Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đừng ép con lớn quá nhanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.53 KB, 4 trang )

Đừng ép con lớn quá nhanh


Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình năng
động, có khả năng tự xoay xở.

Nhưng trẻ không phải là người lớn thu nhỏ nên cha mẹ
đừng "ép" con hoặc "điều khiển" chúng như rô-bốt siêu
năng.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con
mình năng động, có khả năng tự xoay xở

Cha mẹ có đòi hỏi con quá sức?

Có. Dọn dẹp phòng ngủ, ở một mình khi đi học về, làm
bài Cha mẹ quá bận rộn, mong con mình có thể làm mọi
thứ, ngay tức khắc. Ở trường cũng vậy, người ta muốn trẻ
xoay xở một mình. Tuy nhiên, người ta không thể ép buộc
đứa trẻ lớn nhanh chóng như Phù Đổng, cũng như không
thể buộc trẻ đi hoặc nói trước tuổi.

Làm sao để biết cha mẹ đang "ép" con mau lớn?

Bằng cách theo dõi, nếu trẻ phấn khởi và tự tin, thì nhiệm
vụ được giao vừa sức với trẻ. Nhưng nếu trẻ tỏ ra chậm
chạp và lo lắng, đó là dấu hiệu của sự quá mức. Để trẻ tự
xoay xở một mình, trẻ sẽ mất phương hướng.

Nhưng, dạy trẻ tính tự lập là rất tốt?


Đúng, song thay vì áp đặt sự tự lập ở trẻ, tốt hơn là nên đề
nghị. Ví dụ một đứa trẻ phải ở nhà một mình sau giờ học,
cha mẹ không nên giao ngay chìa khóa nhà cho con. Trước
tiên, lúc trẻ tám - chín tuổi, cho con ở một mình một chốc
lát. Dần dần, khi trẻ đã tự tin, hãy tăng thời gian và nên
thường xuyên gọi điện để trấn an con.

Nhiều đứa trẻ tự lập sớm và khá thành đạt?

Đúng, để làm vừa lòng cha mẹ, trẻ đáp ứng mọi yêu cầu và
tỏ ra hãnh diện vì đã hành động như một người lớn, nhưng
phải trả giá đắt. Không có sự nâng đỡ của người lớn, trẻ có
tính cách tự lập sớm thường ẩn giấu sự yếu đuối lẫn sự khổ
sở. Nhiều em trở nên bứt rứt, ngủ không ngon giấc và đến
tuổi dậy thì sẽ thụ động hoặc khó quan hệ với xung quanh.

Vai trò của cha mẹ luôn là thiết yếu?

Tuyệt đối đúng. Đối diện với một tình huống khó khăn như
trèo cây, dọn dẹp phòng ngủ đứa trẻ cần có sự an toàn về
thể chất và tình cảm. Cha mẹ phải đo lường được sự rủi ro,
và nhất là nên khuyến khích con bằng giọng nói và ánh mắt
dịu dàng. Cố gắng gần gũi con hơn nữa.

Phải làm gì nếu trẻ không xoay xở được?

Trước tiên phải trấn an khi con vụng về, tuyệt đối không la
rầy, chế nhạo. Hiếm khi có sự thành công trong lần đầu
tiên. Nếu lúc ba tuổi đứa trẻ không thể cởi áo khoác của
mình thì bạn cũng đừng nổi nóng. Nên chỉ dẫn cho con

phải làm thế nào và theo sát để khuyến khích trẻ. Cảm thấy
được bảo vệ và yên tâm, trẻ sẽ dần thành công.

×