Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

de tai kinh te luong nhung yeu to anh huong toi tinh trang ly hon o viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.31 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
……..……..
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG
LY HÔN Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Tạ Việt Anh
Nhóm thực hiện: Nhóm 4_lớp KTL02
1. Nguyễn Thanh Giang(0.143)
2. Nguyễn Xuân Bách(0.143)
3. Nguyễn Thị Hồng Mến(0.143)
4. Hoàng Huệ(0.143)
5. Vũ Thị Phượng(0.143)
6. Đỗ Anh Trung(0.143)
7. Mai Văn Thiện(0.142)
Thái Nguyên, năm 2011
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế lượng là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là
môn khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế. Hiểu theo
nghĩa hẹp, là ứng dụng toán, đặc biệt là các phương pháp thống kế vào kinh
tế. Kinh tế lượng lý thuyết nghiên cứu các thuộc tính thống kê của các quy
trình kinh tế lượng, ví dụ như: xem xét tính hiệu quả của việc lấy mẫu, của
thiết kế thực nghiệm... Kinh tế lượng thực nghiệm bao gồm: (1)ứng dụng các
phương pháp kinh tế lượng vào đánh giá các lý thuyết kinh tế (2) phát triển và
sử dụng các mô hình kinh tế lượng, tất cả để sử dụng vào nghiên cứu quan sát
kinh tế trong quá khứ hay dự đoán tương lai. Thuật ngữ Kinh tế lượng
(econometrics) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1910 bởi Paweł Ciompa.
Kinh tế lượng khác với các nhánh khác của thống kê học ở chỗ econometrics
đặc biệt liên quan tới các nghiên cứu quan sát và với hệ thống các phương
trình (equations). Nghiên cứu quan sát khác với nghiên cứu sử dụng thí
nghiệm có kiểm soát
Vì vậy đây là môn học được áp dụng giảng dạy ở tất cả các ngành học khối


kinh tế
Nhằm tạo tính chủ động , sáng tạo trong môn học ứng dụng của môn học trên
thực tê cho sinh viên, các thầy cô trong bộ môn kinh tế lượng đã tạo điều kiên
cho chúng em làm bài thảo luận này.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu do còn nhiều hạn chế về mặt lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu sót em rất
mong được sự góp ý của thầy cô cùng các bạn trong lớp để bài làm này được
được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!
I. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay
chẳng những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của
Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận Xã hội.
Nó đã và đang được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ: luật học, tâm lý
học, đạo đức học và văn hóa học… Có nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng
ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu hiện của khủng hoảng gia đình?
Ly hôn là biểu hiện của sự giải phóng phụ nữ, của tiến bộ xã hội, của sự thay
đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện của sự sai lệch
nhận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia đình?...
Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật
học, tâm lý học, đạo đực học… mà cả giải thích của Xã hội học.Bởi gia đình
chính là nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
cuộc sống cho từng các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia
đình. Nhưng đó cũng là sự lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại
các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam về phương diện đạo đức, tình
cảm, lối sống, văn hóa, trước những tác động phức tạp của kinh tế thị trường,
trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng ly hôn, gia đình tan
vỡ.
Nhìn ra thế giới, gia đình các nước phương Tây trong những thập kỷ gần đây
đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một

cao, sự gia tăng đáng kể của các cặp vợ chồng sống với nhau không đăng ký
(sống thử) vơi những đứa con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Việt Nam đang trên chặng đường CNH - HĐH, tiến lên CNXH trước
những biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển
mình nhanh chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự
biến đổi đó là tỷ lệ ly hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị
lớn. Vì lý giải hiện tượng ly hôn ở đô thị theo cả cấp độ vi mô và vĩ mô, giảm
bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn cho các nhân và xã hội, đảm bảo sự phát triển
bền vững gia đình là việc làm cần thiết. Đó cũng là lý do mà nhóm chúng
tôichọn đề tài “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG LY HÔN
Ở VIỆT NAM”.
II. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.Mục đích nghiên cứu
Nếu như kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng của người nam và
người nữ thì ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ đó. Ly hôn được coi là biện
pháp cuối cùng giải thoát cho cả hai vợ chồng khi mà hôn nhân trở thành yếu
tố cản trở cuộc sống của mỗi người. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp và hậu
quả xã hội lớn mà ly hôn không được khuyến khích
Chúng ta lý giải như thế nào khi mà tỷ lệ ly hôn ngày càng cao? Nếu được hỏi
"Vì sao bạn kết hôn ?", câu trả lời không chỉ là "Vì chúng tôi yêu nhau" mà sẽ
còn là nhiều lý do khác. Và nếu được hỏi "Vì sao bạn quyết định ly hôn ?",
câu trả lời cũng sẽ không chỉ là "Chúng tôi không còn yêu nhau." Trong một
xã hội có hôn nhân tự nguyện thì chúng ta có thể hình dung việc lựa chọn bạn
đời ngoài việc dựa trên tình yêu thì còn được dựa sự lựa chọn giữa cái được
và cái mất. Thông thường, khi kết hôn, chúng ta sẽ có được sự ổn định về tài
chính, sự động viên, bảo vệ, thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm...Nhưng
chúng ta sẽ bị ràng buộc về thời gian, có trách nhiệm với bạn đời và con cái.
Phụ nữ còn phải nuôi con nhỏ, khó khăn hơn trong việc trau đồi kỹ năng
chuyên môn nghề nghiệp, thậm chí có người còn phải nghỉ việc, cắt đứt quan
hệ với bạn bè...Khi các cá nhân cảm nhận được sự cân bằng giữa được và

mất, họ sẽ quyết định kết hôn. Và rõ ràng, các cá nhân cũng chỉ đi đến quyết
định ly hôn khi mà họ cho rằng hôn nhân đối với họ trở nên mất nhiều hơn là
được. Vậy vì sao khi kết hôn, cá nhân cảm nhận sự cân bằng giữa được và
mất, thậm chí còn cho rằng được nhiều chứ mất chẳng bao nhiêu, thế mà sau
thời gian chung sống thì họ lại thấy rằng mất nhiều hơn là được? Có thể lý
giải rằng, trải qua thời gian, thang giá trị (hiểu một cách đơn giản thì giá trị là
những gì mà cá nhân cho là đúng, là tốt, là đáng phải có và có xu hướng hành
động để đạt được- thang giá trị là sự sắp xếp các giá trị theo mức độ ) của các
cá nhân có sự thay đổi và ly hôn là kết quả của sự mất cân bằng các giá trị
trong quan hệ hôn nhân
2. Đối tượng nghiên cứu
Là những cặp vợ chồng ly hôn ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn (LH) ở Việt Nam đang tăng
nhanh.
Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ LH thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ và
đến năm 2010 thì con số này lên tới 126.325 vụ. Người vợ đứng đơn LH hiện
gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn với tỉ lệ là 47% và 28%. Tình trạng
LH tăng theo nhóm tuổi: Nhóm từ 20-29 tuổi chiếm 1%, từ 30-39 tuổi chiếm
2%, từ 40-59 tuổi chiếm 3-4%. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỉ lệ LH
từ 1,7-2%, thấp hơn tỉ lệ 4-6% của người không có bằng cấp. Số năm sống
trung bình trước khi LH của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4 năm; còn
riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm.
Cuộc điều tra này đã chỉ ra 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều nhất là: Mâu
thuẫn về lối sống, ngoại tình, kinh tế, bạo lực gia đình. Nhưng nguyên nhân
chủ yếu là lối sống và ngoại tình
III. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính
- Phần mềm eview
- Biến phụ thuộc là tổng số vụ ly hôn ở Việt Nam

- Biến độc lập gồm: Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn: ngoại tình (X
2
), lối
sống (X
3
)
- Sử dụng số liệu số của tổng cục thống kê và một số website về gia đình
IV. Thu thập số liệu và chạy trên phần mềm eview.

×