Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vài điểm cần lưu ý khi giáo dục trẻ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.77 KB, 4 trang )

Vài điểm cần lưu ý khi giáo dục trẻ


Hãy đặt việc gần gũi, quan tâm và lắng nghe
tâm tư nguyện vọng của trẻ lên hàng đầu.

Luôn gần gũi con

Bạn không thể dạy trẻ nên người nếu không gần gũi, chia
sẻ và quan tâm đến nhu cầu của trẻ. Hãy đặt việc gần gũi,
quan tâm và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ lên hàng
đầu.

Quản lý văn hóa phẩm

Phải chắc rằng bạn có thể quảnlý được những gì trẻ thường
xem và đọc như sách báo, phim ảnh, internet, truyện
tranh Trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi tính cách, hành động,
ngôn ngữ của “thần tượng” trên phim ảnh, sách truyện.
Nếu bạn thấy trẻ có những lời nói, hành động hơi khác
thường, nên lưu ý đến sách vở, phim ảnh mà trẻ hay đọc
gần đây nhất.

Trừng phạt với tình yêu thương

Trẻ hư, đương nhiên cha mẹ phải phạt. Nhưng bên cạnh đó,
phải để trẻ hiểu rằng vì sao bạn phải dùng biện pháp phạt
này và cha mẹ đau lòng như thế nào khi phải phạt con.

Phải làm gương cho con


Nếu bạn là một ông bố sáng xỉn chiều say, bạn khó mà dạy
con phải ngồi yên ngoan ngoãn học hành. Nếu bạn luôn vứt
đồ đạc lung tung khi về nhà, làm sao dạy được con mình sự
ngăn nắp, gọn gàng? Hơn ai hết, cha mẹ luôn phải là tấm
gương mẫu mực khi muốn dạy cho con những điều hay lẽ
phải.

Quan tâm đến việc học và môi trường học của con

Con bạn đang học dưới sự chủ nhiệm của cô/thầy nào?
Những môn cháu giỏi, những môn cần phải bồi dưỡng
thêm? Bạn bè thân của cháu là ai? Việc học và môi trường
học của cháu cần phải được bạn nắm rõ để dễ dàng kiểm
tra, đôn đốc.

Duy trì bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian cả nhà cùng ngồi bên
nhau, kể chuyện, tâm sự, hỏi han Đây là thời khắc vô
cùng quan trọng trong việc duy trì nền nếp và giáo dục gia
đình. Những câu chuyện bên bàn ăn không chỉ để trao đổi
thông tin mà còn để cha mẹ giáo dục, uốn nắn, khuyên dạy
con.

Đừng tô hồng sự thật

Đa số các bậc cha mẹ khi dạy con hay bắt đầu bằng cách
“Ngày xưa bố đi học toàn điểm 9, điểm 10 chứ đâu có học
dốt như mày thế này”, mặc dù có thể sự thật là như thế.
Thay vì “lý tưởng hóa” thời đến trường của bố mẹ, bạn có

thể dạy trẻ bằng sự thật chân thành “ngày xưa bố không
chăm học lắm nên sau này bố phải nỗ lực rất nhiều mới
bằng bạn bằng bè, con hãy cố gắng học giỏi hơn bố nhé”.

×