Phê bình đúng cách để
giáo dục trẻ ngoan
Trẻ phạm lỗi rất cần được nhắc nhở. Tuy nhiên, tâm
hồn thơ ngây của trẻ dễ tổn thương, cha mẹ hãy chọn
những cách phê bình hợp lý nhất căn cứ vào tính cách,
thói quen của trẻ để tạo sự cân bằng mối tương quan
giữa 2 thế hệ.
La rầy, phê bình bé đúng cách, để bé nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa.
Thái độ phê bình: Phê bình không có nghĩa là không
tôn trọng
Khi trẻ phạm lỗi, không thể không phê bình, căn cứ vào
mức độ phạm lỗi nặng hay nhẹ để có cách phê bình thích
hợp nhất.
Nhiều gia đình, do bố mẹ quá chiều con, tâm lý “xót” con,
thương con mà lơ là việc quản lý, giáo dục. Khi con phạm
lỗi nghiêm trọng chỉ quát mắng vài lời, thậm chí còn bảo vệ
cả cái sai của con khi con gây sự với trẻ hàng xóm.
Họ cho rằng làm như vậy là họ yêu con, tôn trọng con. Tuy
nhiên, vô tình họ đã áp đặt cho con mình lối sống không
tốt, ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách sau này. Khi trưởng
thành, trẻ sẽ có tính tự kiêu, ngạo mạn “coi trời bằng
vung”, không biết cách đối nhân xử thế.
Do đó không nên vì quá yêu trẻ, vì tôn trọng trẻ, sợ làm tổn
thương trẻ mà bỏ quên cách giáo dục cơ bản nhất - phê
bình.
Thực ra, nếu hiểu con trẻ, hiểu tâm sinh lý phát triển từng
độ tuổi của trẻ, bậc làm cha mẹ sẽ dễ dàng chọn cách phê
bình phù hợp và hiệu quả nhất. Phê bình không có nghĩa là
không tôn trọng, tuy nhiên cha mẹ cần phải tỏ thái độ rõ
ràng, kiên quyết “thưởng phạt phân minh” khi trẻ mắc lỗi.
Mục đích phê bình: Giáo dục công bằng
Nếu chúng ta xuất phát từ quan điểm phê bình để trẻ tốt
hơn, đồng thời phê bình cũng là tôn trọng trẻ thì lúc ấy sự
phê bình mới mang tính chất công bằng.
Không nên trách mắng bằng những lời thô thiển, độc đoán,
cay nghiệt
Cần phê bình trẻ kịp thời mỗi khi trẻ mắc lỗi để tránh tái
phạm lần sau.
Đối với những gia đình có 2 con trở lên, phê bình trẻ đúng
cách vô cùng quan trọng. Bởi thái độ phê bình bình đẳng, ai
mắc lỗi đều bị phê bình của bậc cha mẹ sẽ làm gương cho
con trẻ, chúng sẽ cảm thấy mình cũng như các anh/ chị/ em,
được đối xử công bằng, từ đó hình thành lối sống biết sẻ
chia, yêu thương.
Phương pháp phê bình: Việc nào ra việc ấy
Khi phê bình, nhắc nhở trẻ, chúng ta phải biết rõ mình đang
làm gì, làm đúng hay sai, xem xét kĩ lưỡng mọi nguyên do,
để chắc chắn rằng bạn hiểu con bạn. Nên đưa ra những lời
nhắc nhở đích đáng nhất, đồng thời cũng để trẻ hiểu rằng
trẻ làm như vậy là sai, làm như vậy sẽ mang lại hậu quả
như thế nào.
Tuyệt đối không nên vì tức giận mà nóng vội “xả” ngay
vào mặt con những lời trách mắng thôi thiển, hay những
hành động bạo lực gây ảnh hưởng tâm lý xấu cho con
Tránh nhắc lại những lỗi “nhạy cảm” của trẻ trước mặt bạn
bè trẻ. Việc nào ra việc ấy, khi biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều
đó chứng tỏ trẻ dần trưởng thành theo chiều hướng tích
cực, không nên nhắc lại hay có thái độ “quy về một mối”
để đay nghiến, trách móc trẻ.