Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhồi máu cơ tim: Không phải là tuyệt vọng! pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.05 KB, 3 trang )

Nhồi máu cơ tim: Không phải là tuyệt
vọng!
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử.
Dù là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhồi máu cơ tim không có nghĩa là đã kết thúc cuộc
sống mà thực tế nhiều bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh, vậy làm thể nào để có
thể chung sống với nó. Vì chúng ta hiểu rằng nếu chúng ta biết nhiều hơn, thì chúng
ta sẽ cảm thấy tốt hơn và ít lo lắng về nó nhiều hơn. Sau đây xin giải đáp những băn
khoăn lo lắng thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể lúc nghỉ, lúc làm việc, lúc bạn đang
vui chơi. Nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, nhưng thực ra nó là cả một quá trình diễn
ra trong nhiều năm. Nhồi máu cơ tim là hậu quả của quá trình xơ vữa của động mạch
vành. Sự hình thành của mảng xơ vữa sẽ phát triển theo thời gian làm cho thành động
mạch hẹp lại và làm cho dòng máu chảy khó khăn hơn. Nếu cục máu đông hình thành ở
chỗ mạch máu bị hẹp, nó sẽ chặn dòng máu lại không cho máu chảy xuống vùng cơ tim
phía dưới. Nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim cho bạn.
Bạn sẽ cảm thấy gì sau nhồi máu cơ tim?
Sau khi bạn bị nhồi máu cơ tim, bạn có thể có rất nhiều các cảm xúc khác nhau. Có 3 loại
cảm xúc thường gặp nhất là lo lắng, giận dữ và trầm cảm.
Những tâm trạng này của bạn sẽ thay đổi qua ngày tháng. Suy nghĩ của bạn sẽ thể hiện
tâm trạng của bạn. Đừng làm cho tất cả trở nên trầm trọng. Hãy tập trung thư giãn. Đừng
cho rằng không có gì là sai trái. Hãy tâm sự với người mình tin tưởng. Thời gian sẽ làm
cho bạn hết những tâm trạng này.
Khi nào bạn có thể đi làm lại được sau nhồi máu cơ tim
Khoảng 80-90%, người sau nhồi máu có thể trở lại làm việc sau 2-3 tháng. Thường thì
bạn có thể đi làm lại công việc cũ của mình. Dĩ nhiên, nó phụ thuộc vào 2 điều: quả tim
của bạn không bị tổn thương quá nhiều và công việc của bạn không đòi hỏi quá nhiều
việc gắng sức. Nhiều bạn đã thay đổi những công việc hoặc thậm trì còn không đi làm.
Nhưng điều này nhiều khi là không cần thiết cho bạn.
Bạn có thể tập thể dục như thế nào?
Phần lớn những người đã hồi phục sau nhồi máu cơ tim đều có thể đi bộ, đạp xe đạp, đi


bơi hoặc hoạt động những mức gắng sức tương tự mà không có vấn đề gì. Tập thể dục là
có lợi và nên làm ở tất cả bệnh nhân có bệnh tim. Không nên tập luyện nếu bạn chưa bàn
luận với bác sĩ của bạn về mức độ và loại hình tập luyện cho bạn.
Bạn có thể còn được uống rượu không?
Bạn có thể uống rượu nhưng chỉ ở mức trung bình. Tốt nhất là uống rượu vang đỏ. Chỉ
nên uống 30-60 ml rượu/1 ngày hoặc 1 cốc bia 300 ml/1 ngày. Nhưng nếu bạn định giảm
cân thì nên nhớ rượu là thức uống có hàm lượng calo cao.
Chế độ ăn của bạn như thế nào?
Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn của bạn.
- Hạn chế ăn thịt, cá và thịt gia cầm.
- Cố gắng ăn nhiều hơn các thức ăn như rau, cơm, mỳ, đậu. Chỉ ăn kèm với số nhỏ thịt,
cá hoặc thịt gia cầm.
- Hạn chế dùng dầu hoặc mỡ dùng để chế biến thức ăn.
- Cố gắng chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo. Như luộc, trần, nướng ít nên dùng
các biện phát dùng nhiều dầu.
- Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim
- Ăn nhiều rau, quả.
Sử dụng thuốc như thế nào?
Thường là thuốc sử dụng sẽ do thầy thuốc quyết định. Người bệnh nên theo thầy thuốc
của mình. Các thuốc thường dùng sẽ là các loại thuốc sau:
Thuốc chẹn bêta. Các thuốc chẹn bêta hay được sử dụng ở nước ta là propranolol
(inderal), atenolol (tenormin), metoprolol (betaloc), bisoprolol (concor) Các thuốc này
có thể gây nhịp tim chậm. Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân hen phế quản. Thuốc cũng
có thể gây ra lạnh chân và tay, mất ngủ, giảm khả năng quan hệ tình dục. Thuốc cũng có
thể ảnh hưởng đến đường huyết nên cẩn thận theo dõi đường huyết và chỉnh liều thuốc
nếu bạn đang có đái tháo đường.
Thuốc ức chế men chuyển. Các thuốc thường dùng là captopril (capoten), peridopril
(coversyl), enalapril (renitec), lisinopril (zestril). Các thuốc này thường hay gây ho. Nó
cũng có thể gây ban đỏ da, phù niêm, mất cảm giác thèm ăn, khô miệng.
Thuốc ức chế thụ thể. Các thuốc thường dùng là telmisartan (micardis), lorsartan (cozar).

Thuốc này khắc phục được triệu chứng ho của thuốc ức chế men chuyển. Nhưng nó vẫn
có những tác dụng phụ như phù niêm, khô miệng
Thuốc chẹn kênh canxi. Các thuốc thường dùng là tildiem Các thuốc này hay gây nhịp
tim nhanh, phù mắt cá, đau đầu, chóng mặt, táo bón
Thuốc chống đông máu. Các thuốc chống đông là rất quan trọng cho bệnh nhân sau nhồi
máu cơ tim. Các thuốc thường dùng là aspirin và clopidogrel (plavix). Nên chú ý biến
chứng chảy máu dạ dày ở những bệnh nhân dùng thuốc này.
Thuốc hạ mỡ máu. Statin làm giảm cholesterol toàn phần và LDL (loại cholesterol xấu).
Các biệt dược hiện có tại nước ta là lipitor (atorvastatin), crestor (rovastatin), zocor
(simvastatin).

×