GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 1 Giáo sinh: Trần Trúc Thủy
Tiết thứ: TÊN CHƯƠNG: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT QUẦN TÂY
TÊN BÀI: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG TÚI TRONG KHÔNG VIỀN
I. PHẦN GIỚI THIỆU (Vị trí, ý nghĩa bài học, nội dung chính, )
Túi là một bộ phận được may vào áo hay quần, có công dụng đựng những đồ dùng trong sinh
hoạt, giấy tờ, tiền bạc của cá nhân , đồng thời cũng là chi tiết trang trí cho sản phẩm.
Về kiểu dáng, cách may và cách bố trí túi vào sản phẩm may tùy thuộc theo kiểu dáng, thời trang,
và ý thich của từng người nhưng vẫn có mục đích sử dụng theo yêu cầu của từng loại quần áo.
Bài học này sẽ hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật may các dạng túi trong không viền như túi thẳng, túi
xéo rẽ, túi xéo lật trên sản phẩm quần tây.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này người học có thể:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững kỹ thuật may các dạng túi trong không viền, nhận dạng được hình dáng, cấu tạo
và hiểu rõ quy trình may các dạng túi.
- Phân biệt được các dạng túi trong không viền. Sự giống và khác nhau giữa từng loại.
2. Về kỹ năng:
- Tiến hành thực tập may các dạng túi trên máy.
3. Về thái độ:
- Hứng thú hơn với ngành nghề mình đã chọn khi học thêm nhiều kiến thức mới bổ ích.
III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ ĐỐI VỚI HỌC SINH:
1. Chuẩn bị kiến thức:
Để tiếp thu được bài học này, học sinh cần phải có những kiến thức và kinh nghiệm liên quan
đến bài học sau đây:
- Thiết kế quần tây, các cụm chi tiết quần, các chi tiết túi mổ.
- Các dạng đường may cơ bản.
2. Chuẩn bị tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập:
- Giáo trình công nghệ may trang phục 1.
- Tập viết.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
1. Chương trình giảng dạy:
Chuẩn bị giáo án, bài giảng, nội dung chính cần trình bày, các nội dung có liên quan, ví dụ, áp
dụng
2. Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học:
B ảng phấn, các dụng cụ trực quan, tranh ảnh.
3. Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh:
1
Phương pháp đánh giá bắng kiểm tra miệng và các loại phiếu dạy học như phiếu kiểm tra,
phiếu giao bài
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: ( Thời gian: 45’)
1. Ổn định tổ chức (Thời gian: 3 phút):
(Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh )
2. Kiểm tra bài cũ (Thời gian: 5 phút):
TT Học sinh thứ Nội dung (câu hỏi, bài tập) kiểm tra
1 1 Kỹ thuật may túi mổ 1 viền rẽ: cấu tạo, quy trình may
2 2 Kỹ thuật may túi mổ 2 viền rẽ: cấu tạo, quy trình may
3. Bài mới:
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
1
Dẫn nhập
Giới thiệu chung về các dạng túi trong không viền.
Phạm vi, sản phẩm áp dụng đối với từng loại.
Giới thiệu
bằng miệng và
hình ảnh cụ thể
đối với từng
loại.
Lắng nghe và
quan sát
5‘
2
Giảng bài mới:
I. Kỹ thuật may túi xéo lật:
1. Hình dáng:
2. Cấu tạo:
- Thân trước sản phẩm x 1
- Thân sau sản phẩm x 1
- Đáp túi x 1
- Lót túi x 1
- Dóng túi x 1
3. Quy trình may:
- May định hình miệng túi.
- Diễu miệng túi.
- May đáp trước vào lót túi trước
- May đáp túi sau vào lót túi sau
- May lộn đáy túi
- Gọt lộn đáy túi
- Diễu đáy túi
Giáo viên
hướng dẫn các
bước thực hiện
bằng cách trình
bày trên bảng,
vẽ hình minh
hoạc các bước
thực hiện và
giải thich từng
bước cho sinh
viên hiểu.
Sinh viên
lắng nghe,
quan sát và
ghi chép
những nội
dung cần
thiết
10’
2
TT NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
- Chặn miệng túi trên
- Ráp sườn quần
- Chặn miệng túi dưới
- Vắt sổ sườn quần
- Diễu sườn quần.
4. Mặt cắt của túi xéo lật:
5. Yêu cầu kỹ thuật:
- Túi xéo sau khi may xong phải êm phẳng, lót
túi êm, diễu miệng túi phải phẳng, thẳng đều
và đúng thông số.
- Đường sườn quần phải phẳng, không bị nhăn.
- Miệng túi ôm sát thân quần, không bị vặn, hở.
II. Kỹ thuật may túi xéo rẽ:
10’
3
Củng cố kiến thức và kết thúc bài
Tóm tắt lại các phần, các bước trong kỹ thuật may túi mổ và
các dạng túi.
5’
4
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho tiết thực hành sau.
Đọc lại kĩ phần lý thuyết ở nhà để thực tập tốt hơn.
3’
5
Mở rộng kiến thức
Giới thiệu các loại túi mổ biến kiểu khác hiện nay, các
cách may khác
4’
6
Liên hệ đến môn học khác (nếu có)
3
4. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội dung:
- Về phương pháp:
- Về phương tiện:
- Về thời gian:
- Về học sinh:
5. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình công nghệ may/ Nhà Xuất bản giáo dục/ TS. Trần Thúy Bình.
- Giáo trình Công nghệ may 2/ Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM/ TS.Võ Phước Tấn, KS. Bùi
Thị Cẩm Loan.
- Giáo trình Công Nghệ may/ Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM/ Lê Thị Kiều Liên. Dư Văn Rê.
Ngày tháng năm 20
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI SOẠN BÀI TTCM THÔNG QUA
(Ký tên và đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Trúc Thủy
4