PGS. TS. HOÀNG DŨNG
Mét sè ®iÓm cÇn lu ý khi d¹y Ng÷
V¨n n©ng cao 11
I. NỘi DUNG PHẦN TIẾNG VIỆT
Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ
Văn 11 – nâng cao theo quy định
của Chương trình Giáo dục phổ
thông môn Ngữ Văn ban hành
theo Quyết định số 16/2006/QĐ
– BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo, gồm những nội dung
sau:
1) Phong cách ngôn ngữ chính luận (1 tiết)
2) Phong cách ngôn ngữ báo chí (1 tiết)
3) Ngữ cảnh (2 tiết)
4) Nghĩa của câu (1 tiết)
5) Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (1 tiết)
6) Đặc điểm loại hình tiếng Việt (2 tiết)
7) Các bài luyện tập (mỗi bài 1 tiết)
Về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Về hiện tượng tách từ
Về trường từ vựng và từ trái nghĩa
Về phong cách ngôn ngữ báo chí
Về tách câu
Về từ Hán Việt
Về nghĩa của câu
Về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và
các thành phần của câu
Về câu nghi vấn tu từ
Về phong cách ngôn ngữ chính luận
Như thế:
Phần lý thuyết (1-6) chỉ chiếm 8 tiết.
(Nhưng 1/3 số tiết đó dành cho phần luyện
tập cuối mỗi bài).
Phần thực hành (7) chiếm 10 tiết.
Trên thực tế, phần thực hành lên
đến 70% thời lượng.
Phần Tiếng Việt trong SGK Ngữ
Văn 11 – nâng cao rất coi
trọng tính thực hành.
II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Về kết quả cần đạt
Mục Kết quả cần đạt của từng bài cụ thể
thường có những nét riêng. Tuy nhiên, một
cách tổng quát, tất cả đều thể hiện các mục
tiêu chung như sau:
Củng cố những kiến thức đã được trang bị
ở Tiểu học và Trung học cơ sở; cung cấp
thêm những kiến thức mới để góp phần
hoàn thiện vốn hiểu biết về Tiếng Việt mà
một người có trình độ học vấn phổ thông
cần phải có.
Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, giúp
HS biết tự rèn luyện một cách chủ động và
có cơ sở khoa học các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt; đặc biệt nâng cao năng lực viết
văn và năng lực đọc-hiểu.
Góp sức trau dồi tình yêu tiếng Việt; có ý
thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
bảo vệ và phát triển tiếng Việt.
Nhà trường phổ thông tuy cũng có nhiệm
vụ cung cấp cho HS những hiểu biết
khoa học về tiếng Việt nhưng nhiệm vụ
chủ yếu là rèn luyện cho HS các kỹ năng
trong việc sử dụng tiếng Việt văn hóa.
Trong sự rèn luyện ấy, cần nắm vững hai
nguyên tắc, hai hướng ưu tiên:
Ưu tiên cho những kỹ năng thuộc kênh
chữ (viết, đọc) hơn những kỹ năng thuộc
kênh lời (nói, nghe);
Ưu tiên cho những kỹ năng chủ động –
tích cực (viết, nói) hơn những kỹ năng
thụ động – tiêu cực (đọc, nghe).
Những hướng ưu tiên đó
Có tác dụng chỉ đạo nghiêm ngặt
đối với người biên soạn;
Có vai trò hướng dẫn đối với người
dạy và người học.
2. Về nội dung các bài học
2.1. Các bài về phong cách ngôn ngữ
Trong SGK Ngữ Văn 11 – nâng cao có hai bài về
phong cách ngôn ngữ (Phong cách ngôn ngữ
chính luận và Phong cách ngôn ngữ báo chí).
Hai bài có cấu trúc giống nhau:
đều gồm hai phần
khái quát
cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ chính luận, xét về bản
chất, là phong cách ngôn ngữ được dùng
trong những văn bản trực tiếp bày tỏ chính
kiến, lập trường và tư tưởng chính trị.
Tuy nhiên trong thực tiễn, có rất nhiều lĩnh vực
khác cũng cần trực tiếp bày tỏ quan điểm, thái
độ.
Vì vậy, phong cách chính luận còn được
vận dụng rộng rãi trong các văn bản nghị luận
nói chung. Đây là lý do đã từng có sách gọi
phong cách ngôn ngữ chính luận là phong
cách ngôn ngữ nghị luận.
Báo chí ngày nay có nhiều loại:
báo viết
báo nói
báo hình
báo điện tử
Trong các loại báo đó, không phải bài nào cũng sử
dụng phong cách ngôn ngữ báo chí. Tình hình đó
đòi hỏi phải xác định rõ về cơ bản phong cách
ngôn ngữ báo chí được dùng trong văn bản nào.
Theo quan niệm được thừa nhận rộng rãi, phong
cách ngôn ngữ báo chí là loại phong cách ngôn
ngữ được dùng trong những văn bản mang tính
thông tin-sự kiện, như tin tức, phóng sự, quảng
cáo.
Cần phân biệt báo với tạp chí.
Phong cách ngôn ngữ trên báo
là loại phong cách
có tính chất thông tin – sự kiện.
Phong cách ngôn ngữ trên tạp chí,
nhất là tạp chí chuyên ngành,
là loại phong cách khoa học.
2.2. Bài Ngữ cảnh
Đây là bài mới được đưa vào chương trình, không
có trong SGK cải cách, cũng không có trong
SGK Ngữ văn 11 thí điểm.
Ngữ cảnh bao gồm hai thành tố văn cảnh và hoàn
cảnh giao tiếp.
Trong việc tạo lập văn bản, văn cảnh chi phối cách
dùng từ, đặt câu; hoàn cảnh giao tiếp ảnh
hưởng tới đặc trưng phong cách của văn bản.
Vd: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ
lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa
trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là trong
lúc này.” (Phạm Văn Đồng)
Không thể thay “bầu trời bằng “nền” chẳng hạn.
Trong việc đọc hiểu văn bản, văn cảnh giúp xác
định rõ từ ngữ được dùng; hoàn cảnh giao
tiếp quy định cách hiểu ý nghĩa đích thực của
câu.
Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối dạ anh
(Ca dao)
Mở đầu truyện Chí Phèo là câu “Hắn vừa đi
vừa chửi.” Tại sao mới mở đầu mà lại dùng
“hắn”?
2.3. Bài Nghĩa của câu
Đây cũng là một bài mới, không có trong SGK
cải cách, cũng không có trong SGK Ngữ văn
11 thí điểm. Bài này được đưa vào chương
trình là để thay cho bài Nghĩa hàm ẩn vốn có
trong SGK Ngữ văn 12 thí điểm.
Nghĩa của câu là một lĩnh vực phức tạp, bao
gồm nhiều vấn đề. Chẳng hạn:
Quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu. Vd.
(1) Đứa bé tát con mèo.
(2) Con mèo bị đứa bé tát.
Xét về giá trị chân ngụy, đây là hai câu đồng
nghĩa tuy có khác biệt về cấu trúc thông tin.
Vai nghĩa.
Trong hai ví dụ trên, đứa bé đảm nhận vai người
tác động trong khi con mèo là vật bị tác động,
tuy con mèo ở ví dụ đầu là bổ ngữ, còn ở ví
dụ sau, là chủ ngữ.
Nhưng SGK chỉ giới hạn xung quanh vấn
đề nghĩa sự việc và nghĩa tình thái; đặc
biệt tập trung vào loại nghĩa thứ hai do
nghĩa tình thái phức tạp hơn và việc
phân tích sâu nghĩa tình thái có ý nghĩa
thiết thực trong việc phân tích và tạo lập
câu.
Nghĩa sự việc là phần nội dung có được
tính đồng nhất và bất biến qua nhiều
cách diễn đạt có thể hết sức khác nhau.
Khi hiện thực hóa một nhận định tiềm năng (nói
ra một câu), “thế giới khách quan” đã được
sắp xếp lại theo cách tri giác của người nói,
cái hình ảnh mà người nói dùng để truyền đạt
sự tình cho người nghe một mặt được giản
lược đi và mặt khác lại được trang trí thêm
nhiều yếu tố chủ quan của người nói – nghĩa
tình thái.
Nghĩa tình thái là thông tin đi kèm sự việc, là sự
áp đặt nhận thức của người nói lên các nhân
tố của sự việc.
Chẳng hạn, ta có ba "nhân tố" hay ba "chất liệu"
của một nhận định tiềm năng là "nó", "đọc" và
"thư".
Nếu ta hiện thực hoá một nhận định theo
hướng nghĩa tình thái về khả năng xảy ra của
sự việc, ta sẽ có câu: Nó có thể đọc thư.
Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa
tình thái phủ định, ta sẽ có câu: Nó không đọc
thư.
Nếu ta thêm vào các chất liệu ấy một nghĩa
tình thái chỉ sự việc có xảy ra, ta sẽ có câu: Nó
đọc thư.
Như thế, không một câu nào không có
nghĩa tình thái.
Đi sâu vào nghĩa tình thái, SGK tập trung quan
tâm tới mấy loại:
1) nghĩa tình thái hướng về người đối thoại
2) nghĩa tình thái hướng về sự việc
nghĩa tình thái chỉ sự việc xảy ra hay chưa xảy
ra
nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc
nghĩa tình thái chỉ sự việc được nhận thức
như là một đạo lý
Lưu ý: Một câu thường có nhiều loại nghĩa tình
thái đan xen. Chẳng hạn, trong câu Có lẽ tôi
sẽ cần đến cuốn sách ấy có nghĩa tình thái chỉ
khả năng xảy ra của sự việc lẫn nghĩa tình thái
chỉ sự việc chưa xảy ra.
Vd: Trong Trời mưa mất!, mất phỏng đoán về
một nguy cơ hầu như chắc chắn xảy ra, tức
thuộc loại nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra
của sự việc.
Nhưng mất hàm ý đánh giá tiêu cực:
có thể nói Thế này thì tán gia bại sản mất.
chứ không thể nói Thế này thì giàu mất.
Cái hàm ý đó cũng là một nghĩa tình thái.
Những nghĩa tình thái đó chẳng qua là
một số loại quan trọng, chứ không phải
tất cả các nghĩa tình thái có thể có.
Cần chú ý thích đáng đến "kĩ thuật" chứng minh.
Ví dụ:
(a) Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng […]
(b) Chỉ phải trả nghìn rưỡi phơ-răng […].
Dễ dàng khẳng định nghĩa tình thái của hai câu
khác biệt ở chỗ giá nghìn rưỡi phơ-răng đối với
người nói câu (1a) là cao, trong khi đối với
người nói câu (1b) là thấp.
Chứng minh: xem xét khả năng kết hợp đắt quá
hay rẻ quá.
câu (a) và rẻ quá vào sau câu (b), chứ không thể
ngược lại.
chỉ có thể thêm “đắt quá” vào sau
Một ví dụ khác: chứng minh câu “Tôi liền gật
đầu, chạy vút đi” có nghĩa tình thái chỉ sự
việc đã xảy ra.
Không thể thêm vào, chẳng hạn, “nhưng
nghĩ thế nào lại thôi".
Như thế, có thể chứng minh câu đang xét
là có một nghĩa tình thái nào đó bằng cách
cho thấy không thể gắn vào câu đó
một nhận định trái ngược.
Tình thái là nghĩa của câu. Nhưng về mặt ngữ
pháp, nghĩa tình thái có thể biểu hiện bằng :
từ tình thái (à, ư,... ; chỉ, những,...)
động từ (cần, phải, nên,…)
phó từ (cũng, bèn, vẫn,…)
liên từ (nên, vì,…)
kiểu câu (câu trần thuật khẳng định, nếu
không chứa những từ chỉ sự việc chưa xảy
ra như toan, định, suýt,… thì chỉ sự việc đã
xảy ra; câu cầu khiến chỉ sự việc được nhận
thức như là một đạo lí,…),…