Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.5 KB, 2 trang )
Cá trắm chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, cá trắm có vị ngọt tính bình. Công năng bổ thận khí, mạnh tỳ
dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Thích hợp với người tỳ
vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp Vào mùa thu đông thì cá
trắm thường ngon hơn.
Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng
cứ 100g thịt cá trắm đen có 19,5g
đạm, với nhiều axit amin quý; 5,2g
chất béo, các khoáng canxi, photpho,
sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất
chống lão hóa. Còn cứ 100g thịt cá
trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất
béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Do đó cá trắm
trắng rất tốt đối với gân xương người già, trẻ em suy nhược và có ưu điểm không gây các
phản ứng xấu (ngứa, nổi mẩn).
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh:
Bài 1: Bồi dưỡng phụ nữ sau sinh phòng chống ứ huyết: Thịt cá trắm đen 250g thái
miếng, mộc nhĩ lưng trắng 10g, ớt ngọt xanh 10g, ớt ngọt đỏ 5g. Thịt cá ướp muối, bột
lọc nước bóp đều. Xào cá với mộc nhĩ, ớt.
Bài 2: Chữa suy nhược sau ốm dậy: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu
canh ăn cá uống canh bỏ bã thuốc
Cá trắm hấp.
Bài 3:
Nâng sức đề kháng - phòng cúm: Cá trắm đen khoảng 1kg (thực đơn dành cho cả gia
đình) bỏ vảy, ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng
tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín.
Bài 4: Cảm gió lạnh nhức đầu: Cá trắm trắng một con vừa ăn, nấu gần chín cho hành,