Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 3 trang )

Cách chăm sóc trẻ bị
sốt xuất huyết

Các bậc phụ huynh nên biết
những kinh nghiệm phát hiện
và chăm sóc trẻ bị bệnh sốt
xuất huyết (SXH).
Theo bác sĩ Lê Bích Liên - Trưởng
khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1
TP.HCM, rất khó để phân biệt
bệnh SXH với bệnh nhiễm siêu vi thông thường. Sau
đây là một số triệu chứng mà các bậc phụ huynh có
thể căn cứ vào đó để có thể phát hiện ra con mình bị
SXH: bé đang chơi bình thường thì đột ngột sốt cao
liên tục từ 2 đến 3 ngày có khi lên đến 7 ngày, có
nhiều chấm xuất huyết dưới da, bầm chỗ chích, máu
chân răng Trong giai đoạn nặng, SXH sẽ có những

Điều trị trẻ bị SXH
tại BV Nhi đồng1
biểu hiện như chảy máu cam, chấm đỏ ngoài da, nôn
ói, đau bụng nếu không có biện pháp hạ sốt sẽ dẫn
đến tình trạng bị trụy tim mạch (sốc).
Khi phát hiện bé có những triệu chứng trên, các bậc
phụ huynh phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ
thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và được
theo dõi tình trạng bệnh.
Đối với SXH, những trường hợp nặng thì phải nhập
viện còn nhẹ thì có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà.
Trong thời gian chăm sóc bé tại nhà, các bậc phụ
huynh nên thường xuyên lau mát cho bé, khuyến


khích trẻ ăn uống, bú mẹ, nghỉ ngơi và đặc biệt là
uống nhiều nước. Bố mẹ phải theo dõi trẻ 24/24, khi
có dấu hiệu trở nặng như: trẻ ói mửa nhiều, đau
bụng, bứt rứt, tay chân lạnh tím, vã mồ hôi thì lập
tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ Liên nói: "Khi
trẻ sốt cao co giật, ta phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm
nghiêng trên mặt phẳng, dùng cây đè lưỡi, muỗng
hoặc ngón tay cho vào giữa 2 hàm răng trẻ để tránh
cắn lưỡi, lau mát bằng nước ấm và hạ sốt cho trẻ
bằng thuốc đặt hậu môn, theo dõi trẻ xem cơn co giật
thế nào, kéo dài trong bao lâu và nhanh chóng đưa
trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý không được cho
bất cứ đồ ăn, thức uống gì vào miệng trẻ (kể cả vắt
chanh) khi trẻ đang co giật".
Để ngừa bệnh SXH, bác sĩ Liên cũng đề nghị các bậc
phụ huynh nên thực hiện "3 không": không cho muỗi
đẻ, không cho muỗi sống và không cho muỗi cắn.

×