Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những biện pháp giúp trẻ tăng chiều cao ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.01 KB, 5 trang )

Những biện pháp giúp
trẻ tăng chiều cao

Nhiều bậc cha mẹ chỉ để ý đến chiều cao của con
khi chúng đã dậy thì vì thấy con mình ngày một
"tụt" dần so với bạn cùng trang lứa. Nhưng lúc
này, hầu như "mọi việc đã an bài", có cứu vãn
được cũng không đáng kể. Theo các chuyên gia,
chiều cao của trẻ cần được đầu tư từ giai đoạn
bào thai.
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm
Dinh dưỡng TP HCM, cho biết, yếu tố quan trọng
nhất đối với sự tăng trưởng chiều cao là dinh dưỡng.
Quá trình này phải bắt đầu ngay từ khi "còn trứng
nước". Sự phát triển trong bào thai ảnh hưởng rất
nhiều tới chiều cao của trẻ khi đã chào đời. Hai giai
đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiếp theo đó là 2
năm đầu đời và tuổi dậy thì.
Những chất liên quan tới sự tăng trưởng chiều cao là
sắt, iốt, canxi, vitamine D, vitamine A, kẽm, calorie,
protein và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu cơ
thể trẻ thiếu một trong những chất này, sự tăng
trưởng chiều cao sẽ bị ảnh hưởng.
Thực ra, những chất trên có nhiều trong thức ăn hằng
ngày. Thịt cá là những món tối quan trọng. Hãy bổ
sung thường xuyên canxi qua tôm, cua, ốc Vitamin
D có trong rau xanh, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ Chất
sắt có trong thịt, cá, trứng, đậu hạt Để đủ chất, bữa
ăn của trẻ cần phong phú, đa dạng. Trẻ nên uống
sữa thường xuyên, mỗi ngày khoảng 200 ml. Sữa là
nguồn năng lượng có tương đối đầy đủ các dưỡng


chất thiết yếu cho cơ thể. Cùng với việc cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng, cha mẹ nên hướng con em mình
hoạt động thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng
một cách hợp lý, tránh trường hợp thừa năng lượng
dẫn đến béo phì.
Chiều cao thường tăng bột phát vào 1-2 năm trước
tuổi dậy thì (đối với con gái là 12-13 tuổi, đối với con
trai là 14-15 tuổi). Đến 18 tuổi, chiều cao ở con gái
ngưng lại, còn con trai có thể cao lên 1-2 cm cho đến
khi 20-21 tuổi. Lúc này, các dải sụn tiếp hợp ở đầu
xương ống cẳng chân và xương đùi đã bị canxi hóa
thành xương nên hết khả năng tăng thêm chiều cao.
Vì vậy, trước tuổi dậy thì chính là giai đoạn "nước
rút", trẻ cần sự "đầu tư" hợp lý.
Bác sĩ Hưng cũng lưu ý cha mẹ không nên cho trẻ
thức quá khuya. Theo một nghiên cứu của Trung tâm
Dinh dưỡng TP HCM, một trong những nguyên nhân
khiến thể lực của học sinh Việt Nam kém hơn so với
các nước trong khu vực là trẻ thức quá khuya để học
bài. Hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào
khoảng 12 giờ đêm, lúc trẻ ngủ say. Cơ thể con
người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu
trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều
kiện được sản xuất.
Về việc can thiệp đến chiều cao của trẻ bằng khoa
học, có 2 phương pháp: dùng thuốc và phẫu thuật
kéo dài xương chi. Hiện trên thị trường có nhiều loại
thuốc tăng trưởng chiều cao nhưng theo bác sĩ Hưng,
chỉ một loại thuốc được Cơ quan Quản lý Dược phẩm
và thực phẩm Mỹ cho phép sử dụng là có thể tin cậy.

Đó là hoóc môn sinh học tổng hợp Humantrope (của
Công ty Eli Lilly), giúp tăng 2,5-7,5 cm đối với trẻ
dùng thuốc 4-6 năm. Thuốc được chứng nhận là
không gây nguy cơ nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên,
giá thuốc rất đắt, ước tính mỗi trẻ tốn khoảng 30.000-
40.000 USD/năm. Khi quyết định dùng thuốc, trẻ phải
tiêm 6 mũi hoóc môn mỗi tuần và phải chịu nhiều đau
đớn. Các chuyên gia khuyên rằng chỉ những trẻ nam
cao dưới 1m60 và trẻ nữ cao dưới 1m50 mới nên
dùng loại thuốc này.
Còn phẫu thuật kéo dài chi dưới cũng là biện pháp
"cực chẳng đã", đa số được áp dụng cho những trẻ
em bị dị tật bẩm sinh; không nên làm đối với người
lùn bình thường. Phương pháp này cũng rất tốn kém,
gây đau đớn cho trẻ và nguy cơ hai chân lệch nhau
(nếu phẫu thuật không tốt).

×