độ thưa
và cho ăn cầm chừng, không dám đầu tư nhiều vào quá trình nuôi cá, kéo theo nguồn cá
nguyên liệu trở nên khan hiếm.
Điều này đã khiến cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu vẫn đang hoạt
động cầm chừng chỉ với 30-40% công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu mặc dù máy móc
thiết bị được đầu tư rất hiện đại.
Bên cạnh những tồn tại trên lại thêm những khó khăn do Luật SPS (kiểm dịch động
vật) và một số luật về hàng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng mà EU đang quy
định, đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nước ta đang đứng trước những trở
ngại lớn cho việc kinh doanh, vì Luật IUU (về nguồn gốc thủy sản với những điều khoản
khắt khe hơn) sắp được Liên minh châu Âu – EU áp dụng rộng rãi vào ngày 1/1/2010.
Thời hạn áp dụng gấp rút như vậy sẽ khiến Việt Nam không đủ thời gian để đáp
ứng những yêu cầu của EU vì trên thực tế, ngành đánh bắt hải sản của Việt Nam có quy
mô nhỏ lẻ, trình độ của nhiều ngư dân còn hạn chế.
Do vậy, rất khó để có được giấy chứng nhận của từng lô hải sản đánh bắt. Nên
muốn chấp hành đúng các qui định của luật IUU thì Việt Nam phải có lộ trình từ 2 đến 3

năm để tiến hành.
Phát triển mạnh như thế nhưng cũng bắt đầu từ năm 2003 thì hai mặt hàng này
cũng trải qua thách thức rất lớn từ việt Mỹ bắt đầu kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán
phá giá mặt hàng cá tra và basa(sau đó tiếp theo là vụ kiện bán phá giá tôm).
II/ VỤ LIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ BASA
1) Nguyên nhân Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và basa
Nguyên nhân chủ yếu mà Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam ( còn có các doanh
nghiệp khác của các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…) là mặt hàng này bán
thấp hơn hàng nội địa. Điều này làm cho hàng nội địa không cạnh tranh lại và số lượng
tiêu thụ giảm xuống ảnh hưởng tới ngành nuôi cá catfish, nuôi trồng ở Mỹ. Do đó Mỹ
tiến hành kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá nhằm trừng phạt Việt Nam bằng
cách đánh thuế cao lên nhằm hạn chế hàng nhập khẩu vào nước.
Bán phá giá là việc bán hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài
tại một thị trường xuất khẩu, ví dụ như tại Mỹ, với giá thấp hơn giá bán của những sản
phẩm giống hoặc tương tự mà các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu bán tại thị trường trong
nước của họ hoặc xuất tới thị trường của nước thứ ba, hoặc với giá bán hàng hoá thấp hơn
chi phí sản xuất sản phẩm.
Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và Luật
pháp Hoa Kỳ, thì thuế chống bán phá giá có thể bị áp dụng nếu có hai điều kiện được
thoả mãn: (1) “Thấp hơn giá trị chuẩn” (Less than fairvalue - LTFV) hoặc việc bán phá
giá phải được xác định là đang tồn tại; và (2) việc bán hàng hoá với giá “thấp hơn giá
bán thông thường” phải đang gây ra hoặc đang đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho
ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.
Nếu hai điều kiện trên được thoả mãn, lệnh thuế chống bán phá giá được ban hành áp đặt
các mức thuế tương đương với khoản được xác định bởi giá trị chuẩn (được xác định khi
bán hàng hoá tại thị trường nội địa hoặc tại thị trường của nước thứ ba, hoặc trên cơ sở
giá trị xây dựng) lớn hơn giá xuất khẩu, khi bán hàng vào thị trường Mỹ.
Nguyên nhân Mỹ tiến hành vụ kiện:
 Cho tới năm 1970, cá da trơn hay catfish theo tên tiếng Anh vẫn chỉ là một thứ đặc
sản của một số vùng ở Mỹ và nhu cầu về sản phẩm này rất hạn chế.

 Thực phẩm chế biến từ catfish thì càng trở nên phổ biến hơn sau chiến dịch tiếp thị
của các trại nuôi cá catfish và doanh nghiệp chế biến.
 Sản lượng cá nuôi tăng ở Mỹ từ 2.580 tấn năm 1970 lên 271.000 tấn vào năm 2001
với doanh số trên nữa tỷ đôla.
 Các trại nuôi tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng sông Mississippi tại các bang
Mississippi, Alabana, Arkansas và Louisiana.
 Mức tiêu dùng catfish bình quân đầu người ở Mỹ tăng từ 0.41pao vào năm1985 lên
1pao vào năm 2001.
*
Tác động hàng nhập khẩu:
- Giá bình quân một pao mà các nhà nuôi cá catfish nhận được giảm từ 75 xen vào
năm2000 xuống còn 66 xen vào năm 2002. Do đó hiệp hội các nhà nuôi cá catfish
Mỹ(CFA) luận rằng giá bán hiện thấp hơn chi phí sản xuất tới 15 xen.
- Tổng doanh số cá catfish nội địa bán cho các đơn vị chế biến giảm 20% từ 446 triệu
USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD vào năm 2001. Sản phẩm của Việt Nam
thường có giá rẻ hơn từ 0,008 đến 1 USD/pound (1 pound tương đương khoảng 0,454kg).
-Các chủ trại nuôi cá catfish “cáo buộc” các sản phẩm cá tra và basa từ Việt Nam là
nguyên nhân gây ra sự giảm sút này.
-Thêm nữa, họ nói rằng cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, không đảm
bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
-Phía CFA yêu cầu sản phẩm cá da trơn không được gọi là catfish, vì như vậy là vô hình
chung ăn theo uy tín của cá nheo Mỹ, cái uy tín mà họ mất nhiều năm trời và đổ bao tiền
của mới tạo dựng được.
2) Quan cảnh vụ kiện
Cuối năm 2000, CFA lên tiếng về việc cá tra, basa gia tăng thị phần đáng kể và
có nguy cơ đe dọa ngành catfish Mỹ.
5/10/2001: Hạ viện Mỹ thông qua dự luật HR 2964 chỉ cho phép sử dụng tên
catfish cho riêng các loài cá nheo Mỹ.
Cuối năm 2001, CFA tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra, basa vào thị trường
Mỹ.

13/5/2002, Mỹ ban hành đạo luật trang trại, trong đó có điều khoản cấm các loại
cá da trơn nhập khẩu mang tên catfish.
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp Hội chủ trại nuôi cá da trơn(CFA Mỹ đã đệ đơn
kiện một số doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và
Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Mỹ (ITC) là các sản phẩm cá tra và basa phile đông lạnh
được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại về vật chất cho sản xuất
nội địa.
Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOC
xem xét. Nếu Việt Nam xác định không theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế chống
bán phá giá sẽ là190%. Còn nếu Việt Nam xác định là có theo nền kinh tế thị trường thì,
thì mức thuế suất chống bán phá giá giá là 144%.
“ Nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh
tế được thực hiện dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, với nhiều thành phần tham gia,
vận động theo cơ chế thị trường.”
3/7/2002 Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ (USITC) gởi bản câu hỏi điều tra
cho các doanh nghiệp VN.
19/7/2002, Vasep và CFA tham dự điều trần trước USITC.
a)Lập luận của Mỹ:
 Cá tra và basa của việt Nam không phải là catfish. Cá catfish nuôi ở Đồng Bằng
sông Mississippi thuộc họ Ictaluridae. Cá tra và basa nuôi ở ĐBSCL
Pangassiidae.
 Những đợt nhập cá đầu tiên từ Việt Nam vào Mỹ được mang những thương hiệu
dựa vào chữ “basa” hay “tra”. Việc tiêu thụ không đạt hiệu quả do đó các nhà
nhập khẩu Mỹ chuyển sang dùng nhãn hiệu catfish.
 Bao bì đóng gói của sản phẩm nhập từ Việt Nam cũng giống với các nhà sản xuất
tại Mỹ, thậm chí nhiều hảng nhập khẩu cá cảu Mỹ sử dụng nhãn hiệu “ Delta
fresh” làm cho người tiêu dùng lầm tưởng cá dược nuôi từ Đồng bằng sông
Mississippi.
b)Cách tiến hành vụ kiện:
- Ngày 09/08/2002, USITC(Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ) mở ra một cuộc họp,

cả năm thành viên tham dự bỏ phiếu điều thống nhất kết luận: “ Dựa trên kết quả điều
tra sơ bộ, USITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi
mặt hàng cá da trơn phile đông lạnh của Việt Nam”. Kết quả này sẽ được USITC
công bố vào ngày 12/08. Sau đó vụ kiện sẽ được chuyển sang Bộ Thương mại Mỹ
tiến hành điều tra xem các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị
trường Mỹ có bán phá giá hay không. Kết luận cuối cùng sẽ được Bộ Thương mại
Mỹ đưa ra sớm nhất vào ngày 5/12/2002.
- Lịch trình tiến hành vụ kiện của Mỹ:
Công việc Thời gian
CFA đệ đơn kiện 28/06/2002
USITC đưa ra kết luận sơ bộ và Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu điều tra
xem Việt Nam có bán phá giá cá da trơn phile đông lạnh vào thị
trường Mỹ hay không*
12/08/2002
Bộ Thương mại Mỹ kết thúc cuộc điều tra** 05/12/2002
Kết luận về cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ** 18/02/2003
Kết luận cuối cùng về vụ kiện** 04/04/2003
Ra bản án*** 15/04/2003
* Nếu USITC đưa ra kết luận sơ bộ là không đe dọa và không gây hại đến ngành nuôi
catfish trong nước thì vụ kiện sẽ dừng ở đây.
** Thời hạn có thể kéo dài theo yêu cầu quá trình điều tra.
*** Việc này chỉ xảy ra khi có kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại.
- Mỹ tiến hành kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và basa là dựa trên số liệu thống
kê cơ bản về chi phí sản phẩm xuất khẩu. Theo Mỹ giá trị hợp lý là:
4,19USD/pao, trong khi giá xuất khẩu 1,44USD/pao. Như vậy, mức độ bán phá
giá là 190,20%. Cụ thể như sau:
-
Nhân tố sản xuất Tỉ lệ sử dụng đầu
vào
Giá đầu vào so

sánh(cen/lb)
Chi phí(cen/lb)
Cá nguyên liệu 4 0,53 2,12
Thu hồi phụ phẩm 3 0,01 0,03
Chi phí khác 0,41
Chi phí đơn vị ròng 2,5
Tỷ lệ % so với chi phí đơn vị ròng
Chi phí cố định 20,4% 0,51
Lãi vay + khấu hao 46,0% 1,15
Lợi nhuận 1,2% 0,03
Giá trị hợp lý 4,19
- 27/1/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp VN bán phá giá và đề nghị mức
thuế đối với cá tra, basa nhập vào Mỹ là 37,94% - 63,88%.
- 27/2/2003, USDOC sửa chửa mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp
VN.
Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa
Agifish 61,88% 31,45%
Cataco 41,06% 41,06%
Vinh Hoan 37,94% 37,94%
Navico 53,96% 38,09%
Các cty khác có tham gia vụ
kiện
49,16% 36,76%
Các cty không tham gia vụ 63,88% 63,88%
kiện
c)Quyết định bước đầu của bộ Thương mại Mỹ:
-Ngày 24/07/2003, USITC đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện . Theo đó, cơ quan
này khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra và basa vào thị trường Mỹ thấp
thấp hơn giá thành, gây tổn hại đến ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức
thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36,84 đến 63,88%.

-Cả 4 thành viên USITC dự họp điều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của Bộ Thương mại
Mỹ và khẳng định: các bằng chứng về việc cá phile đông lạnh của Việt Nam được bán
phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt từ các doanh nghiệp thủy sản Việt nam,
nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ. Quyết định của USITC đã chấm dức tranh cãi liên quan đến vụ
kiện bán phá giá cá tra và basa. Ngày 6/8, sau khi cơ quan này ra văn bản chính thức gửi
lên Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu lực.
* Những phản đối của Việt Nam:
- Không chấp nhận trước phán quyết của Bộ thương mại Mỹ, Việt Nam tiếp tục tìm cách
chứng minh Việt Nam không bán phá giá cá tra và basa vào thị trường Mỹ, bà Nguyễn
Thị Hồng Minh, Chủ tịch Vasep cho biết: “ sau khi lấy ý kiến các thành viên, các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam điề nhất trí theo đuổi vụ kiện”. Ngay sau
khi DOC ban hành lệnh áp thuế, VASEP sẽ gửi đơn kiện DOC và ITC lên tòa án thương
mại quốc tế Hoa Kỳ để các cơ quan công quyền của Hoa kỳ tiếp tục xem xét lại, mang
đến sự công bằng và lẽ phải cho các doanh nhiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam. Tại
cuộc họp ngày 1/8 đã có 11 doanh nghiệp nhất trí tham gia vụ kiện. Theo ông Nguyễn
Hữu Dũng 1 trong 5 nhóm luận điểm chình của đơn kiện là: Quyết định phán quyết cuối
cùng của DOC không nhất quán với quyết định sơ bộ ngày 28/1. Theo ông trong quyết
định sơ bộ ngày 28/1 căn cứ tính giá sẽ theo quy trình công nghệ khép kín nhưng quyết
định cuối cùng của DOC lại không công nhận.ông cho rằng: việc hiệp hội kiện DOC là
muốn tạo thêm cơ hội để DOC và ITC xem xét theo đúng pháp luật của Hoa Kỳ chính
xác là không thiên vị nhằm “sửa sai” cho các quyết định trước đó.
- Hơn 40.000 hộ nuôi cá ở ĐBSCL đã kí chung vào một bức thư gửi Chính phủ Mỹ để
phản đối quyết định của DOC. Tuy vậy Mỹ khó có thể từ bỏ chính sách bảo hộ đối với
ngành công nghiệp trong nước, bởi nhiều quốc gia cũng ban hành và áp đặt luật chống
bán phá giá. Nhưng theo ông Brink Lindsey, một học giả của viện nghiên cứu Cato, điều
đáng chú ý trong vụ kiện bán phá giá cá tra và basa là các quan chức DOC không nói
rằng “ giá bán phile đông lạnh tại Mỹ thấp hơn tại Việt Nam” hay “ thấp hơn chi phí sản
xuất”, một kết luận mà thường thấy trong các vụ kiện bán phá giá.
- Bên cạnh đó Việt Nam cũng đưa ra Lập Luận của mình:
 “Catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng để chỉ hàng trăm loài cá.Theo từ điển

Webster thì catfish là “bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng
thuộc họ Siluriformes”. Như vậy, thì rõ ràng cá tra và basa Việt Nam là catfish.
 Cơ quan quản lý Thực Phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) đã cho rằng hoàn toàn
có thể sử dụng các tên như là “basa catfish” cho sản phảm của Việt Nam.
 Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam điều ghi rõ
dòng chữ tiếng Anh “Product of vietnam” hay “Made in Vietnam” và thực hiện
ghi tên đầy đủ tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định FDA.
• Trước quyết định thiếu công bằng của Mỹ, dư luận đả lên tiếng ủng hộ Việt Nam tiếp
tục vụ kiện:
- Dưới nhan đề “Vũng nước động trong tự do thương mại”, bài báo của PAUL
Blustein đăng trên Washington Post hôm 13/7 đã chỉ ra mặt trái của Luật Chống phá giá
và những thủ tục bảo hộ của chính quyền Bush.
- Mở đầu bài báo bằng tít phụ “Cá basa Việt Nam đã viết nên huyền thoại về ngoại
giao và những tranh cãi quanh bàn ăn về bảo hộ”, tác giả đã chỉ ra sự bất hợp lý trong
phán quyết hôm 17/6 của Bộ Thương mại Mỹ(DOC). Sự mâu thuẫn ấy chính là xung đột
lợi ích giữa số ích nhà chế biến với đông đảo người tiêu dùng. Blustein viết: “ DOC đã
thuận tình các chủ trại cá nheo của Mỹ(CFA) để kết luận rằng Việt Nam bán phá giá và
đề xuất biên độ chống phá giá lên tới 37-64%. Bàn thắng đã ghi cho bên nguyên, những
người nuôi và chế biến catfish, lại là một đòn trừng phạt nặng nề đối với sản phẩm nhập
khẩu. Điều đó cũng có nghĩa, sự bảo hộ dành cho các nhà chế biến lại là cái giá mà người
tiêu dùng trong nước phải trả. Lẽ ra họ vẫn được hưởng những sản phẩm ngoại nhập giá
rẻ nếu không có cái lệnh áp thuế cứng rắng đó”.
Dù hồi kết của cuộc chiến catfish vẫn còn phụ thuộc vào cuộc bỏ phiếu sắp tới của
Ủy ban Hiệp thương quốc tế Mỹ (USITC), nhưng theo tác giả, trên vũ đài của Luật
Chống phá giá, ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ đã được nâng đỡ quá nhiều so với các
đối thủ nước ngoài.
Paul viết: “Với những ai mong muốn Washington giang tay bảo trợ cho công nhân
nước mình thì vụ kiện cá basa quả là đáng khích lệ. Nhưng những ai muốn Mỹ trung thực
hơn trong việc biến khẩu hiệu tự do thương mại (vốn vốn đã được rao giảng bấy lâu)
thành hiện thực thì cho rằng, vụ kiện này quả là một trò hề.

Để chỉ ra tính hai mặt trong tự do thương mại của Mỹ, tác giả dẫn lời ông David
J.Rothkopf, Phó trợ lý thứ trưởng thương mại dưới thời Clinton: “ Đây là một minh
chứng hiển nhiên nhất chop thái độ đạo đức giả trong chính sách thương mại của
Washington. Luật Chống bán phá giá là một trong những hàng rào thương mại hiệu quả
nhất và bị lạm dụng nhiều nhất mà chúng ta đang có”.
- Sáu thượng nghị sĩ Mỹ thuộc hai đảng (Cộng hòa và Dân chủ), tại 6 bang cũng
giửi thư đến bà Deanna Tanner Okun, kêu gọi USITC đưa ra kết luận công bằng
đúng đắn.
- Giới kinhdoanh Mỹ cũng lên tiếng phản đối. Ông Andrew H.forman, Chủ tịch
Công ty Infinity Seafood Inc của Mỹ đã gửi thư cho cca1 thành viên của VASEP
và cơ quan thương vụ Việt Nam tại Mỹ. Trong thư ông viết: “Tôi tin chắc rằng
chính thiệt hại (do thời tiết không thuận lợi và thiên tai) của các chủ trại cá nheo
Mỹ- việc này xảy ra vào đúng thời điểm họ khiếu kiện Việt Nam bán phá giá cá
basa trên thị trường Mỹ đã khiến cung không đủ cầu, vì thế cá basa, cá tra…,
những sản phẩm trước đây không quen thuộc với các bang ở miền Nam, trở thành
trở thành nguồn cung cấp quan trọng bổ sung cho thị trường. Sau đó, khi các nhà
chế biến cá nheo Mỹ khắc phục được tình trạng khó khăn của họ, thì đương nhiên
thừa phile cá nheo cỡ lớn, một số cá do nuôi lâu nên nhiễm mùi bùn, mùi cỏ khó
chịu”. Thế nhưng theo ông các văn bản công bố, những vấn đề này được ém nhẹm
đi, bởi nếu được nêu ra chúng sẽ hoàn toàn phản bác lý lẽ của CFA. Ông viết:
“Với khoảng trợ cấp bị thiệt hại mà họ nêu ra do thời tiết bất lợi và thiên tai, tôi
tin chắc rằng CFA đã cố tình ce dấu thông tin này nhằm nhét vào túi các thành
viên của họ những khoảng tiền thu được từ các doanh nghiệp nhỏ như Công ty
Infinity của tôi và bây giờ đến lượt người tiêu dùng Mỹ phải đóng thuế… Tôi tin
chắc rằng ITC và DOC đã hành động sai lầm và các quyết định của họ cần được
xem xét lại ngay lập tức”.
- Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cũng có thư gửi DOC và bà
chủ tịch USITC Deanna Tannaer Okun để phản đối vụ kiện cá tra và basa. Nội dung
bức thư nêu rõ, thuế chống phá giá đã được DOC tính theo phương pháp bất công,
không phản ảnh công bằng các hoạt động nuôi và chế biến thủy sản của các nhà xuất

khẩu Việt Nam.
• Những sai lầm của Mỹ trong quá trình điều tra làm xôn xao dư luận:
- Ngày7/8/2003 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức áp đặt thuế chống
bán phá giá đối với 11 Doanh Nghiệp Việt Nam có sản phẩm cá tra và basa nhập
vào thị trường Mỹ. Trước đó ngày 5/8/2003, Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) đã
chính thức công bố khỏang trợ cấp 34 triệu USD của chính phủ Mỹ hỗ trợ cho các
chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ về thiệt hại do “ thời tiết không thuận lợi và thiên
tai”.
- Trong đơn kiện nộp cho DOC và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), đã
cố tình che giấu thực tế, đưa ra những bằng chứng giả , đổ tội cho các doanh
nghiệp Việt Nam bán phá giá phile đông lạnh cá tra và basa, gây thiệt hại vật chất
cho nền công nghiệp cá nheo ở Mỹ, để các cơ quan này kết luận sai và áp đặt
thuế chống phá giá để trừng phạt Việt Nam mà phần lớn số tiền thuế đó (tới 80%)
sẽ vào túi các thành viên CFA.
- Trước những tình trạng phản đối của các doanh nghiệp Việt Nam và dư luận Đã
buộc Mỹ phải xem xét lại mức thuế chống phá giá lần thứ 2.
Cụ thể, 15/09/2006, Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP), đại diện bộ thương mại Mỹ đã thừa nhận sai sót trong cách
tính toán khiến mức thuế sơ bộ chống bán phá giá bị sai lệch.
Trong đó, mức thuế áp dụng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là
66,34%, riêng công ty CATACO là 80,88%.
Ngày 6/9 Công ty QVD đã có công văn kiến nghị gửi DOC trong đó nêu rõ
nêu rõ hai sai sót lớn trong cách tính toán biên độ thuế chống phá giá của DOC đưa ra đối
với Công ty là 66,34%, đó là việc tính tỷ giá hối đoái và tính giá phí kho lạnh không
đúng.
Ngày 11/09/2006, Ông Alex Villanucva đại diện Văn phòng 9 thuộc Cục
Quản lý nhập khẩu của DOC, đã có thư gửi QVD trong đó thừa nhận sai sót trong cách
tính toán vì vậy mức thuế chống bán phá giá của QVD là 14,51%.
d) Kết quả cuối cùng vụ kiện:
- Sau khi tìm hiểu kĩ và xác minh đúng sự thật của các tài liệu mà Việt nam cung cấp thì

Mỹ cũng đã xem xét lại quyết định của mình và đã xóa bỏ hoặc giảm mức thuế phá giá
cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- 25/6/2003, Vasep phát hành sách trắng khẳng định VN không bán phá giá và
cho rằng quyết định của USDOC không công bằng và mang tính bảo hộ.
- 18/7/2003, USDOC công bố sửa đổi biên phá giá:

Tên công ty Mức cũ Mức mới
Agifish 44,76% 47,05%
Cataco 45,55% 45,81%
Vinh Hoan 36,84% 36,84%
Navico 52,90% 53,68%
Các cty khác có tham gia vụ
kiện
44,66% 45,55%
Các cty không tham gia vụ
kiện
63,88% 63,88%
- Trong tháng 8/2008, Mỹ tiếp tục xóa bỏ thuế chống bán phá giá đối với 3 công ty Việt
Nam. Cụ thể: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định xóa mức thuế chống phá giá cho 3 công tyESS,
QVD Food Co và Anvifish.
e) Những khó khăn mà Việt Nam mắc phải do vụ kiện:
- Khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp đặt thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp
Việt Nam thì ai cũng nghĩ chắc con cá tra và basa của chúng ta sẽ “chết”, nhưng trong
tình hình đó những quyết định của DOC chỉ làm thay đổi cơ cấu thị trường về cơ bản vẫn
không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh củ các doanh nghiệp. Thực tế, ảnh
hưởng lớn nhất là vào trước khi thời diểm có quyết định cuối cùng của DOC. Bởi lúc đó
không xác định được chính xác mức thuế là bao nhiêu, nông dân thì không biết là có tiếp
tục nuôi nữa hay không còn bên doanh nghiệp thì khó xác định dược giá mua thích hợp.
Do đó, dã xảy ra tình trạng bán đổ, bán tháo đẩy giá cá xuống rất thấp nặc dầu VASEP đã

thông báo là tình hình không đáng lo ngại đến thế.
- Tuy nhiên, trong vòng không quá 3 tháng tình hình đã trở nên ổn định hơn trước. Đến
tháng 9 giá cả dần dần ổn định và đến tháng 12 tình hình xuất khẩu cá tra và basa trở nên
ổn định.
- Vụ kiện cá tra và ba sa chưa được bao lâu thì các doanh nghiệp Việt Nam lại
có nguy cơ đối mặt với vụ kiện tôm.
III/ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM
1) Lập luận của Mỹ:
Cũng giống như vụ kiện bán phá giá cá tra và basa, Mỹ tiếp tục kiện Việt Nam
bán phá giá mặt hang tôm gây thiệt hại đến ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế
biến trong nước.
2) Cách tiến hành vụ kiện:
-06/08/2003 Hiệp hội Tôm Louisiana đã biểu quyết sẽ nộp đơn khởi kiện tôm nhập
khẩu.
-8/8/2003 Liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) biểu quyết thông qua nghị quyết
khởi kiện bán phá giá tôm nhập khẩu từ 6 nước, trong đó có Việt Nam. (Braxin, Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Êcuađo, Ấn Độ.)
-31/12/2003 SSA chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ(ITC) đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ củamột số nước, trong đó có các doanh
nghiệp Việt Nam.
-20/01/2004 DOC bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam
tại Mỹ. Toàn bộ các dạng tôm xuất khẩu (bao gồm: tôm nước ấm đóng hộp hoặc đông
lạnh, được đánh bắt tự nhiên (ngoài biển) hoặc nuôi trồng, còn đầu hay đã bỏ đầu, đã bóc
vỏ hoặc chưa bóc vỏ, để vây hoặc bỏ vây, rút huyết hay chưa rút huyết, đã nấu chín hoặc
chưa tinh chế, hoặc được chế biến kiểu khác dưới dạng đông lạnh hay đóng hộp) từ Việt
Nam đều nằm trong phạm vi điều tra, ngoại trừ tôm khô, tôm bột. Đồng thời DOC thông
báo cho ITC về việc DOC tiến hành điều tra chống bán phá giá.
-21/01/2004 ITC tổ chức phiên điều trần công khai tại Washington D.C. Đại diện của
6 nước bị kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đến dự phiên điều trần, trong đó có các

đại diện của Việt Nam.
-Ngày 9/9/2004 các nhà sản xuất tôm và quan chức chính quyền 8 bang của Mỹ
(Akbama, Florida, Texas, South, Carolia, Georgia, Mississippi và Luoisiana) đã có cuộc
gặp với các chuyên gia thương mại quốc tế và nhất trí xây dựng lên kế hoạch về khả năng
đưa đơn kiện 16 nước gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, và các nước Trung, Nam
Mỹ với cáo buộc bán tôm thấp hơn giá thị trường làm tổn hại đến ngành hoạt động của
ngành sản xuất tôm nước Mỹ.
Ban đầu do những khó khăn về tài chính, các hiệp hội đánh bát tôm của Mỹ chưa chính
thức khởi kiện, song quá trình chuẩn bị, họ đã sử dụng các biện pháp sau:
- Trong nước, họ phát động chiến dịch tuyên truyền "người Mỹ ăn tôm Mỹ" kêu gọi dân
chúng mua hàng nội.
- Vận động các nhà lập pháp Mỹ vào cuộc nhất là những người đại diện cho các tiểu bang
có nghề nuôi tôm. Gây áp lực đối với chính quyền hành pháp để thông qua văn kiện có
tính pháp lý chống lại việc nhập khẩu tôm.
Hiệp hội đánh bắt tôm của Mỹ tìm cách vận động hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ đại diện
cho 8 tiểu bang ven biển vùng Đông Nam Hoa Kỳ tìm cách áp đặt các biện pháp để hạn
chế tôm nhập khẩu của một số nước vào thị trường Mỹ.
Ngày 9/10/2002 một số hạ nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hoà đại diện cho ngư dân 8 tiểu bang
vùng bờ biển Đông Nam nước Mỹ đã trình trước Hạ viện Hoa Kỳ mọt dự thảo luật yêu
cầu Mỹ đình chỉ mọi khoản tài trợ của chính phủ cho 7 quốc gia bị họ vu cáo đã bán phá
giá. Tuy nhiên dự luật này không được thông qua trong lần đệ đơn đầu tiên. Ngày
7/1/2003 dự luật này lại được các nghị sĩ đảng cộng hoà là Ron Paul, Jack Kingston và
một số hạ nghị sĩ khác trình ra hạ nghị viện Hoa Kỳ, yêu cầu Mỹ đình chỉ hoàn toàn mọi
khoản tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ thông qua ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, tập
đoàn đầu tư tư nhân hải ngoại và quỹ tiền tệ quốc tế đối với một số nước gồm: Việt Nam,
Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Braxin, Ecuador và Mêxicoo cho đến lúc các
nước này bắt buộc phải giảm lượng tôm xuất khẩu vào Mỹ với mức 3 triệu found mỗi
thùng trong vòng 3 tháng.
Tháng 10/2002, hiệp hội đánh bắt tôm ở 8 bang miền Đông Nam Hoa Kỳ đã nhóm họp và
lập ra một tổ chức "Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ" (SSA). Mục đích của nó là quyên

góp tiền bạc, phối hợp các hoạt động chung giữa các bang nhằm đối phó với sản lượng
gia tăng tôm nhập khẩu. Giữa tháng 12/2002 SSA đã thuê công ty luật lớn và có uy tín là
Dewey Ballantine tiến hành phân tích và đánh giá tình hình nhập khẩu tôm vào Hoa Kỳ.
Đồng thời SSA cũng thuê 2 hãng vận động hành lang để tranh thủ ảnh hưởng của các giới
chức chính trị ở cấp liên bang và bang. Tháng 2/2003 hãng luật Bewey Ballantine đã gửi
bản điều tra đến các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh tôm thuộc vùng bờ vịnh và Đại
tây dương để thu thập các thông tin nhằm chứng minh ngành tôm của họ đã bị thiệt hại
do giá tôm thấp. Nhưng SSA không nhận được sự ủng hộ của các nhà chế biến tôm ở Mỹ.
Vì nếu mua tôm nội địa chế biến sẽ bị thua lỗ.
Ngày 8/3/2003 liên minh tôm miền Nam nhóm họp quyết định bỏ ra 4 triệu USD nhằm
tiến hành vụ kiện chống bán phá giá tôm từ 12 nước. Cùng lúc đó Hiệp hội tôm SSA chi
ra 2,5 triệu USD cho vụ kiện nay. Tuy cùng theo đuổi mục tiêu nhưng SSA và LSA lại có
nhiều mâu thuẫn. SSA và LSA hoàn toàn độc lập với nhau nhưng cùng cố gắp quyên góp
chi phí cho vụ kiện ngang nhau.
Đầu tháng 10/2003, các nhà chế biến và phân phối tôm Mỹ đã cam kết ủng hộ SSA.
LSA đồng ý hợp tác với SSA. SSA cũng bắt tay với uỷ ban quốc gia về khai thác và nuôi
trồng thủy sản của Mêhicô để tăng thêm sức mạnh.
Đến 31/12/2003 SSA chính thức nộp đơn lên uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) và
Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin,
Ecuado.
Trong vụ kiện này SSA đã đưa ra yêu cầu áp đặt hạn ngạch và thuế chống bán phá
giá đối với các mặt hàng đông lạnh, đóng hộp nhập khẩu từ các nước trên. Đơn kiện yêu
cầu đưa ra mức thuế áp đặt với từng nước lần lượt là: Thái Lan: 57%; Trung Quốc: 119-
267%; Việt Nam 30-99%; Ấn Độ: 102-130%; Braxin: 40-230%; Ecuador: 104-107%.
Theo luật chống bán phá giá của Mỹ, DOC sẽ có quyết định vào ngày 20/1/2004
về việc điều tra và USITC bắt đầu xác định liệu tôm nhập khẩu có gây thiệt hại cho
ngành sản xuất tôm trong nước hay không. Nếu kết luận là có, vụ kiện sẽ được tiếp tục
bằng các cuộc điều tra, xác minh của DOC đối với từng nước bị kiện.
Trong vòng 160 ngày kể từ ngày nộp đơn kiện, USTIC và DOC sẽ đưa ra phán
quyết sơ bộ về mức thuế có thể áp đặt với hàng nhập khẩu. Khi đưa ra phán quyết thuế

chống bán phá giá có thể được hồi tố 90 ngày trước đó, nếu cơ quan chức năng của Hoa
Kỳ xác định có hiện tượng nhập khẩu ồ ạt trước hoặc sau thời điểm nộp đơn kiện.
Tháng 12/2002 ASDA được thành lập nhằm đối phó với SSA và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, mục tiêu giữ giá tôm ở mức người tiêu dùng Hoa Kỳ có thể mua
được, và tìm cách tránh sự can thiệp của luật pháp ảnh hưởng đến tôm xuất khẩu.
 Các mức thuế chống bán phá giá của Mỹ do DOC đưa ra:
Bảng 1: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết
Định
Sơ Bộ (ngày 16/07/2004)
Công ty Biên phá giá (%)
Seaprodex Minh Hải (Bạc Liêu) 18,68
Minh Phú (Cà Mau) 14,89
Kim Anh 12,11
Camimex (Cà Mau) 19,60
Mức trung bình cho một số doanh nghiệp thuộc
nhóm “Bị Đơn Tự Nguyện”
16,01
Mức thuế áp dụng đối với toàn bộ các doanh
nghiệp khác
93,13
Bảng2:"Biên phá giá" của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam (Theo Quyết
định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, ngày 30/11/2004)
Công ty
Biên phá
giá sơ bộ
(24/08/04)
Biên phá giá
cuối cùng
(30/11/2004)
Thay đổi

(tăng giảm)
Seaprodex Minh Hải (Bạc
Liêu)
18,68 % 4,13 % - 14,55 %
Minh Phú (Cà Mau) 14,89 % 4,21 % - 10,68 %
Camimex (Cà Mau) 19,60 % 4,99 % - 14,61 %
Mức trung bình cho 29 DN “bị
đơn tự nguyện” được “thuế
suất” riêng biệt bằng trung
bình của 3 DN
16,01 % 4,38 % - 11,63 %
5 DN “bị đơn tự nguyện” còn
lại (Hải Thuận, Ngọc Sinh,
Trúc An, Phương Nam và Nha
Trang Fisheries Co.) và toàn
bộ các DN khác
93,13 % 25,76 % - 67,37 %
Kim Anh (Sóc Trăng) 12,11 % 25,76 % + 13,65 %
Bảng 3: Mức thuế xuất chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam theo
Quyết Định Cuối Cùng (sửa đổi)(ngày 26/01/2005)
Tên Công ty Thuế Suất Trong Quyết
Định Sơ Bộ
Thuế Suất Trong Quyết
Định Cuối Cùng (sửa đổi)
Minh Phú 14,89% 4,38%
Kim Anh 12,11% 25,76%
Camimex
19,60%
5,24%
Seaprodex Minh Hai

18,68%
4,30%
Các công ty khác trong vụ
kiện
16,01% 4,57%
Mức thuế suất toàn quốc 93,13% 25,76%
IV/ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ HAI VỤ KIỆN
- Trước hết là bài học về đa dạng hóa sản phẩm thị trường để giảm bớt rủi ro mà
khi thị trường và sản phẩm đó có vấn đề.
- Khó khăn của các DN Việt Nam là thông tin về thị trường, các chính sách thương
mại, pháp lý của các nước nhập khẩu chưa được phổ cập một cách thỏa đáng.
- Không nên quá hoang mang vì trong thế giới đa cực hiện nay, không có một hình
thức bảo hộ nào mang lại kết quả đơn phương. Người Mỹ muốn dùng thuế để cứu
con cá nheo của họ, nhưng sau áp đặt thuế thì giá cá Mỹ chỉ tăng chút đỉnh và dù
được trợ cấp nó vẫn không xuất khẩu dược nhiều. Chỉ nên sợ sản phẩm của mình
không tốt, giá thành cao còn nếu sản phẩm của mình tốt giá cả lại phải chăng thì
mình vẫn thắng dù bị xử bất công. Do đó cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng và
giảm giá thành hơn nữa.
- Bài học quý giá nữa là tính cộng đồng. Trong vụ kiện, các doanh nghiệp đã đoàn
kết lại với nhau, cùng thuê luật sư, cùng góp tiền góp nong để đấu lại bất công. Và
chính yếu tố đó đã góp phần mang lại thắng lợi.
- Rút được kinh nghiệm trong chính bản thân chúng ta.
- Các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến xuất khẩu phải thống nhất vớ nhau trong
việc kiểm tra nguồn hạng ( cần xác minh rõ nguồn gốc sản phẩm, quy trình công
nghiệp, chi phí cơ bản cho tành phẩm…).
- Dưới quan niệm của một số nước thì VN chưa phải là nền kinh tế thị trường nên
các tiêu chí điều tra mang nặng tính áp đặt.
- VN chưa phải là thành viên WTO, nên khi vụ kiện bị áp đặt phi lý thì không thể
kiện ra WTO để xem xét công bằng được.
Vụ kiện cho thấy thế yếu của Việt Nam khi nằm ngoài Tổ chức thương mại thề giới

(WTO). Không là thành viên của WTO thì không được kiện Mỹ trước cơ quan giải
quyết tranh chấp của WTO, không nhờ được WTO xét xử và can thiệp. Đối với Việt
Nam, tham gia WTO còn cho phép trành được những bất lợi chính là quy chế kinh
phi kinh tế thị trường. Một đất nước nghèo nhỏ như Việt Nam hơn ai hết cần dược
bảo vệ bởi những cơ chế và luật lệ quy định một sân chơi bình đẳng ít ra là về nguyên
tắc.
Bài học kinh nghiệm
- Điều tiên quyết khi sản phẩm xuất sang một thị trường nào đó thì phải hiểu rõ
tập quán thương mại và luật pháp của nước đó.
- Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành nghề để tập trung sức mạnh của cộng đồng
doanh nghiệp VN và của các nhà nhập khẩu.
- Đối với những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, nếu doanh số chiếm trên 2%/
tổng mức tiêu thụ của thị trường đó thì cần phải có sự kiểm tra thường xuyên giá cả
so với giá của mặt hàng cùng loại của nước sở tại để điều chỉnh thích hợp, tránh kiện
tụng về sau.
-Sản xuất và xuất khẩu phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu tránh biến
động khủng hoảng.
-Cần tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm - đảm bảo chất lượng
ổn định, quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.
-Gia nhập vào WTO càng sớm thì càng nâng cao vị thế và tiếng nói của VN trên
thương trường quốc tế, giảm thiểu sự o ép và áp đặt phi lý.
-Biện pháp vận động hành lang để gây sức ép của công luận đối với những vụ
kiện tương tự là rất cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực.
-Làm tốt công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu để dễ truy xuất và làm bằng chứng chứng
minh đỡ mất thời gian và công sức.
V/TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- www.tailieu.vn
- www.Goole.com
- Chongbanphagia.vn
-

- Của Tổng Giám Đốc Công ty AGIFISH
- Bộ Thương mại, Chống bán phá giá – mặt trái của tự do hóa thương mại,2003.

×